Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 25 - 26)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Vị trí địa lí là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Vị trí địa lí bao gồm vị trí địa lí về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội. Đối với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong khu vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách điểm đến tới nơi phát sinh nhu cầu du lịch ngắn hay dài.

Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9km2

từ 2054’đến 2233’ vĩ độ Bắc và từ 10210’ đến 10336’ độ kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Phongsali của Lào. Cũng như cả vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. Trong suốt chiều dài lịch sử Điện Biên luôn giữ vai trò là vị trí tiền đồn, là địa bàn chiến lược quan trọng trong phòng thủ đất nước. Các di tích lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ, thành Tam Vạn, thành Bản Phủ là những dấu son hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ thành phố Điện Biên Phủ có thể thông thương với các nước bạn qua các cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195 km, đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km và về tới Hà Nội là 474 km. Với vị trí tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc vị trí lãnh thổ Điện Biên ngày nay đã trở thành một dạng tài nguyên vị thế quan trọng. Theo Trần Đức Thạnh “Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP và chủ quyền quốc gia”.

Với vị thế đặc biệt đó có thể thấy tài nguyên vị thế của Điện Biên chính là một trong những cơ sở ban đầu cần thiết cho phát triển du lịch, hợp tác du lịch liên kết vùng miền, nhằm khai thác tốt hơn những tài nguyên du lịch khác của địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)