Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 33 - 36)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Tiêu chí đánh giá

- Sự phát triển bền vững về kinh tế + Chỉ số về GDP du lịch tăng

Du lịch cũng như tất cả các ngành kinh tế khác đều cần sự đánh giá sự phát triển thông qua sự gia tăng về doanh thu. Trên quan điểm phát triển bền vững thì sự gia tăng các chỉ số này chưa phải là quyết định mà cần xem xét vào nhiều yếu tố khác như: giá trị gia tăng đều qua các năm, tương lai phát triển của ngành, ảnh hưởng của ngành đến xã hội, môi trường...

+ Chỉ số về khách tăng

Trên quan điểm phát triển du lịch thông thường, người ta chỉ quan tâm đến chỉ số về lượng khách. Trên quan điểm phát triển du lịch bền vững thì các chỉ số về số ngày lưu trú, khả năng chi tiêu, mức độ hài lòng và khả năng quay lại của khách lại được quan tâm đánh giá cao hơn. Lượng khách quay trở lại là dấu hiệu quan trọng để xác định tính bền vững trong phát triển du lịch nhìn từ góc độ kinh tế, nó phản ánh chất lượng dịch vụ, tính bền vững của hoạt động du lịch.

+ Chất lượng nguồn nhân lực luôn được nâng cao

Trong hoạt động du lịch, chất lượng nguồn lao động luôn là yếu tố quan trọng và có yếu tố quyết định đến sự phát triển chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch và kết quả cuối cùng là hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

+ Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ.

Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là hạn chế tối đa việc khai thác quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên tự nhiên không tái tạo và các di tích lịch sử văn hóa. Chính vì vậy, số lượng các khu, các điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo và bảo vệ được coi là sự phát triển bền vững của ngành.

- Nội dung về tài nguyên - môi trường:

+ Tác động đến địa hình

 Tích cực:

Nghiên cứu phát hiện thêm những giá trị mới, tôn vinh xếp hạng các giá trị, xác định quyền bất khả xâm phạm các di tích của tài nguyên địa hình. Đề xuất các biện pháp bảo vệ các dạng tài nguyên địa hình, khai thác tài nguyên địa hình địa chất theo hướng lâu dài và bền vững.

Thông qua việc bảo vệ rừng, các dự án quy hoạch phát triển du lịch có thể giúp cho các dạng địa hình núi không bị xói mòn rửa trôi.

 Tiêu cực

Do các biện pháp bảo vệ, tôn tạo trong việc thực hiện các dự án quy hoạch không hợp lí đã làm thay đổi diện mạo của địa hình. Việc san ủi lấy mặt bằng, lấy vật liệu xây dựng kết cấu hạ tầng đã làm thay đổi bề mặt địa hình, làm xấu cảnh quan tự nhiên.

+ Tác động đến tài nguyên nước

 Tích cực

Các dự án quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả được lập và thực hiện trên các quan điểm phát triển bền vững có thể tiến hành nghiên cứu và thực thi các biện pháp phòng ngừa để nâng cao chất lượng nước.

 Tiêu cực

Việc thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng đầu nguồn đã làm cho chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt giảm đi nhanh chóng.

+ Tài nguyên sinh vật

 Tích cực

Nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch, nhất là các dự án nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên và môi trường để tiến hành điều tra khảo sát, nghiên cứu thống kê các hệ sinh thái, đa dạng sinh học để phát hiện ra các loài mới, đặc điểm sinh sống của chúng góp phần tôn vinh giá trị tài nguyên sinh vật. Từ đó xây dựng các chiến lược, giải pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên này. Lôi cuốn cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn, cung ứng nông sản cho khách du lịch, chia sẻ lợi ích kinh tế với địa phương góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, giảm sự lệ thuộc đời sống vào rừng của họ để bảo vệ tài nguyên sinh vật.

 Tiêu cực

Tuy nhiên ô nhiễm môi trường cùng với việc mất đi các cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt chăn nuôi là nguyên nhân làm cho các loài động thực vật bị mất đi nơi cư trú, suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nhu cầu của khách về các đặc sản rừng để thưởng thức và làm quà đã gia tăng việc khai thác tài nguyên sinh vật, đe dọa môi trường tự nhiên của chúng.

Như vậy có thể nhận thấy phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng có tác động rất lớn đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng khác nhau; một mặt giúp cho việc phát triển kinh tế nhanh, tạo điều kiện nghiên cứu sâu và tìm ra các giá trị của tài nguyên môi trường nhưng mặt khác nếu lạm dụng quá mức sẽ gây ra tình trạng suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người cũng như sinh vật và cảnh quan tự nhiên.

- Nội dung về văn hóa - xã hội

Du lịch của tỉnh đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên

quá trình đô thị hóa làm tăng dân số, gây sức ép đến tài nguyên, môi trường. Nhiều điểm du lịch tồn tại những nét văn hóa không lành mạnh, tệ nạn xã hội... Như vậy, tiêu chí về văn hóa – xã hội về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)