Giải pháp quản lí tài nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 48 - 49)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3.2. Giải pháp quản lí tài nguyên

Với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Điện Biên, du lịch đã mở cho địa phương này có hướng phát triển mới. Với những tiềm năng tài nguyên du lịch to lớn như khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ, các lễ hội truyền thống của các dân tộc ít người, các danh lam thắng cảnh đẹp…nền kinh tế sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh trong tương lai. Nhưng để trở thành địa chỉ du lịch ấn tượng vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung, Điện Biên còn nhiều việc phải làm.

Ngành du lịch Điện Biên trong những năm qua có những bước phát triển vượt bậc. Dự kiến trong năm 2014, nhân sự kiện 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh sẽ đón 440000 lượt người, tạo ra thu nhập xã hội 540 tỷ đồng, tạo việc làm cho 9000 người. Những con số ấn tượng kể trên là điều đáng mừng song chỉ giúp Điện Biên đứng thứ ba trong các tỉnh vùng Tây Bắc về thu hút khách du

cả nước thời gian gần đây. Nguyên nhân là do tỉnh chưa tập trung nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu điểm nhấn so với các tỉnh khác có cùng phong cảnh thiên nhiên, có cùng tộc người. Chưa kể đến việc bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các điểm du lịch chưa thực sự tốt, nhiều hạng mục công trình còn dang dở, sự biến dạng của các di tích do quá trình đô thị hóa. Nhưng nếu không khắc phục sớm, nguy cơ tụt hậu của du lịch Điện Biên không phải là điều khó hiểu.

Vì thế trọng tâm của chính quyền tỉnh Điện Biên hiện nay là làm tốt việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo tồn, các lễ hội truyền thống, tránh làm biến dạng các tài nguyên này. Quản lí một cách có hệ thống và có những biện pháp thích hợp cho từng loại tài nguyên nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên một cách bền vững.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)