QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC

Một phần của tài liệu GIAO AN HINH HOC 7 HKII (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG III QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC

Bài 3: QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC

A. Mục tiêu:

1 Kiến thức

- Hiểu định lí và hệ quả nói về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác và bất đẳng thức tam giác.

2. Kĩ năng

- Biết cách chứng minh định lý về bất đẳng thức tam giác.

- Biết và vận dụng được điều kiện cần để nhận biết ba đoạn thẳng cho trước có là ba cạnh của một giác hay không.

3. Thái độ

- Tư duy, lôgic, nhanh, cẩn thận.

4. Năng lực phẩm chất cần HS đạt được:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy và suy luận; lập luận; giao tiếp; mô hình hóa; đặt vấn đề và giải; biểu diễn; sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, hình thức, kĩ thuật và các phép toán;

sử dụng các đồ dùng và công cụ hỗ trợ.

B. Chuẩn bị thầy, trò:

- Giáo viên: SGK, giáo án,

- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập; ?1 sgk / 61 C. Phương pháp - kĩ thuật dạy học:

+ PPDH: Phương pháp dạy học nhóm; giải quyết vấn đề.

+ KTDH: chia nhóm, động não, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút.

D. Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học I. Hoạt động khởi động(7ph):

1. Ổn định lớp:

Lớp 7A: 35 . Vắng:

Lớp 7B: 31 . Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh của nó lần lượt là 2cm; 3cm; 4cm.

Cả lớp vẽ vào vở

HS2: Thực hiện ?1 sgk / 61. Hãy thử vẽ tam giác với các cạnh có độ dài 1cm, 2cm, 4cm.

Em có vẽ được không?

3. Giới thiệu bài mới: Vậy không phải ba độ dài cũng là độ dài ba cạnh của một tam giác. Vậy làm thế nào để biết đó là độ dài ba cạnh của một tam giác?

II. Hoạt động hình thành kiến thức mới(29ph):

Hoạt động GV và HS Nội dung

- Vẽ một tam giác bất kì. Đo và so sánh độ dài của một cạnh với tổng của hai

1. Bất đẳng thức tam giác.

Định lí: Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng lớn hơn độ

HS: độ dài một cạnh nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh còn lại.

- Giáo viên giới thiệu định lí.

- Gọi 2 HS đọc định lí trong SGK.

- Hướng dẫn HS chứng minh định lí.

? Làm thế nào để tạo ra 1 tam giác có 1 cạnh là BC, 1 cạnh là AB + AC.

(Trên tia đối của tia AB lấy D sao cho AD = AC)

- Hướng dẫn học sinh:

AB + AC > BC

↑ BD > BC

ã ã

BCD BDC>

- Ngoài cách trên ta có thể chứng minh theo một cách khác.

Nếu từ A kẻ AH ⊥ BC thì để chứng minh AB + AC > BC ta có thể đưa về so sánh hai tổng nào? Làm thế nào để so sánh được?

AB + AC > BC

AB + AC > BH + CH

AB > BH và AC > CH

- Giáo viên lưu ý: đây chính là nội dung bài tập 20 (SGK-Trang 64).

[?2]

GT ∆ABC

KL AB + AC > BC;

AB + BC > AC;

AC + BC > AB Chứng minh:

Từ A kẻ AH ⊥ BC

Trường hợp 1: H ∈ BC ⇒BC = BH + HC AHB Có AB >BH (ch >cgv)

AHC Có AC >CH (ch >cgv)

⇒AB + AC > BH + HC = BC

Trường hợp 2: H ∉BC chứng minh tương tự

- Từ BĐT trên ta có thể suy ra được những bất đẳng nào bằng quy tắc chuyển vế.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời.

- Giáo viên nêu ra trường hợp kết hợp 2 bất đẳng thức trên.

- Yêu cầu học sinh làm ?3.

- Học sinh trả lời miệng.

2. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác.

AB + BC > AC

⇒BC > AC - AB AB > AC - BC

* Hệ quả: Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.

AC - AB < BC < AC + AB

?3

Không có tam giác với 3 cạnh 1cm; 2cm;

4cm vì 1cm + 2cm < 4cm

* Chú ý: Khi xét độ dài ba đoạn có thỏa

mãn bất đẳng thức tam giác hay không ta chỉ cần so sánh độ dài lớn nhất với với tổng hai độ dài còn lại, hoặc so sánh độ dài nhỏ nhất với hiệu hai độ dài còn lại.

III. Luyện tập – vận dụng(7’):

Bài tập 15 (SGK - Tr.63) (Học sinh hoạt động theo nhóm) a) 2cm + 3cm < 6cm → không thể là 3 cạnh của 1 tam giác.

b) 2cm + 4cm = 6cm → không thể là 3 cạnh của 1 tam giác.

c) 3cm + 4cm > 6 cm là 3 cạnh của tam giác.

Bài tập 16 (SGK - Tr.63). Áp dụng bất đẳng thức tam giác ta có:

AC - BC < AB < AC + BC → 7 - 1 < AB < 7 + 1 → 6 < AB < 8 → AB = 7cm

∆ABC là tam giác cân đỉnh A IV. Tìm tòi và mở rộng(2’):

- Nắm vững bất đẳng thức tam giác, học cách chứng minh định lí bất đẳng thức tam giác.

- Làm các bài tập 17, 18, 19 (SGK - Tr.63).

* Rút kinh nghiệm:

………

………..

………

………..

************************************************

Tuần: 29 Ngày soạn: 15/03/2017

Tiết: 52 Ngày dạy: 24/03/2017

LUYỆN TẬP A. Mục tiêu:

1 Kiến thức

- Củng cố cho HS về quan hệ giữa độ dài 3 cạnh của 1 tam giác, biết vận dụng quan hệ này để xét xem 3 đoạn thẳng cho trước có thể là 3 cạnh của một tam giác hay không.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác để chứng minh bài toán.

3. Thái độ

- Vận dụng vào thực tế đời sống.

4. Năng lực phẩm chất cần HS đạt được:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy và suy luận; lập luận; giao tiếp; mô hình hóa; đặt vấn đề và giải; biểu diễn; sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, hình thức, kĩ thuật và các phép toán;

sử dụng các đồ dùng và công cụ hỗ trợ.

- Giáo viên: SGK, giáo án,

- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập; ?1 sgk / 61 C. Phương pháp - kĩ thuật dạy học:

+ PPDH: Phương pháp dạy học nhóm; giải quyết vấn đề.

+ KTDH: chia nhóm, động não, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút.

D. Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học I. Hoạt động khởi động(7ph):

1. Ổn định lớp:

Lớp 7A: 35 . Vắng:

Lớp 7B: 31 . Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phát biểu nhận xét quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác ? - Chữa bài tập 18 SGK ?

HS chữa bài 18

a) Có 4cm < 2cm + 3cm => vẽ được tam giác.

b) Có 3,5 > 1 + 2 => Không vẽ được tam giác.

c) Có 4,2 = 2,2 + 2 => Không vẽ được tam giác.

3. Giới thiệu bài mới:

II. Hoạt động luyện tập (30’)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Giáo viên vẽ hình lên bảng và yêu cầu học sinh làm bài.

? Cho biết GT, Kl của bài toán.

- Gọi 1 học sinh lên bảng ghi GT, KL

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời miệng câu a.

? Tương tự cau a hãy chứng minh câu b.

- Yêu cầu cả lớp làm bài sau đó gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.

? Từ 1 và 2 em có nhận xét gì.

- Yêu cầu học sinh làm bài tập 19.

Một phần của tài liệu GIAO AN HINH HOC 7 HKII (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w