6. Cấu trúc của đề tài
2.1.3. Tài nguyên khí hậu, thủy văn
Khí hậu Điện Biên được hình thành dưới sự tác động của các nhân tố như bức xạ Mặt Trời vành đai chí tuyến, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Nét chung của khí hậu Điện Biên là nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh vùng núi và cao nguyên, có chế độ mưa mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh, khô ráo, không khí trong lành, chan hoà ánh nắng.
Chế độ nhiệt trong năm hình thành hai mùa rõ rệt, mùa hè có nền nhiệt khá cao trung bình khoảng 21C – 230C, mùa đông nền nhiệt thấp, dao động trong khoảng từ 14 - 18C. Biên độ dao động nhiệt ngày - đêm lớn, tốt cho các chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể con người. Đặc biệt nhiệt độ có sự phân hoá rất lớn theo độ cao địa hình, ở những độ cao từ 600-700m trở lên, nhiệt độ mùa hè mát hơn hẳn ở vùng thấp và là cơ sở để xây dựng những khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng mùa hè ở vùng nhiệt đới.
Điện Biên có chế độ mưa mùa hè, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300 mm đến 2000 mm. Mùa mưa dài 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9) tập trung khoảng 85-90% tổng lượng mưa năm, trong thời kì này phải hết sức chú ý đến những trận mưa lớn do ảnh hưởng của các hoàn lưu bão, rãnh thấp, hội tụ kinh hướng… có thể sinh ra lũ đột ngột gây cản trở du lịch, leo núi, tham quan
nghiên cứu tự nhiên. Mùa khô là thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm thuận lợi cho các hoạt động du xuân, tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ hội hoa ban, lễ hội đua thuyền đuôi én trên sông Đà. Trung bình hàng năm Điện Biên có khoảng 120-130 ngày mưa. Đánh giá chung về tài nguyên khí hậu đối với sức khỏe con người, phát triển du lịch cho thấy: Điện Biên chế độ bức xạ, mây, nắng, gió, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và chế độ mưa đều khá tốt cho sức khoẻ con người, thuận lợi cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 7 ở những vùng thấp có gió tây khô nóng, các tháng 4 - 5 có thể có tố lốc xảy ra và từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau là thời kỳ có nhiều ngày sương mù. Sương mù một mặt cản trở tầm nhìn của du khách trong các hoạt động du lịch dã ngoại, tìm hiểu tự nhiên, mặt khác phong cảnh hùng vĩ của Điện Biên với sương mù vào buổi sáng và chiều tà cũng là những nét đặc thù của tài nguyên khí hậu du lịch địa phương rất cần được khai thác ở những thời gian, không gian hợp lý.
Điện Biên nằm ở đầu nguồn 3 con sông lớn là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lưu vực sông Đà trên các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có diện tích khoảng 5.300 km2
, chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phần lưu vực này bao gồm 18 phụ lưu lớn nhỏ, trong đó có 5 phụ lưu diện tích lớn hơn 500km2. Các hệ thống sông chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhau tạo nên nhiều thác nước tuyệt đẹp. Mặt khác nước sông tương đối sạch, có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, phát triển loại hình du lịch sông nước.
Điện Biên còn sở hữu nhiều hồ nước nên thơ ẩn hiện giữa núi rừng trùng điệp, nổi tiếng là hồ Pá Khoang ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Là kết quả giữa quá trình nâng kiến tạo cùng quá trình bóc mòn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở lãnh thổ Pa Khoang tạo nên dạng địa hình bào mòn, độ dốc không lớn, tạo nên hệ thống quần thể núi – sông – hồ đa dạng. Hồ rộng tới 600 ha, vào mùa đông sương mờ bao phủ tạo nên phong cảnh huyền ảo, một tiểu vùng khí hậu đặc biệt dễ chịu được hình thành ở đây, bên hồ rộng thấp thoáng
Cách thành phố Điên Biên khoảng 15 km về phía tây nam là hồ UVa có nguồn suối khoáng nóng tự nhiên, nước có tác dụng vật lý trị liệu, chữa các bệnh về xương, khớp, và bệnh ngoài da... Suối nước nóng Hua Pe ở tây bắc thành phố Điện Biên Phủ cùng nhiều nguồn nước khoáng khác nữa đã hình thành nên những điểm du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thu hút đông đảo du khách gần xa. Nguồn nước ngầm của Điện Biên khá phong phú tập trung chủ yếu ở các thung lũng lớn như Điện Biên, Tuần Giáo, các túi nước hình thành ở độ sâu từ 20-200m, nước có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho du khách đến nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Ở ngã ba sông, nơi Nậm Na hợp lưu với sông Đà (Thị xã Lai Châu cũ) có một dải thung lũng hẹp ba mặt là núi, nhìn ra sông. Nơi đây, trên vách núi bên bờ sông Đà còn một bia đá từ năm 1432 ghi lại dấu tích của Lê Lợi trên đường đánh giặc…
Có thể thấy tài nguyên nước, các sông hồ, đặc biệt là các nguồn nước khoáng nóng phục vụ du lịch, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chức năng là một trong những thế mạnh về tài nguyên du lịch của Điện Biên, nếu được nghiên cứu kỹ hơn, quy hoạch và hình thành những khu điều dưỡng nghỉ ngơi chữa bệnh chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch địa phương phát triển.