3.3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
3.3.2 Thực trạng và đề xuất nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý trong thực hiện
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán có vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính. Đối với các doanh nghiệp k ế toán là công cụ để điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính, kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công ty cổ phần, để thực hiện điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của công ty, các khoản vốn của chủ sở hữu, vốn vay, doanh thu, chi phí trong các hoạt động kinh doanh được thể hiện trên hệ thống tài khoản kế toán và tổng hợp trong bảng cân đối kế toán khi kết thúc năm tài chính.
Để thực hiện việc quản lý kinh doanh trong công ty, cổ đông sẽ ủy quyền cho Hội đồng quản trị và xác định các điều kiện để Hội đồng quản trị bầu ra Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có khả năng nắm bắt được thông tin về lợi nhuận thông qua theo dõi giao kết hợp đồng, thực hiện các dự án đầu tư, báo cáo kết quả hạch toán kinh doanh trong nội bộ công ty. Bởi vậy, có thể thấy, để CTCP có thể khẳng định vị trí ưu việt cũng như tạo niềm tin đối với xã hội nóichung, các cổ đông, chủ nợ nói riêng cũng như bảo vệ được quyền lợi của họ phụ thuộc vào thực hiện nghĩa vụ trung thực và cẩn trọng của chính những người quản lý và điều hành.
Thông thường, báo cáo của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tại Đại hội đồng cổ đông chỉ đề cập đến những nội dung tổng thể, còn kết quả ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là những “con số tổng” được phân loại theo nguồn vốn, tài sản đầu tư, lợi nhuận đầu tư trong khi tổng hợp dữ liệu này lại phụ thuộc vào tính trung thực trong tổ c hức hạch toán kế toán và lập bảng cân đối kế toán trong nội bộ công ty. Việc kiểm tra, xác nhận thông tin trong bảng cân đối kế toán bởi công ty kiểm toán có ý nghĩa bảo đảm mức độ tin cậy về thông tin tài chính của CTCP, nhưng trên thực tế, kết quả kiểm toán có hành vi thông đồng gian lận số liệu kế toán giữa CTCP và công ty kiểm toán. Ngoài ra, chưa kể việc gian lận các số liệu kế toán từ phía CTCP mà chưa được phát hiện bởi công ty kiểm toán.171
Năm 2011, thị trường chứng khoán bị “sốc” bởi thông tin chủ n ợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản CTCP Dược Viễn đông (DVD) cũng như thông tin nguyên Tổng giám đốc Lê
171 Ts. Nguyễn Thị Lan Hương:Sửa đổi Luật doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính công ty cổ phần, lợi ích của cổ đông và chủ nợ, Tạp chíNghiên cứu lập pháp,số 234 và 235, 2013, tr. 82.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân Nữ
Văn Dũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thao túng giá chứng khoán. Vụ việc này có liên quan đến hàng loạt hành vi vi phạm tài chính như kinh doanh lòng vòng tạo doanh thuảo, cung cấp thông tin không đúng về các hợp đồng có giá trị lớn và doanh thu trong quá trình DVD chào bán cổ phiếu ra công chúng nhưng công ty kiểm toán không phát hiện được sai phạm.172
Từ đó có thể thấy rủi ro thông tin, sự thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành, hành vi gian lận thông tin tài chính để ký kết các hợp đồng vay dẫn đến tình trạng công ty không chi trả được khoản nợ đến hạn khiến cho việc kiểm tra, xác nhận thông tin trong bảng cân đối kế toán bởi công ty kiểm toán không bảo đảm được mức độ tin cậy về thông tin tài chính của CTCP, công ty bị ảnh hưởng về khả năng huy động vốn; về phía các cổ đông và chủ nợ, họ có thể bị thiệt hại về tài sản, tệ hơn là có khả năng mất vốn.
Những quy định có ý nghĩa xác định trách nhiệm trong quản lý điều hành của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật có thể kể ra là Điều 9 Bộ luật dân sự, khoản 4 Điều 120 và Điều 165 Luật doanh nghiệp.173 Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm dân sự trong Luật doanh nghiệp chưa đề cập đến bảo vệ lợi ích của bên thứ ba khi có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tài chính của CTCP. Chẳng hạn vi phạm do các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc đề xuất chia cổ tức dựa trên báo cáo tài chính không trung thực hoặc là gian lận thông tin tài chính để ký kết các hợp đồng vay dẫn đến tình trạng công ty không chi trả được khoản nợ đến hạn.174 Mà việc bảo vệ lợi ích của bên thứ ba cũng là đã bảo vệ lợi ích, sự tồn tại của công ty; bởi nếu lợi ích của họ không được bảo đảm sẽ làm mất đi sự tín nhiệm của công ty, có thể họ sẽ không đầu tư hay cho công ty vay vốn, hoặc có thể áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để thu hồi lại vốn của mình, cuối cùng đối tượng bị bất lợi ngoài cổ đông, chủ nợ ra chính là công ty cổ phần. Trong trường hợp này tài chính trong công ty bị ảnh hưởng không tốt, công ty có thể bị dẫn đến phá sản mà một trong những nguyên nhân xuất phát từ hành vi thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp để tư lợi của những người quản lý điều hành. Tuy là hành vi vi phạm nhưng những người này theo quy định của pháp luật chưa bị buộc phải khôi phục các thiệt hại về tài sản đối với công ty, cổ đông và chủ nợ.
172 Nhật Minh: Ủy ban Chứng khoán: "Thủ đoạn làm giá DVD quá tinh vi", Báo điện tử Vnexpress, 2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/chung-khoan/2011/09/uy-ban-chung-khoan-thu-doan-lam-gia-dvd-qua-tinh-vi/, [truy cập ngày 25/3/2013].
173 Điều 9 Bộ luật dân sự quy định về buộc chấm dứt hành vi vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Khoản 4 Điều 120 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công t y trong trường hợp hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận. Điều 165 Luật doanh nghiệp quy định áp dụng chung đối với người vi phạm các quy định của Luật doanh nghiệp, theo đó, tùy tính chất và mức độ vi phạm mà người vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của doang nghiệp, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doang nghiệp hoặc người khác thì phải b ồi thường theo quy định của pháp luật.
174 Ts. Nguyễn thị Lan Hương: Sửa đổi Luật doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính công ty cổ phần, lợi ích của cổ đông và chủ nợ, Tạp chíNghiên cứu lập pháp,số 234 và 235, 2013, tr. 83, 84.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân Nữ Trong hoạt động công ty, Kế toán trưởng có vai trò quan trọng trong tổ chức kế toán và xem xét tính hợp lý, hợp pháp của các khoản thu, chi được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc quyết định.175 Trong tình trạng này, nếu Ban kiểm soát không kiểm tra xem xét kịp thời sẽ khó có thể phát hiện vi phạm khi có sự thông đồng giữa Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.176
Ý kiến đề xuất:
Với những bất cập của pháp luật về tài chính trong công ty cổ phần nêu ở trên trong phần này, người viết xin có một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý trong thực hiện quản lý, kiểm soát tài chính công ty cổ phần như sau:
Một là, Luật doanh nghiệp cần quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người quản lý, điều hành và các thành viên khác trong tổ chức nội bộ công ty thành một điều khoản bao quát đầy đủ các trường hợp vi phạm sẽ có ý nghĩa phòng ngừa cũng như khôi phục các thiệt hại về tài sản xảy ra đối với công ty, cổ đông và chủ nợ;
Hai là, với vai trò quan trọng của Kế toán trưởng như đã trình bày, một lần nữa người viết xin có ý kiến đề xuất trong bất cập ở đây là Luật doanh nghiệp cần quy định thành lập tổ chức kiểm toán nội bộ CTCP quy mô lớn để kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn và tài sản;
Ba là, Luật doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung, quy định điều kiện để trở thành thành viên Ban kiểm soát để tất cả thành viên Ban kiểm soát phải có chuyên môn về kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao trách nhiệm chuyên môn trong kiểm tra, giám sát tài chính trong CTCP.
175Thy Nga: “Cần trao quy ền phủ quyết cho Kế toán trưởng”, Tạp chíThời báo Tài chính, số 9, 2012, tr 13: "Theo ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội kế toán, kiểm toán Việt Nam thì “hiện tượng người làm kế toán trưởng phải chấp nhận một chứng từ kế toán không đúng nguyên tắc hoặc bị vô hiệu hóa để phục vụ cho lợi ích nhóm là khá phổ biến”.
176 Ts. Nguyễn thị Lan Hương:Sửa đổi Luật doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính công ty cổ phần, lợi ích của cổ đông và chủ nợ, Tạp chíNghiên cứu lập pháp,số 234 và 235, 2013, tr. 83.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân Nữ