Các di tích văn hóa, lịch sử

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 32 - 33)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Các di tích văn hóa, lịch sử

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.

Khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40 km đường bộ và 10 km đường chim bay thuộc xã Mường Phăng huyện Điện Biên. Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng tại Mường Phăng trong vòng 105 ngày (từ 31/1/1954 đến 15/5/1954). Các cơ quan của Sở chỉ huy chiến dịch Đện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ, chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km², được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau có hầm hào, lán trại thuận tiện, phù hợp với tốc độ làm việc khẩn trương của Bộ chỉ huy chiến dịch đảm bảo được bí mật và an toàn tuyệt đối. Tất cả lán trại đều được làm bằng những vật liệu đơn sơ tranh tre vách nứa khai thác ngay tại rừng Mường Phăng [9]. Khí hậu ở đây lại quanh năm mát mẻ nên đây là điểm dừng chân có ý nghĩa lịch sử quan trọng đáng để cho du khách trong và ngoài nước

những người con sinh ra từ đồng ruộng đã làm nên chiến thắng hào hùng, thắng chủ nghĩa thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc mà ý nghĩa của nó đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam.

Theo TS Trần Hữu Sơn – Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai, ngoài cụm di tích phản ánh Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, Điện Biên còn có một tài nguyên du lịch di sản độc đáo khác, đó là kho tàng thần thoại của người Thái về “quê cha đất tổ” Mường Then. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nguồn lực này vẫn chưa được khai thác phục vụ cho du lịch. “Nếu quảng bá và xây dựng sản phẩm tốt, Mường Then sẽ hấp dẫn như một “thánh địa”, như một vùng “đất tổ” thu hút cộng đồng người Thái xấp xỉ 100 triệu người trên thế giới”

Điện Biên còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử khác như: Đền Đại giá Đại vương (xã Mường Thanh, Điện Biên) thờ vị tướng đời Trần hi sinh khi dẹp giặc, thành Bản Phủ (xã Nong Hẹt, Điện Biên) gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Công Chất (1739-1769), di tích Nọng Nhai (xã Thanh Xương, Điện Biên) với tượng đài ghi dấu tội ác của thực dân Pháp ngày 25-3-1954 [10]

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)