Thực trạng và đề xuất nhằm ho àn thiện quy chế pháp lý trong hoạt động công bố thông tin công ty cổ phần

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về tài CHÍNH TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 78 - 81)

3.3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH

3.3.1 Thực trạng và đề xuất nhằm ho àn thiện quy chế pháp lý trong hoạt động công bố thông tin công ty cổ phần

Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì chế độ công khai thông tin trong công ty cổ phần khá là đơn giản. Điều 129 quy định:

 Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đồng thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông;

 Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của CTCP tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

Như vậy, theo cơ chế này, về phía cổ đông và chủ nợ thì khi tiếp cận được thông tin kết quả kinh doanh, mặc dù biết là quyền lợi của mình bị ảnh hưởng thì cũng đã muộn để tự họ có thể tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Trong khi đó công bố thông tin là nghĩa vụ của công ty, công ty phải thực hiện việc này để quyền được thông tin của cổ

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N đông, chủ nợ được đảm bảo theo quy định của pháp luật, để họ có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và có thể tự bảo vệ lợi ích cho chính mình bởi trong hàng loạt các giao dịch của công ty thì không phải giao dịch nào cũng mang lại lợi nhuận cho công ty, rủi ro trong thực hiện dự án có thể dẫn tới đổ bể công ty nếu không kịp thời giải quyết vấn đề về nợ. Đối với chủ nợ, khi công ty không thể trả được nợ, để bảo vệ lợi ích của mình họ sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ hoặc trong trường hợp thỏa thuận vay không có tài sản bảo đảm thì chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản công ty để thu hồi nợ. Về phía các cổ đông công ty, thì thực chất, khi CTCP kinh doanh không có lãi, cổ đông là người bị ảnh hưởng quyền lợi trực tiếp vừa không được nhận cổ tức, vừa có khả năng mất vốn nếu công ty tuyên bố phá sản.

Sự phát triển của công ty cổ phần về quy mô và cơ cấu cổ đông đã buộc các CTCP đại chúng phải tuân thủ Luật chứng khoán về nội dung, yêu cầu, trình tự, thủ tục công bố thông tin. Điều 10 Thông tư 52/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 05/4/2012 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cũng quy định cụ thể về việc CTCP niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét, báo cáo tài chính quý. Ngoài ra, Điều 101 Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 đã bổ sung về các trường hợp giao dịch vốn và tổn thất tài sản phải công bố thông tin bất thường. Cụ thể là trong trường hợp:

 Góp vốn có giá trị từ 10% trở lên tổng tài sản của công ty vào một tổ chức khác, góp vốn có giá trị từ 50% trở lên tổng vốn góp của công ty nhận vốn góp;

 Mua bán tài sản có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty tính theo bảng cân đối kế toán được kiểm toán gần nhất;

 Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị t ừ 30% vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo gần nhất trở lên;

 Bị tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn của chủ sở hữu trở lên.

Có thể thấy, quy định trên giúp các cổ đông thông qua đó nắm được các hoạt động đầu tư chủ yếu để yêu cầu Ban kiểm soát thực hiện quyền kiểm tra, giám sát. So với Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán có sự phát triển vượt bậc, bảo đảm minh bạch thông tin của công ty đại chúng làm cơ sở kiểm tra, giám sát hành vi quản lý vốn và tài sản của những người quản lý, điều hành.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít các công ty cổ phần rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán với lý do hàng tồn kho, đầu tư thất bại nhưng ẩn chứa trong đó là sự tập trung quyền lực cho Hội đồng quản trị hoặc người điều hành cùng với hành vi lạm dụng tài sản công ty với mục đích tư lợi, dẫn tới kết quả công ty kinh doanh thua lỗ và không

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N có khả năng thu hồi vốn đầu tư.170 Với chế độ công bố thông tin bất thường theo Luật chứng khoán, cổ đông thiểu số và chủ nợ cũng chỉ có quyền tiếp cận thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng mà không có quyền yêu cầu chi tiết về nội dung thông tin công bố nên khó có thể kiểm soát được hành vi tư lợi trong giao dịch vốn và tài sản gắn với các thông tin công bố. Ngoài ra, cơ chế hậu kiểm soát công bố thông tin định kỳ tạo cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thuận lợi trong quyết định kinh doanh nhưng lại tạo ra rủi ro cho cổ đông và chủ nợ, khi người quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm và không kiểm soát chặt chẽ sử dụng vốn và tài sản cũng như công khai, minh bạch kết quả kinh doanh.

Với bất cập về chế độ công khai thông tin như thế của công ty cổ phần đã góp phần tạo điều kiện cho những người giữ trách nhiệm về quản lý, điều hành công ty có thể thực hiện hành vi tư lợi, từ đó làm ảnh hưởng đến sự an toàn của tài chính CTCP, là m giảm mức độ uy tín của công ty trên thị trường, hạn chế sự đầu tư của cá nhân, tổ chức vào công ty, dẫn tới sự ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động được cho đầu tư, phát triển sản xuất không những thế còn gây thiệt hại đến cổ đông và những chủ thể có liên q uan khác.

Ý kiến đề xuất:

Như đề cập ở trên, Luật doanh nghiệp đã quy định một cách sơ lược về nghĩa vụ công khai thông tin của CTCP, còn những quy định về nội dung thông tin được công bố, quyền yêu cầu thông tin của chủ nợ chưa đầy đủ. Với cơ chế công bố thông tin như hiện nay, cổ đông và chủ nợ khó có thể nắm bắt một cách chính xác về thực trạng tài chính của công ty để quyết định mua, bán cổ phần để đầu tư hoặc thu hồi vốn vay trước thời hạn khi nhận thấy tình trạng không an toàn về tài chính của công ty.

Vì vậy, để bảo đảm tài chính công ty cổ phần được ổn định, làm tăng lượng vốn đầu tư cũng như mức độ huy động được một lượng vốn dồi dào cho đầu tư phát triển trong CTCP thì một trong những yếu tố cần thiết phải đảm bảo là CTCP phải đáp ứng điều kiện thông tin về các giao dịch, đầu tư, hoạt động kinh doanh của công ty thật minh bạch, rõ ràng, chính xác từng nội dung của thông tin được công bố. Thông qua đó cũng đã góp phần đảm bảo quyền tự bảo vệ lợi ích của cổ đông và chủ nợ. Luật doanh nghiệp cần quy định nội dung công bố thông tin góp vốn của CTCP theo tỷ lệ vốn góp/vốn điều lệ mà không nên quy định tỷ lệ vốn góp/tổng tài sản như trong Luật chứng khoán, bởi lẽ giới hạn an toàn tài chính cần xác định dựa trên vốn thực có của công ty. Đồng thời, Luật

170 Năm 2010, CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội (Hanic) phát hành cổ ph ần mới bằng chào bán ra công chúng và đã được công khai mục đích sử dụng. Trong khi vốn chủ sở hữu là 364 tỉ đồng và tổng tài sản là 590 tỉ đồng nhưng đã cho vay với công ty Beta trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng giá trị cho vay hơn 100% vốn điềulệ và bằng 64,3% tổng tài sản nhưng không được ĐHĐCĐ chấp thuận. Sau khi xuất hiện tình trạng không thu hồi được nợ, Hanic mới giải trình cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nôi. Tham khảo thêm: Uyên Phạm "Hanic bên bờ vực phá sản: Lãnhđạo doanh nghiệp vô can", Tạp chíĐầu tư chứng khoán, 2012, tr. 8, 18.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N doanh nghiệp cần bổ sung quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của chủ nợ liên quan đến hoạt động đầu tư, vay vốn để thực hiện dự án, thông tin về phát hành cổ phiếu thưởng và mua lại cổ phần có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về tài CHÍNH TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)