Các khuynh hướng khai thác múa dân gian trong xây dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO CON ĐƯỜNG của múa dân GIAN đến SÁNG tạo múa CHUYÊN NGHIỆP (Trang 31 - 37)

Khuynh hướng sáng tác luôn là vấn đề mang tính thời sự trong lĩnh vực sáng tạo. Phần này, sẽ hệ thống lại các khuynh hướng đã được sử dụng trong nhiều năm qua và coi đây như những đánh giá mang tính chuyên môn, nhằm góp phần làm rõ thực trạng sáng tác múa chuyên nghiệp hiện nay.

1. Khuynh hướng sử dụng gần như nguyên dạng chất liệu múa dân gian

Đây là khuynh hướng xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên, khi ngành múa mới ra đời. Trước nhu cầu của cuộc sống, nhiều tác phẩm múa được sáng tác nhanh để kịp thời phục vụ cho quần chúng. ở khuynh hướng sáng tác này, động tác múa dân gian được biên đạo sử dụng trong tác phẩm múa chuyên nghiệp với trạng thái nguyên dạng. Điều đó có nghĩa là sưu tầm như thế nào thì đưa nguyên như thế vào trong sáng tác của mình.

Biên đạo chỉ làm công việc chắp nối các động tác vào với nhau trên đội hình, tuyến múa một cách hợp lý theo cảm nhận riêng của mình. Khuynh hướng này được hình thành, phát triển vào những năm năm mươi của thế kỷ trước. Các biên đạo sáng tạo gần như theo ''bản năng tự nhiên'' vì họ chưa hề được trang bị những kỹ năng sáng tác như các biên đạo thời hiện đại. Đây là thời kỳ mà các tác giả đã sử dụng múa dân gian, chất liệu múa dân gian như là ''tài sản riêng'' trong sáng tạo của mình. Có thể nói, nhiều tác phẩm chỉ là phép cộng của những chất liệu múa dân gian lại với nhau. Biên đạo chỉ quan tâm và tiến hành hai thao tác, đó là:

đội hình và tiết tấu của các động tác múa, đoạn múa.

Đội hình múa, tuyến múa là thành phần cơ bản trong quá trình diễn biến tác phẩm. Do đó, nghiên cứu đội hình, tuyến múa trong các tác phẩm cùng một thời kỳ, có thể đánh giá được sự phát triển nghệ thuật biên đạo của thời kỳ đó. Qua nghiên cứu, phân tích, những đội hình cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn này là đội hình hàng dọc, hàng ngang và vòng tròn. Còn tiết tấu phụ thuộc vào cấu trúc của tác phẩm đó là thể hai đoạn đơnba đoạn đơn. Cấu trúc này được thể hiện theo ký hiệu như sau:

+ A - B + A - B - C + A - B - A'

Mỗi ký hiệu bằng chữ cái tương ứng với một đoạn múa trong tác phẩm. Vì thế cấu tạo của tác phẩm múa thường là: Nhanh - chậm - nhanh; chậm - nhanh - chậm; hoặc nhanh - chậm; chậm - nhanh (A.12, A.17, A.19). Thực chất đây là đặc điểm của cấu trúc múa dân gian. Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng cấu trúc đó phù hợp với tâm lý và trình độ thưởng thức nghệ thuật của khán giả thời bấy giờ. Thậm chí, đến nay vẫn còn tác phẩm được sáng tác theo phương pháp trên, nhưng nội hàm của mỗi đoạn được các tác giả quan tâm hơn, tính chuyên nghiệp cao hơn. Mặc dù vậy, đây vẫn là cách diễn đạt mộc mạc, rõ ràng, gần gũi với cấu trúc

múa dân gian. Hiện nay, trong giới chuyên môn đã có nhiều ý kiến, bài viết về cấu trúc tác phẩm. Trong hoạt động nghề nghiệp, người ta đã có ý thức muốn đổi mới cấu trúc. Đây là biểu hiện tích cực của sự phát triển nghệ thuật múa. Khuynh hướng đưa nguyên dạng động tác múa dân gian vào trong sáng tác, thực tế đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Mặc dù, dấu ấn sáng tạo của tác giả biên đạo trong tác phẩm không được thể hiện rõ, nhưng nguyên nhân dẫn đến thành công đó là tự bản thân động tác múa dân gian nguyên dạng đã có tính thẩm mỹ cao, chứa đựng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Như vậy, một câu hỏi sẽ được đặt ra đó là, khi không còn sưu tầm được thì sẽ không có tác phẩm nữa hay sao? Trước câu hỏi đó, thực tế đã xuất hiện những phương pháp sáng tác mới mà tác giả sẽ tiếp tục trình bày ở phần sau.

Những tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác đầu tiên đó là: múa roong chiêng, múa quạt, múa chàm rông, múa sắc bùa, múa trống bồng, múa sạp, múa nón... (A.1, A.2, A.3, A.6, A.25). Trong số đó phải kể đến múa sạp của dân tộc Mường, tác phẩm đã sử dụng những động tác múa dân gian dân tộc Mường làm cơ sở để xây dựng. Giá trị của tác phẩm là đã phản ánh được bản chất, phong cách, ngôn ngữ, sắc thái của múa dân gian. Không khí, tính chất tác phẩm rất gần gũi với sinh hoạt cộng đồng. Tác phẩm múa sạp tồn tại cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Đặc biệt, đối với các khán giả nước ngoài, múa sạp đã trở thành điệu múa của dân tộc Việt Nam. Năm 1973, Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ X tổ chức tại Berlin, Thủ đô nước Cộng hoà dân chủ Đức. Để giới thiệu về các quốc gia tham dự Đại hội, nước chủ nhà đã tổ chức một màn múa lớn tại sân vận động. Trong phần giới thiệu về Việt Nam, người Đức đã dàn dựng một đoạn múa sạp khoảng một nghìn người. Như vậy, trong con mắt của người nước ngoài, múa sạp đã trở thành điệu múa tiêu biểu cho múa dân gian Việt Nam.

Bên cạnh múa sạp, múa nón của NSND Minh Tiến cũng tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này.

Chúng tôi xin nêu ý kiến của tác giả Lê Ngọc Canh khi nhận định về múa nón: ''Múa nón Thái những động tác hay, đẹp, cốt lõi nhất của điệu múa nón Phong Thổ, Mường Lay đã được chọn lọc đưa vào tác phẩm''.

Tác giả Xuân Định cũng có những nhận xét về khuynh hướng sáng tác ở thời kỳ đầu tiên như sau:

"Chúng ta đánh giá cao sự đóng góp của các tác phẩm này vào sự hình thành và phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Nhưng cũng nhận thấy một nhược điểm lớn của chúng là nói chung tất cả động tác sưu tầm được của một dân tộc, tác giả sắp xếp hết chúng vào một điệu múa. Tác giả trình bày lần lượt từng động tác một nối tiếp với nhau, mỗi động tác là một đội hình và một khổ nhạc nhất định. Sự gia công chủ yếu về tạo hình là ở đoạn mở đầu và kết thúc. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn nhắc lại, đây là những tác phẩm thành công''.

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng tồn tại khuynh hướng sáng tác như chúng ta. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm phản ánh quy luật phát triển của nghệ thuật múa nói chung. Những năm gần đây, trong các chương trình của một số đoàn nghệ thuật nước ngoài lưu diễn tại Việt Nam như đoàn nghệ thuật ca múa nhạc Triều Tiên, đoàn nghệ thuật dân gian Nhật Bản, đoàn nghệ thuật Inđônêsia, khán giả Việt Nam đã được thưởng thức các tiết mục múa, nhạc cụ đệm cho múa, trang phục cho múa mang đậm sắc thái múa dân gian. Những khán giả không có kiến thức về múa khi thưởng thức đều có thể phân biệt rõ ràng đặc điểm phong cách, bản sắc múa của từng dân tộc, từng quốc gia, trong quá trình xây dựng, những tác phẩm múa này đã bám rất chắc vào chất liệu múa dân gian dân tộc. Đoàn nghệ thuật Triều Tiên có tiết mục Samulnori, diễn viên biểu diễn vừa múa, vừa đánh trống, thanh la, thổi kèn. Đặc biệt trong tiết mục có động tác lắc đầu rất độc đáo, đây là tiết mục mang nét đặc trưng của múa dân gian dân tộc Triều Tiên.

Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc của đoàn Nhật Bản có tiết mục múa nón và múa đánh cá thuần chất dân gian rất đặc sắc. Âm nhạc đệm cho múa gồm một trống, một sáo (tiêu), một đàn gẩy. Trang phục cho các nhân vật sử dụng chất liệu vải thô, màu sắc đen, trắng, đỏ theo màu sắc đặc trưng dân tộc Nhật Bản. Nhìn chung, qua một số tiết mục vừa nêu, các yếu tố ngôn ngữ múa, âm nhạc, trang phục, màu sắc được phối hợp trong bố cục hài hoà, hợp lý, phong cách biểu hiện của các thành tố nghệ thuật tương đối thống nhất. Hiệu

quả chung đã thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc trong văn hoá múa của các quốc gia. Chúng ta không tìm thấy sự pha trộn, lai căng, hoặc sử dụng những động tác quay, nhảy, đá chân trước sau, bắt chiếc một số động tác trong múa cổ điển châu Âu hay múa hiện đại phương Tây. Trong khi đó ở Việt Nam, xuất hiện không ít các tác phẩm múa chuyên nghiệp đã lạm dụng quá nhiều ngôn ngữ múa nước ngoài để xây dựng ngôn ngữ tác phẩm cho mình.

Khuynh hướng giữ nguyên dạng những động tác múa dân gian trong sáng tác đã tồn tại một thời gian khá lâu. Mặc dù nghệ thuật xây dựng tác phẩm còn đơn giản, nhưng khuynh hướng này đã để lại những giá trị nghệ thuật, những bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo. Những giá trị đó được khẳng định ở một số điểm như: Có nhiều tác phẩm múa có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh chân thực bản sắc múa dân gian, dân tộc; các biên đạo đã có công trong việc sưu tầm múa dân gian; do chất lượng nghệ thuật tốt, cho nên một số tác phẩm đã có sức sống lâu bền, vì thế trong một chừng mực nào đó, nó còn mang ý nghĩa như một đóng

góp vào di sản múa

Việt Nam.

2. Khuynh hướng sử dụng chất liệu múa dân gian làm cơ sở để xây dựng tác phẩm

Đây là khuynh hướng sáng tác được coi là mới, có kỹ năng cao hơn so với khuynh hướng sáng tác ở giai đoạn đầu tiên. Khuynh hướng này phản ánh bước phát triển của nghệ thuật biên đạo. Đồng thời đòi hỏi biên đạo cần có một kiến thức tổng hợp hơn, kỹ thuật và năng lực sáng tạo cao hơn.

Trước khi xây dựng tác phẩm, biên đạo cần có sự chọn lọc động tác, chất liệu trong hệ thống múa dân gian một cách tinh tế, tiêu biểu, điển hình. Chất liệu được lựa chọn phải có điều kiện để phát triển, mở rộng ngôn ngữ múa, phù hợp với nội dung, yêu cầu của tác phẩm.

Tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này trước tiên phải kể đến kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh. Đây là một vở kịch múa lớn, trong đó khá nhiều nhân vật có tính cách, tâm trạng phức tạp như các vai chính: Quý, Nga, bé Lan, lão công nhân, lão nông dân, công sứ Pháp, đốc công Pháp, tổng đốc, tri huyện, địa chủ, lý trưởng, v.v... Đó là những nhân vật được xây dựng trên chất liệu, kinh nghiệm xây dựng tính cách của nghệ thuật múa dân gian. Trong ngôn ngữ các nhân vật của kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh, có thể nhận thấy một số chất liệu múa dân gian dân tộc Việt. Các biên đạo đã sử dụng chất liệu múa như một phương tiện để thể hiện nội dung, tính cách, hành động của nhân vật. Đặc biệt qua các nhân vật như tri huyện, địa chủ, lý trưởng, người xem ở đâu đó đã liên tưởng tới những nhân vật hề gậy, hề mồi trong nghệ thuật múa chèo.

Trong màn 1, cảnh 1 của kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh có đoạn trio (múa 3 người), gồm các nhân vật:

bà mẹ, hai con gái là Nga và Lan. Đây là đoạn múa mang đậm phong cách, tính chất dân gian dân tộc Việt.

Trong đoạn múa này tác giả đã chọn ba chất liệu cơ bản để xây dựng nhân vật đó là: động tác guộn ngón tay, bước đi nhanh nhỏ và động tác quay ngang di động. Ba chất liệu được sử dụng, phát triển ở các tình huống khác nhau, tạo được ngôn ngữ nhân vật và hành động kịch. Một trong những đặc điểm của múa dân gian đó là ngoài múa tay không còn có múa với đạo cụ, ví dụ múa với quạt, kiếm, gậy, lụa... các nghệ nhân dân gian đã sử dụng rất điêu luyện và sinh động khi có đạo cụ trong tay. Đạo cụ múa là một thành phần tham gia tích cực đối với nghệ thuật biểu hiện, góp phần tăng thêm thẩm mỹ tạo hình và hình ảnh, tính cách nhân vật.

Đoạn trio có hai nhân vật mà chúng tôi vừa nêu đã sử dụng hai đạo cụ để múa là nhân vật Nga (chị gái) với đôi quang gánh và Lan (em gái) với chiếc giỏ cua. Hai đạo cụ này được sử dụng, phát triển phong phú, sinh động. Tiếp đến là điệu múa tập thể nữ với chiếc nón trong tay mỗi người. Chiếc nón là một trong những hình ảnh điển hình gắn liền với trang phục thiếu nữ Việt Nam. Trong trường hợp cụ thể của kịch múa, đạo cụ nón được khai thác rất hiệu quả. Khi hai tay ôm nón trước ngực, các diễn viên đã sử dụng những ngón tay quay chiếc nón từ hai đến ba vòng. Động tác được nhắc lại nhiều lần trong đoạn múa, sự nhắc lại khi múa với đạo cụ đã tạo ấn tượng, ghi nhớ cho người xem. Các tác giả đã ứng dụng thủ pháp nghệ thuật biểu hiện múa dân gian trong sáng tạo mới một cách hợp lý. Thực tế nhiều tác phẩm múa chuyên nghiệp khi ứng dụng thủ pháp

này đã mang lại hiệu quả cao. Có thể nói ngôn ngữ các nhân vật trong toàn bộ vở diễn từ vai chính đến vai phụ đều sử dụng các động tác về bàn tay như: guộn cổ tay, guộn ngón tay, guộn một tay, guộn hai tay, guộn đuổi hai bàn tay với nhau (hai bàn tay đổi nhau theo vòng tròn ngược kim đồng hồ), guộn ở các tư thế khác nhau, ở tốc độ âm nhạc nhanh chậm khác nhau... Nếu như màn 1, cảnh 1 của tác phẩm, chiếc nón chủ yếu thể hiện chất trữ tình, thì phần quần chúng đi biểu tình, đấu tranh với địch, chiếc nón lại mang ý nghĩa khác.

Trong trường hợp này, chiếc nón trở thành vũ khí đấu tranh. Tình cảm, sắc thái khi múa thay đổi hoàn toàn.

Các biên đạo đã thiết kế động tác nhanh, dứt khoát hơn. Lúc này, những chiếc nón lại như chiếc lá chắn che chở, bảo vệ đồng đội trước sự tấn công của kẻ địch.

Phân tích trên cho thấy chất liệu động tác múa dân gian đã được sử dụng trong xây dựng ngôn ngữ múa, xây dựng tính cách nhân vật, hoặc đã đưa đạo cụ và phát triển làm phong phú thêm, góp phần quan trọng trong quá trình thể hiện nội dung, nâng cao tính thẩm mỹ tạo hình nghệ thuật tác phẩm múa chuyên nghiệp.

Tác phẩm múa Tuổi trẻ núi rừng của tác giả ứng Duy Thịnh là một ví dụ phản ánh khuynh hướng sáng tác mà chúng tôi vừa nêu. Nếu so với khuynh hướng đầu tiên, thì đây là bước tiến quan trọng đối với nghệ thuật biên đạo. Trong tác phẩm, người ta không còn thấy động tác múa dân gian ở thể nguyên dạng, mà đã được tác giả ''biến hoá'' một cách khéo léo nhưng không làm mất đi tính chất, sắc thái, phong cách dân gian của dân tộc đó. Trong khi có những biên đạo sử dụng quá nhiều động tác múa dân gian đưa vào trong một tác phẩm, thì trường hợp tác phẩm múa Tuổi trẻ núi rừng lại có cách xử lý hoàn toàn khác. Thực chất quá trình diễn biến của ngôn ngữ múa từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ sử dụng có hai động tác và một tạo hình cơ bản. Mặc dù vậy, người xem không hề có cảm giác ngôn ngữ múa của tác phẩm nghèo nàn. Những động tác chủ đạo khi đưa vào tác phẩm không còn ở trạng thái nguyên dạng mà nó đã được biến hoá, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Biên đạo đã không sắp xếp cố định động tác vào đội hình, hay sử dụng âm nhạc một cách máy móc, mà ở đây chất liệu dân gian sau khi đã được tác giả lựa chọn sẽ giữ vai trò chủ đạo để xây dựng ngôn ngữ múa, ngôn ngữ tác phẩm. Sự phát triển, sáng tạo đó phụ thuộc vào sắc thái, tinh thần âm nhạc, đồng thời biểu hiện trong quá trình diễn biến nội dung tác phẩm. Động tác và tạo hình được phối hợp ở nhiều góc độ, bố cục khác nhau do sự thay đổi của các tuyến, đội hình múa. Cách phát triển ngôn ngữ múa theo nguyên tắc tương phản hoặc đồng điệu, cùng những đoạn lặp lại hợp lý, tạo nên một cảm xúc thống nhất. Đó là một số đặc điểm của phương pháp sáng tác thứ hai mà chúng tôi vừa nêu. Cho đến nay vẫn là một trong những phương pháp được các biên đạo sử dụng tương đối nhiều.

Khuynh hướng sử dụng chất liệu múa dân gian để làm cơ sở phát triển ngôn ngữ tác phẩm đã góp phần làm giàu cho múa dân gian các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình sáng tạo, các tác giả đã cố gắng mỹ lệ hoá ngôn ngữ, động tác múa dân gian. Sự cố gắng của tác giả trong tác phẩm là quá trình tiếp thu và phát triển múa dân gian dân tộc. Có thể nói, dẫu cùng tồn tại với các khuynh hướng sáng tác khác, khuynh hướng này vẫn là khuynh hướng phổ biến nhất trong sáng tác múa hiện nay. Cũng có tác phẩm chỉ sử dụng một động tác chủ đạo, hoặc có tác phẩm sử dụng từ hai đến ba động tác... Nhưng vấn đề quan trọng đó là động tác chủ đạo luôn luôn là động tác cốt lõi trong toàn bộ tác phẩm. Cho nên, dù phát triển đến đâu chăng nữa thì những động tác ấy vẫn không thoát ly khỏi tính chất, phong cách tác phẩm, cũng như đặc điểm, sắc thái động tác chủ đạo. Đây là khuynh hướng sáng tác, mà trong đó năng lực, sức sáng tạo của người biên đạo được phát huy triệt để. Thông qua tác phẩm, người ta có thể đánh giá được năng lực sáng tạo của tác giả dưới nhiều góc độ khác nhau.

Từ phương pháp sáng tác trên đã xuất hiện một số lượng lớn tác phẩm như: múa Những cô gái Lô Lô - biên đạo Kim Tiến, Hương sen - biên đạo Phi Long, Những chàng trai Khơ Mú - biên đạo Lò Minh Khùm, múa Rìu - biên đạo Loong Ta, múa Chuông - biên đạo Vũ Hoài, Thiếu nữ Chàm - biên đạo Nguyễn Thị Hiển, Cô gái Ê Đê - biên đạo Y B'Rơm, Duyên quê - biên đạo Đặng Cường, Cây trúc xinh - biên đạo Quốc Toản, âm vang trống đồng - biên đạo Xuân Ngọc, Hồn cồng - biên đạo Xuân La, Dệt đẹp tình quê - biên đạo Lữ Kiều Lê, Gặp gỡ mùa xuân - biên đạo ứng Duy Thịnh, Thoáng Chăm - biên đạo Ngọc Bích... Qua tổng hợp, chúng ta thấy rất nhiều tác phẩm đã thành công khi thực hiện khuynh hướng sáng tác

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO CON ĐƯỜNG của múa dân GIAN đến SÁNG tạo múa CHUYÊN NGHIỆP (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w