Giám sát, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch của du khách và

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 51 - 57)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3.7.Giám sát, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch của du khách và

người dân địa phương

Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành quyết định số 02/2003, ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá trình hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch tỉnh một cách bền vững, lâu dài và góp phần bảo vệ môi trường của đất nước.

Để làm được điều này trước hết phải tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, phải đặt hoạt động du lịch của Điện Biên dưới sự quản lí chặt chẽ. Nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của du lịch Điện Biên với các ngành, các cán bộ, đảng viên cộng đồng dân cư về phát triển du lịch bền vững. Hướng dẫn các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ có liên quan đến du lịch thực hiện tốt Luật du lịch đã ban hành. Từ đó:

- Tăng cường phối hợp các ngành các cấp trong nỗ lực chung đảm bảo môi trường phát triển du lịch.

- Huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch… trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

- Phát triển chương trình giáo dục toàn dân, giáo dục trong các trường học về ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch nhất là các tài nguyên tự nhiên không tái tạo lại được.

Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản để du lịch Điện Biên có thể phát triển theo hướng bền vững. Các giải pháp này phải thực hiện đồng thời thì mới phát huy tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, không nên cứng nhắc trong việc sử dụng tất cả các giải pháp mà tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể để quyết định giải pháp cụ thể nào là quan trọng, là bản lề. Phát triển bền vững du lịch Điện Biên cần sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ban ngành và cả cộng đồng; chỉ có sự kết hợp đó thì chúng ta mới có thể giúp cho du lịch Điện Biên phát triển lâu dài và bền vững.

KẾT LUẬN

Trên thế giới hiện nay, ngành du lịch đang giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Du lịch đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và là công cụ hữu hiệu để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng sâu vùng xa và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh không có sự kiểm soát của du lịch đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Điều đó thúc dục chúng ta tìm kiếm con đường mới chính là phát triển du lịch bền vững.

Qua nghiên cứu có thể nhận thấy tài nguyên du lịch Điện Biên rất phong phú, đa dạng cho phép tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thăm lại chiến trường xưa...

Hoạt động du lịch hiện nay không những có tác động đến tài nguyên môi trường tự nhiên mà còn tác động đến cả tài nguyên môi trường lịch sử nhân văn. Trước mắt cần phải có các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch tại các khu vực có tài nguyên du lịch, các hồ nước, các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa. Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh phải được xem xét tổng thể trên nhiều khía cạnh khác nhau, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ, trùng tu và tái tạo. Việc nghiên cứu tài nguyên du lịch Điên Biên trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển trong hoạt động du lịch, để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức quan trọng đối với tỉnh Điện Biên hiện nay vì mục đích cao nhất của du lịch là vừa bảo tồn, bảo vệ, tu sửa, tôn tạo di tích vừa đem lại lợi ích bền vững cho nhiều bên tham gia như doanh nghiệp, người dân địa phương. Cần coi môi trường tự nhiên và văn hoá của di tích cũng là môi trường du lịch. Phát triển du lịch Điện Biên không chỉ góp phần thúc đẩy nề kinh tế, đời sống xã hội và môi trường của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần tạo nên sự liên kết trong tiểu vùng Tây Bắc để phát triển các tuyến điểm du lịch, tạo nên đặc trưng và nét đặc sắc riêng cho vùng mà không nơi nào có được.

Tuy đã có những nghiên cứu vấn đề lí luận, tài nguyên du lịch và đưa ra những đánh giá, những định hướng và giải pháp cụ thể để có thể góp phần nào đó giúp du lịch Điện Biên phát triển nhanh và bền vững nhưng do thời gian và khả năng có hạn, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được thầy cô và bạn bè góp ý để khóa luận hoàn thiện.

Thung lũng Mường Thanh

(Nguồn: www.vietnamtourism.com.)

Đèo Pha Đin

(Nguồn: www.vietnamtourism.com.)

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ (Nguồn: Tác giả)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Lê Đức An (Chủ biên), Uông Đình Khanh (2012). Địa mạo Việt Nam, Cấu trúc - Tài nguyên - Môi trường. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 2. Bùi Thị Thanh Dung (2006). Khí hậu khu vực Tây Bắc, Luận văn thạc sĩ, Đại

học sư phạm Hà Nội.

3. Phan Thị Thanh Hằng (2010). Kiểm kê nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Điện Biên, Báo cáo khoa học Hội nghị Địa lí lần thứ 5.

4. Phạm Trung Lương (2002). Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển DLBV ở

Việt Nam. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch.

5. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi và nnk (2001). Tài nguyên và Môi trường

du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục.

6. Lê Thông (Chủ biên), Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú, Phí Công Việt (2003). Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 3 Các tỉnh

vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Nxb. Giáo dục.

7. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) (1997). Địa lý du lịch. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

9. Viện Địa lí, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ quy hoạch phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển và quản lí du lịch, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Viện Địa lý, Hà Nội.

10.http://www.vietnamtourism.com.

11.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_Bi%C3%AAn dư địa chí Điện Biên

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 51 - 57)