6. Cấu trúc của đề tài
2.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất
Địa hình Điện Biên có cấu trúc rất phức tạp, được cấu tạo bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp. Độ cao trung bình thay đổi từ 200 - 1800m. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng dần từ tây sang đông. Vùng đồi núi cao có diện tích khoảng 200.000ha, chiếm 65% diện tích toàn tỉnh, với đỉnh cao nhất là Pú Huổi Luông cao 2187m. Vùng đồi núi thấp có diện tích 91.000ha, chiếm 27% diện tích, độ dốc từ 160
- 200.
Các thung lũng, các sông suối nhỏ hẹp phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thung lũng Mường Thanh rộng tới 150.000ha trù phú thơ mộng, đây là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc cung cấp sản phẩm gạo tám Điện Biên thơm ngon nổi tiếng.
Xét trên khía cạnh tài nguyên du lịch “Lòng chảo Điện Biên” còn được quan tâm đến như là một di sản địa mạo hình thành bởi chuyển động kéo tách (pull-apart) của các hệ đứt gãy trượt bằng. Di sản này rất cần được địa phương và các nhà chuyên môn phối hợp triển khai nghiên cứu chi tiết hơn, đánh giá, xếp hạng, quy hoạch bảo tồn hoặc khai thác các giá trị của nó phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng nói chung và của đồng bào tỉnh Điện Biên nói riêng.
Ở độ cao khoảng 1000m đèo Pha Đin như một danh giới chuyển tiếp của tự nhiên, con đường qua đèo là điểm hẹn để nhiều du khách dừng chân, với một bên là vách núi, một bên là vực sâu, các dạng địa hình tự nhiên thi nhau thể hiện những quá trình địa chất độc đáo của mình. Qua đèo Pha Đin du khách sẽ khám phá được thiên nhiên hùng vĩ và ngoạn mục giữa bao la điệp trùng của cảnh núi rừng Tây Bắc.
Điện Biên còn có những dạng địa hình đồi, không gian thoáng đãng thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, tham quan... Bên cạnh những cảnh quan núi - đồi - cao nguyên hùng vĩ, Điện Biên còn có hệ thống những hang động tự nhiên, chứa đựng biết bao hình thù huyền ảo. Cấu tạo địa chất lãnh thổ đã tạo cho Điện
Thơm, Thẩm Khương (xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo)… Đặc biệt là hang Thẩm Báng (xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo) - một hang cổ có vẻ đẹp nguyên sơ, cao gần 100m với nhiều ngách, đã tìm được ở đây một số dấu tích của người xưa như rìu, chày bằng đá. Hệ thống các hang động của Điện Biên không chỉ có giá trị về mặt du lịch mà còn có giá trị về mặt địa chất, mở ra những thời kì khác nhau trong lịch sử phát triển của miền đất này.
Có thể thấy điều kiện địa hình, cảnh quan tự nhiên của Điện Biên là nguồn tài nguyên du lịch quý giá, cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, đánh giá cặn kẽ cho phát triển du lịch. Định hướng du lịch ở Điện Biên cần đầu tư chiều sâu, nghiên cứu kỹ, tỷ mỉ những khía cạnh về địa hình, cảnh quan, hệ thống hang động làm cơ sở tăng thêm luận cứ khoa học cho phát triển du lịch sinh thái, tìm hiểu tự nhiên, văn hóa lịch sử của người bản địa vùng đất này.