2.2 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VỀ TÀI CHÍNH
2.2.2 Hoạt động mua lại cổ phần
2.2.2.1 Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
Với nguyên tắc làm việc tập thể và quyết định theo đa số, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng nhất của công ty. Trong quá trình thông qua các quyết định của mình, việc có nhiều cổ đông biểu quyết phản đối quyết định của Đại hội đồng cổ đông là điều không tránh khỏi. Do đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của những cổ đông này và không làm cản trở hoạt động của công ty, pháp luật đã cho phép cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần. Theo đó, cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của
116 ThS. Dương Thị Nhi,Huy động vốn của doanh nghiệp:Từ lý luận đến thực tiễn,Tạp chíTài chính, số 557, 2011, tr. 9.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân Nữ mình.117 Tổ chức lại công ty và thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông nói chung và cổ đông thiểu s ố nói riêng.
Cổ đông thiểu số lại là những cổ đông có tầm ảnh hưởng ít nhất trong công ty, các quyết định của công ty hầu như được thông qua bởi các cổ đông có vốn lớn. Với số cổ phần rất khiêm tốn, cổ đông thiểu số có biểu quyết phản đối quyết định này th ì không thể nào thắng nổi các cổ đông vốn lớn. Vì vậy pháp luật cho phép cổ đông cũng như cổ đông thiểu số được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần. Yêu cầu phải bằng văn bản gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về vấn đề này.
Khi yêu cầu công ty mua lại cổ phần, thì vấn đề về giá mua cổ phần cũng là vấn đề phức tạp, cổ đông sẽ có thể bị công ty ép giá nếu không có quy định cụ thể. Do đó, Luật doanh nghiệp cũng có những quy định về giá mua cổ phần để tránh trường hợp công ty ép giá khi mua lại cổ phần, gây thiệt hại đáng kể cho cổ đông. Theo đó, công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường, hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá, thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác, hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn, và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. 118
Theo quy định tại Điều 89 của Luật doanh nghiệp thì cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.
Bản chất của việc yêu cầu công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông là việc rút vốn ra khỏi công ty của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số, khi họ không còn muốn gắn bó với công ty. Việc cho phép cổ đông được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong những trường hợp nhất định theo quy định của Luật doanh nghiệp là cần thiết, nhất là khi họ bất đồng với công ty nhưng không thể nào thu hồi vốn bằng cách chuyển nhượng cổ phần của mình. Với quy định này, cổ đông nói chung hay cổ đông thiểu số nói riêng có thể vận dụng khi có bất đồng với công ty để bảo vệ quyền lợi của mình. Với việc giới hạn hai trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, pháp luật cũng đã ngăn chặn được khả năng cổ đông lạm dụng quy định này yêu cầu công ty mua lại cổ phần của họ trong mọi trường hợp, ảnh hưởng đến tài chính của công ty.119
117 Khoản 1 Điều 90 Luật doanh nghiệp.
118 Khoản 2 Điều 90 Luật doanh nghiệp.
119 Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo,Luật kinh tế, Nxb. Phương Đông, 2010, tr. 139-142.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân Nữ 2.2.2.2 Mua lại cổ phần theo quyết định của côngty
Luật doanh nghiệp cho phép các công ty cổ phần có quyền mua lại những cổ phần mà công ty đã bán cho các cổ đông và được quy định tại Điều 91. Theo đó, loại cổ phần mà công ty có quyền mua lại là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi cổ tức. Số lượng được phép mua lại đối với từng loại cổ phần này là khác nhau, cụ thể là:
Đối với cổ phần phổ thông, công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán;
Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức, công ty có quyền mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần ư u đãi cổ tức.
Về mặt thẩm quyền quyết định, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định mua lại cổ phần gồm hai cơ quan là Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, giới hạn quyền của mỗi cơ quan được quy định rõ như sau:
Đối với Hội đồng quản trị, có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đãđược chào bán trong mỗi mười hai tháng;
Đối với Đại hội đồng cổ đông, có quyền quyết định mua lại cổ phần trong các trường hợp khác. Cụ thể hơn là Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mua l ại trong khoảng trên 10% đến 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán và trên 10% tổng số cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định về giá mua lại cổ phần đó chính là Hội đồng quản trị. Tùy theo tính chất của mỗi loại cổ phần công ty được phép mua lại mà giá mua lại đối với từng loại cổ phần được pháp luật quy định khác nhau:
Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật doanh nghiệp; 120
Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại.
Trường hợp công ty mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty thì quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ tr ụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá
120 Khoản 2 Điều 91 Luật doanh nghiệp.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân Nữ mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty. 121
Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần thì họ phải thực hiện các thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật doanh nghiệp. Theo đó họ phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.
2.2.2.3 Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
Bàn về điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại trong hoạt động mua lại cổ phần của công ty cổ phần thì vấn đề này đãđược pháp luật quy định tại Điều 92 Luật doanh nghiệp. Theo đó, có bốn nội dung quy định của điều luật, cụ thể là:
Một là , công ty cổ phần chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho các cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 Luật doanh nghiệp về việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông và mua lại cổ phần theo quyết định của công ty nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
Hai là, cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật doanh nghiệp như đã nêuđược coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán;
Ba là, cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đãđược thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu gây ra đối với công ty;
Bốn là, sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.
Ở nội dung thứ nhất của điều luật, đây chính là nội dung về điều kiện thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 Luật doanh nghiệp. Và nếu như không thỏa mãn được điều kiện đó mà công ty lại thực hiện việc thanh toán cổ phần được mua lại này cho cổ đông theo quy định của Điều 90 và Điều 91
121 Khoản 3 Điều 91 Luật doanh nghiệp.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân Nữ Luật doanh nghiệp thì các cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì cổ đông đó và tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.122