Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học

Là một tỉnh miền núi, Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng. Hệ động thực vật phong phú đa dạng, giá trị kinh tế cao. Tỉnh Điện Biên nổi tiếng với các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Phăng, Mường Nhé... là những nơi rừng nguyên sinh có sinh cảnh đa dạng, với nhiều loài cây gỗ quý như lát hoa, chò chỉ, pơ mu và nhiều loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ô đỏ... Nhìn từ trên cao KBTTN Mường Nhé với phong cảnh núi rừng rất có hồn và đẹp như một bức tranh. Như trong giới thiệu về nó: “pha lẫn trong màu xanh của cây rừng, màu vàng rực của hoa cúc quỳ cùng màu vàng đỏ của những đoạn đường đất chưa được trải nhựa, là những nếp nhà sàn, nhà lá với kích cỡ to, nhỏ khác nhau nằm rải rác bên vệ đường, ven suối và xen lẫn trong cả những lùm cây rậm rạp, um tùm, thấp thoáng phía xa xa là những ngọn núi nhấp nhô, lượn

sóng, nối tiếp nhau cùng chạy đua dưới ánh nắng mặt trời” [11]. KBTTN Mường Nhé có tổng diện tích khoảng 310.262 ha gồm 10 xã biên giới là nơi cư trú của các dân tộc ít người: Hà Nhì, Khơ Mú, Mông, Thái... Ở đây có gần 118.000ha đất rừng tự nhiên, trong đó, có rất nhiều cánh rừng nguyên thuỷ như: rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh núi thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn. Nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm.

Theo tài liệu về KBTTN Mường Nhé ở đây có khoảng 291 loài động vật: 55 loài đặc hữu, quí hiếm như: rùa đá, voi, bò tót, gấu chó, hổ, báo, sói đỏ, tê tê, cầy hương, mèo rừng... và 45 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Một số tài liệu nghiên cứu trước đây còn cho thấy: Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, KBTTN Mường Nhé còn khoảng 200 con voi, 300 con bò tót, 35 loài bò sát, 59 loài thú khác và 270 loài chim. Bên cạnh đó, hệ thực vật rừng ở đây cũng khá đa dạng về chủng loại, có khoảng 740 loài thực vật: 35 loài thực vật quí hiếm, 29 loài sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, trong đó, nhiều loài có giá trị đặc biệt về mặt khoa học như: chò đãi, dổi xương, chò nước, lát hoa, chò chỉ, pơ mu, trầm hương,... Riêng cây lấy gỗ có 112 loài, cây thuốc nam quý hiếm có 68 loài.

Với hệ sinh thái rừng phong phú như vậy, KBTTN Mường Nhé được đánh giá là khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao vào loại lớn nhất Việt Nam. Bởi thế, việc bảo toàn KBTTN Mường Nhé có ý nghĩa rất quan trọng, cả về ĐDSH, hệ sinh thái lẫn rừng phòng hộ sông Đà. Trong tương lai gần, nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và nghiên cứu khoa học đối với du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay việc khai thác cho mục đích du lịch còn gặp một số cách trở, việc đầu tư con người, phương tiện cho việc bảo tồn rất hạn chế, tình trạng suy thoái tài nguyên, môi trường vẫn tiếp tục diễn ra.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh điện biên phục vụ phát triển bền vững (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)