CH Ế ĐỊNH HÌNH THÀNH VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về tài CHÍNH TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 37 - 44)

Góp vốn vào doanh nghiệp được hiểu là cá nhân, tổ chức dùng t ài sản thuộc sở hữu của mình mua cổ phần của CTCP hoặc đưa vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh để trở thành chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của doanh nghiệp.65 Vậy có thể định nghĩa góp vốn vào CTCP là cá nhân, tổ chức dùng tài sản thuộc sở h ữu của mình mua cổ phần của CTCP để trở thành chủ sở hữu chung của CTCP.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của CTCP, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của luật này. Theo đó những tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn mua cổ phần của CTCP là66 những pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp trừ các trường hợp được nêu dưới đây đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp, các trường hợp đó là:

Thứ nhất, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Thứ hai, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật đã nêu tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 102 67 và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;

Thứ ba, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

65 Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo:Luật kinhtế, Nxb. Phương Đông, 2010, tr. 20.

66 Khoản 1 Điều 13 Nghị định 102.

67 Các luật đó là Luật các tổ chức tín dụng, Luật dầu khí, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luật xuất bản, Luật báo chí, Luật giáo dục, Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật luật sư, Luật công chứng, Luật sửa đổi, bổ sung các Luật quy định tại khoản này và các luật đặc thù khác được Quốc hội thông qua sau khi Nghị định 102 này có hiệu lực thi hành.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N Thứ tư, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam).

Nếu như quyền thành lập doanh nghiệp được quy định theo phương pháp loại trừ thì cách quyđịnh về quyền góp vốn vào doanh nghiệp cũng được quy định theo phương pháp như vậy, tức là mọi cá nhân, tổ chức nếu không thuộc trường hợp bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp thì đều có quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Các trường hợp bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp bao gồm:

Đối tượng thứ nhất là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Đối tượng thứ hai là các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Theo quy định tại Điều 20 Luật cán bộ công chức thì cán bộ, công chức cũng không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Theo khoản 2 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng có quy định rằng người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. Như vậy: 68

Một là, về đối tượng bị cấm có hai loại: cán bộ, công chức là những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; vợ hoặc chồng của những người đó;

Hai là, về phạm vi các doanh nghiệp bị cấm: luật chỉ cấm những đối tượng trên không được góp vốn vào doanh nghiệp mà người đó (người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị) trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Việc góp vốn vào công ty cổ phần có h ai giai đoạn. Giai đoạn một là góp vốn khi thành lập công ty, giai đoạn hai là góp vốn khi công ty đang trong quá trình hoạt động.

Người góp hoặc cam kết góp vốn điều lệ vào CTCP gọi là cổ đông. Cổ đông sẽ góp vốn vào công ty thông qua hoạt động mua cổ phần. Những thành viên cùng nhau sáng lập ra CTCP là những cổ đông sáng lập,69 những cổ đông khác không thuộc cổ đông sáng lập CTCP là những cổ đông thường.

68 Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo:Luật kinh tế, Nxb. Phương Đông, 2010, tr. 22.

69 Khoản 11 Điều 4 Luật doanh nghiệp quy định: "Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, ký tên và thông qua bản Điều lệ đầu tiên của CTCP".

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N Theo quy định của Luật doanh nghiệp, trong công ty cổ phần ngoài cổ phần phổ thông phải có, công ty có thể có các loại cổ phần ưu đãi nhằm để cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với mục đích đầu tư của mình khi góp vốn vào công ty; người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông, tương tự người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Có những loại cổ phần ưu đãi là cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và những loại cổ phần ưu đãi khác. Với từng loại cổ phần ưu đãi mà mình sở hữu, nhà đầu tư sẽ được gọi tên tương ứng với loại cổ phần ưu đãiđó.

2.1.2 Tài sảngóp vốn công ty cổ phần

Theo quy định của Bộ luật dân sự,70 tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản,71 quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.72 Loại tài sản mà cổ đông có thể đưa vào CTCP theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,73 giá trị quyền sở hữu trí tuệ,74 công nghệ,75 bí quyết kỹ thuật,76 các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty. Hay nói cách khác nhà đầu tư có thể dùng bất kỳ loại tài sản nào được coi là hợp pháp để góp vốn vào CTCP; các tài sản đó có thể là bí quyết kinh doanh, những tài sản là đối tượng của hợp đồng thuê mua, quyền đòi nợ nếu được các thành viên góp vốn khác chấp thuận. Nhưng dù góp vốn bằng tài sản nào thì các bên cũng phải xác định được các tiêu chí để đánh giá về mặt giá trị của tài sản đó. Tài sản dùng để góp vốn đó phải xác định được một giá trị kinh tế cụ thể hay nói khác hơn là có thể quy đ ược ra tiền.77

Nhằm hợp pháp hóa tài sản của người cam kết góp vốn vào công ty thì họ phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty sau khi công ty được cơ quan có thẩm

70 Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 (sau đây gọi là Bộ luậ t dân sự) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.

71 Điều 163 Bộ luật dân sự.

72 Điều 181 Bộ luật dân sự.

73 Khái niệm quyền sử dụng đất không được quy định trong Luật đất đai 2003 nhưng có thể căn cứ trên cơ sở quyền sử dụng tài sản được quy định tại Điều 192 Bộ luật dân sự để xác định, theo đó:"Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản". Vậy từ đó có thể suy ra khái niệm về giá trị quyền sử dụng đất là: "Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là đất".

74 Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ ( Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua ngày 19/6/2009 (sauđây gọi là Luật sở hữu trí tuệ) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010) quy định: "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng".

75 Khoản 2 Điều 3 Luật chuyển giao công nghệ (Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 (sau đây gọi là Luật chuyển giao công nghệ) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) quy định: "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí qu yết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm".

76 Khoản 1 Điều 3 Luật chuyển giao công nghệ quy định: "Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ".

77 Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo:Luật kinh tế, Nxb. Phương Đông, 2010, tr. 22-24.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty được thực hiện theo quy định sau đây: 78

 Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

 Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản xác nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

 Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Tài sản khi được góp vốn vào công ty cổ phần phải được chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật định giá. Định giá tài sản góp vốn là việc quy đổi giá trị tài sản góp vốn thành đơn vị tiền tệ, ở đây là tiền đồng Việt Nam. Với nguyên tắc định giá cơ bản nhất là đồng thuận. Pháp luật để cho các chủ thể tham gia định giá tự do trong việc định giá tài sản góp vốn, ngay cả khi việc định giá rõ ràng là cao hơn giá trị thực của tài sản nhiều lần do các chủ thể định giá cố tình nâng cao giá trị tài sản, thì việc định giá đó vẫn không bị coi là một thỏa thuận vô hiệu. Trong Luật doanh nghiệp không có quy định nào về thỏa thuận định giá vô hiệu.

Có thể chia tài sản góp vốn vào doanh nghiệp nói chung hay công ty cổ phần nói riêng thành hai loại đó là tài sản không phải định giá và tài sản phải định giá, cụ thể các tài sản của từng loại được liệt k ê như sau:

 Những tài sản góp vốn mà không phải định giá bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

 Những tài sản phải định giá bao gồm các loại tài sản còn lại không phải là tài sản không phải định giá kể trên, như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.

78 Điều 29 Luật doanh nghiệp quy định về chuyển quyền s ở hữu tài sản.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N Luật doanh nghiệp đã đưa ra hai trường hợp định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Như vậy với việc góp vốn vào CTCP của các nhà đầu tư đặt ra cho họ hai trường hợp định giá tài sản như thế,79 chủ thể thực hiện định giá tài sản với mỗi trường hợp là khác nhau, cụ thể đó là:

Một là, định giá tài sản góp vốn khi thành lập CTCP. Việc định giá này sẽ hoàn toàn do cổ đông sáng lập tự thỏa thuận theo nguyên tắc nhất trí;

Hai là, định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của CTCP. Trong trường hợp này, việc định giá tài sản góp vốn có thể được thực hiện bằng hai cách, hoặc là do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận, hoặc là do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn, thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

2.1.3 Cách thức góp vốn công ty cổ phần

Vốn trong công ty cổ phần là số tiền mà công ty nắm trong tay, một công ty muốn có vốn thì phải có ai bỏ vốn vào nó, điều đó gọi là việc góp vốn vào CTCP của nhà đầu tư.80 Và như đã phân tíchở trên, những cá nhân, tổ chức nếu không thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào CTCP theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp81 thì họ có quyền tự do góp vốn vào công ty. Nhà đầu tư mua cổ phần là một trong những cách thực hiện việc góp vốn CTCP. Khi ấy nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty nếu đã thanh toán cho công ty số cổ phần đăng ký mua nhất định. Cổ đông có thể mua các cổ phiếu là cổ phần phổ thông từ đó có cổ phiếu phổ thông, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, tương ứng với các loại cổ phần ưu đãi là những cổ phiếu ưu đãi, và cổ phần hay cổ phiếu ưu đãi khác do công ty lập ra theo Bản điều lệ.

Cách thức góp vốn vào công ty cổ phần không chỉ ở trong một thời điểm nhất định mà nhà đầu tư có thể góp vốn bất cứ lúc nà o từ khi thành lập công ty cho đến lúc trưởng thành. Điều đó tùy thuộc vào nhu cầu về vốn mà công ty kêu gọi đầu tư và nhu cầu đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư mà hình thành nên mối quan hệ qua lại giữa hai chủ thể này thông qua việc góp vốn. Sự phát triển của công ty được chia ra làm bốn giai đoạn: khởi đầu, tăng trưởng kỳ 1, tăng trưởng kỳ 2 và trưởng thành. Trong mỗi giai đoạn

79 Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30 Luật doanh nghiệp.

80 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, Công ty - Vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, Nxb.Tri thức, 2009, tr. 219.

81 Trừ các trường hợp được nêu tại khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp như đã nêuở mục 2.1.1.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về tài CHÍNH TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)