6. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Đánh giá chung
* Số lượng khách và kết quả kinh doanh
Năm 2004 kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sự kiện này đã thu hút sự chú ý cả trong và ngoài nước, từ đó đến nay lượng khách du lịch đến Điện Biên ngày một tăng lên, Tỉnh đã tổ chức thành công năm du lịch Điện Biên. Ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Khách du lịch đến Điện Biên trong giai đoạn 2004 - 2011 đạt 1.747.000 lượt. Trong đó khách quốc tế đạt 248.000 lượt (chiếm 14,19% tổng lượng khách). Năm 2010, Điện Biên đón 305 ngàn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 52 ngàn lượt, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 150 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Năm 2011 đón 353 ngàn lượt, tăng 15,7 % so với năm 2010. Trong đó khách quốc tế đạt 64 ngàn lượt, tăng 23% so với năm 2010. Đến năm 2013, Điện Biên đã đón 380,5 nghìn lượt khách (trong đó hơn 66,750 nghìn lượt khách quốc tế), đạt 433,7 tỷ đồng thu nhập xã hội từ du lịch, có 8000 lao động làm việc trong ngành du lịch.
Đến đầu năm 2014, theo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên thì nhân dịp kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ số lượng khách về với Điện Biên đạt 45.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 6.500 lượt
Hình 2.2. Biểu đồ khách du lịch tỉnh từ 2004 – 2013
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên) + Tiêu chí khách du lịch:
Số lượng khách du lịch năm trước tăng hơn năm sau, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,14 %/năm. Trong tiêu chí này hoạt động du lịch của tỉnh có thể đánh giá đạt yêu cầu phát triển bền vững. Đánh giá qua khảo sát từ một số công ty lữ hành trên địa bàn cho thấy khách quốc tế đến Điện Biên rất quan tâm đến nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, những vấn đề về văn hóa, lối sống người dân bản địa...
Phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 220 nghìn lượt khách quốc tế và 650 nghìn khách nội địa. Bởi thế, để du lịch phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thu hút du khách quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu hút du khách đến Điện Biên ngày càng đông và lưu trú lâu hơn.
+ Tiêu chí về doanh thu du lịch:
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch giai đoạn 2004 - 2011 đạt 789,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,8%/năm, phấn đấu đến 2020 đạt 915
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Người BIỂU ĐỒ KHÁCH DU LỊCH Khách nội địa Khách quốc tế Năm 2004 2009 2010 2011 2013
tỷ. Doanh thu tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng doanh thu du lịch theo các năm thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch.
Kết quả này cho thấy, du lịch Điện Biên tuy chưa thể so sánh được với nhiều địa phương trong cả nước, nhưng có thể nói là địa phương dẫn đầu trong phát triển du lịch trong số các tỉnh khu vực Tây Bắc.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong ngành du lịch
Trong thời gian gần đây, hiện trạng về cơ sở lưu trú tại Điện Biên đã có những bước chuyển biến rõ nét theo hướng nâng cấp các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới bằng nguồn vốn trong nước hoặc của nước ngoài. Tại thành phố Điện Biên Phủ hệ thống khách sạn, nhà nghỉ được phát triển tương đối hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2005, toàn tỉnh có 27 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 10 cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách, 1 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh có 73 cơ sở đang hoạt động kinh doanh du lịch, với tổng số 1.111 phòng/2.240 giường (tăng 677 phòng so với năm 2005). Trong đó 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 19 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó là 48 nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, 3 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; 80 nhà hàng; 8 bản văn hóa và trên 20 khu, điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có khả năng đáp ứng nhu cầu về nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, văn nghệ, lễ hội, ẩm thực...
Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 88 cơ sở đang hoạt động kinh doanh du lịch; trong đó, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 khách sạn từ 1 – 2 sao với số buồng nghỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách quốc tế. Điện Biên cũng đang phấn đấu để đạt tới một nền thể thao, du lịch dân tộc và hiện đại, thân thiện với môi trường và xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao là động lực thúc đẩy du lịch phát triển, đảm bảo sự phát triển hài hòa, các chỉ tiêu về du lịch tăng trưởng bình quân từ 13 – 15%/năm…
Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã xếp hạng Khu du lịch sinh thái Him Lam (thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại số 6) đạt tiêu chuẩn 3 sao. Khu du lịch sinh thái Him Lam có quy mô lớn nhất tỉnh (cả diện tích lẫn tổng mức đầu tư), khu du lịch có khuôn viên đẹp, lãng mạn và yên tĩnh.
Các cơ sở lưu trú tăng lên nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình là 28%/năm, công suất sử dụng các cơ sở này thay đổi theo tính thời vụ của hoạt động du lịch. Các khu vui chơi, giải trí ở Điện Biên đang được đầu tư, phát triển nâng cấp. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian lưu trú của khách và tăng thêm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên mức phát triển của loại hình dịch vụ này còn nhiều hạn chế, hình thức đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn, cần quan tâm đầu tư hơn nữa. Mặt khác do điều kiện địa hình miền núi nên hoạt động giao thông đường bộ, đường hàng không còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời kì mùa mưa, thời kì có sương mù... Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Nhìn chung tiêu chí này đánh giá là tương đối bền vững.
Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh tăng lên nhanh chóng, từ 1700 lao động năm 2004 lên 8000 người năm 2013, cho thấy lực lượng lao động đã được quan tâm , bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du lịch, tuy nhiên trình độ chuyên môn của lao động trong ngành vẫn còn hạn chế, ít có khả năng giao tiếp ngoại ngữ, cần đào tạo thêm.
Vì vậy, những người làm công tác quản lí và quy hoạch du lịch cần nhận ra tầm quan trọng của lực lượng lao động để có hướng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của tài nguyên môi trường đối với sự phát triển bền vững của ngành.
* Cơ sở hạ tầng
Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng là những yếu tố cơ bản nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch, quan trọng nhất là thệ thống giao thông vận tải, thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước và cung cấp điện. Các di tích lịch sử hiện nay tại Điện
Biên đã và đang được trùng tu, tôn tạo, song vẫn giữ được nét nguyên bản. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ liên huyện được cải tạo, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của du khách. Để đến Điện Biên, du khách có thể theo tuyến đường bộ hoặc đường hàng không. Với tuyến đường bộ, du khách có thể xuất phát tại các điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai. Trong những năm gần đây hệ hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước của tỉnh có sự tăng trưởng vượt bậc, từng bước được nâng cấp phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.
Với sự hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đang triển khai nâng cấp, mở rộng tuyến đường E2 từ Điện Biên đi Phoong Sa Ly (Lào) qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang; tuyến Điện Biên đi Luông Pra Băng qua cửa khẩu Na Son – Huổi Puốc. Ngoài ra, các tuyến đường Mường Nhé – A Pa Chải; tuyến xe khách Điện Biên – Mường Khoa (Phoong Sa Ly) – U Đôm Xay (Lào) và ngược lại được hoàn thành đã thúc đẩy nhu cầu đi du lịch giữa hai bên và khách du lịch quốc tế đến từ nước thứ 3. Bên cạnh đó, cảng hàng không Điện Biên Phủ được Chính phủ xác định là sân bay quốc tế tiểu vùng, từ đây sẽ mở đường bay đến một số nước trong khu vực. Trong số các đường bay được mở, đường bay đi Luông Pra Băng được coi là đầu mối quan trọng để đưa khách du lịch từ các tỉnh Bắc Lào, Đông bắc Thái Lan, khách du lịch từ nước thứ 3 đến với Điện Biên và các tỉnh trong vùng.
Tóm lại: Qua nghiên cứu về thực trạng du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên
thấy rằng du lịch Điện Biên đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Điện Biên có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Điều này còn được thể hiện ở các giá trị của các tài nguyên tự nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạng sinh học cao, môi trường chưa bị ô nhiễm, lao động dồi dào, cần cù. Giao thông đi và thông tin nhanh chóng, giá trị tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn. Song việc khai thác tiềm năng du lịch còn thiếu quy hoạch toàn diện. Các hoạt động du lịch chủ yếu vẫn là du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái chưa được chú trọng đầu tư. Vẫn
vững trong tương lai, các loại hình dịch vụ chưa thực sự đa dạng, công tác quy hoạch chưa thực sự chặt chẽ dẫn tới tình trạng đầu tư xây dựng tự phát làm phá vỡ cảnh quan môi trường. Trên thực tế hoạt động du lịch Điện Biên vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, tính bền vững chưa cao.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH
3.1. Cơ sở định hƣớng
- Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch không chỉ đơn thuần đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một vùng, một đất nước mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội như : cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương, phân phối lại thu nhập, tái sản xuất sức lao động cho xã hội, góp phần tạo sự hiểu biết giao lưu giữa các dân tộc.
Do đó, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng trong phần “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì 2001 - 2010” đưa ra : Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm.
Hiện nay theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng chính phủ ngày 22/01/2013 đã xác định các quan điểm phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i ; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn của từng địa phương.
- Chủ trương của tỉnh
Theo quyết định phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển tổng hợp du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020” ngày 31/01/2008 với quan điểm phát triển du lịch nhanh, bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
đầu tư cơ sở vật chất tạo đà phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ tài nguyên du lịch.
3.2. Định hƣớng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh
3.2.1. Thị trường và sản phẩm du lịch
- Thị trường:
+ Các thị trường trọng điểm: Bao gồm một số thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, thị trường Mỹ, các nước ASEAN và thị trường nội địa từ các tỉnh khác.
+ Thị trường tiềm năng: Có thể xác định các thị trường này gồm các nước khối Bắc Âu, Ấn Độ, Canada… Đối với thị trường tiềm năng cần quan tâm đến khách du lịch đến từ Nga, Hà Lan, Ý, Thụy Điển.
- Các sản phẩm dựa trên loại hình du lịch văn hóa - lịch sử + Du lịch tham quan, nghiên cứu tìm hiểu.
+ Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện lịch sử. + Du lịch thăm lại chiến trường xưa.
- Các sản phẩm dựa trên loại hình sinh thái
+ Tham quan nghiên cứu: các điểm tham quan, đa dạng sinh học, hang động…ở các khu vực như Mường Phăng, Pá Thơm, Thị xã Mường Lay.
+ Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, chữa bệnh: bao gồm các khu nước nóng Uva, hồ Pá Khoang…
+ Thể thao leo núi mạo hiểm: có thể phát triển ở rất nhiều nơi.
3.2.2. Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên
Tài nguyên du lịch đều tồn tại dưới một môi trường nhất định, nếu môi trường đó được gìn giữ, bảo vệ cùng với những vẻ nguyên sơ ban đầu thì những tài nguyên du lịch đó càng có sức lan tỏa hấp dẫn cũng như việc thu hút khách du lịch đến tham quan đông hơn. Tuy nhiên không thể chủ trương phát triển du lịch bằng bất cứ giá nào miễn là thu được nguồn lợi kinh tế cao, không tính tới mặt trái của môi trường và văn hóa xã hội. Để làm được điều này cần bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường biện pháp quản lí chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác có nguy cơ gây ảnh
hưởng tới hệ thống tài nguyên môi trường du lịch, kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp các tài nguyên và môi trường du lịch. Trước mắt cần phải có các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, các hồ nước, các khu bảo tồn tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa.
Xây dựng các cơ chế chính sách về quản lí một cách đồng bộ, khuyến khích việc việc khai thác các tiềm năng du lịch, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên... phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lí, từ các cơ quan quản lí nhà nước như: Tổng cục du lịch, Bộ TN&MT... Thực tế, mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách và đầu tư chưa thực sự sâu sắc, do đó không có cơ chế chính sách thích hợp để quy hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch đã làm lãng phí nguồn tài nguyên, thậm chí có thể bị lãng quên hoặc bị tàn phá do không có cơ quan đơn vị hay