NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tạo động lực thúc đẩy người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

- Khung cảnh kinh tế: Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự nói chung và tạo động lực thúc đẩy người lao động nói riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp.

- Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lượng lao động cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động.

- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nguồn nhân lực. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo

những người có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài.

- Luật pháp: là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích của nhà nước. Luật pháp đảm bảo cho sự bình đẳng của mọi cá nhân trên thị trường lao động, ngăn cấm sự phân biệt đối xử trong sử dụng lao động. Khi luật pháp càng có hiệu lực thì người lao động càng an tâm làm việc vì họ không sợ chủ doanh nghiệp bắt ép, đối xử không công bằng và người lao động cũng không thể có những đòi hỏi quá thái với người sử dụng lao động.

1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu riêng nên cần phải có một cơ cấu phù hợp thể hiện sự bố trí, phối hợp các hoạt động của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu đó,

Cơ cấu tổ chức làm rõ mức độ tập trung hay phân quyền trong quản lý, quyền ra quyết định thuộc về ai và mức độ gắn kết nhân viên vào quá trình ra quyết định. Khi có một cơ cấu phù hợp với trách nhiệm rõ ràng, linh hoạt, gọn nhẹ, không chồng chéo thì chi phí quản lý giảm, thông tin phản hồi giữa cấp trên và cấp dưới sẽ nhanh chóng giúp giải quyết tốt các vấn đề phát sinh;

người lao động sẽ thấy rõ địa vị trong tổ chức và họ sẽ chủ động, tích cực hơn trong công việc.

- Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp: Mục tiêu là những trạng thái, cột mốc mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Để đạt được mục tiêu thì doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược định hướng tất cả các hành động của doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Do đó, công tác tạo động lực gắn liền với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

- Quy mô doanh nghiệp: Đa số người lao động đều muốn làm việc trong doanh nghiệp có quy mô lớn, do vậy nếu doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ

thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng, khuyến khích và duy trì lao động.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ doanh nghiệp áp dụng: Trình độ kỹ thuật công nghệ bao gồm toàn bộ dây chuyền, máy móc thiết bị, công cụ lao động cho người lao động. Khi người lao động làm việc với máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo được hứng thú làm việc đạt hiệu quả công việc cao hơn. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị hiện đại là điều kiện cần thiết nhất, nhưng điều này đôi khi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm thiểu số lượng lao động, gây ra sự lo lắng bị mất việc của người lao động. Vì vậy, người lãnh đạo phải hạn chế nỗi lo mất việc của người lao động, khuyến khích người lao động làm việc nâng cao chất lượng của việc thực hiện công việc.

1.3.3. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động

- Tuổi tác, giới tính của người lao động: Tuổi tác và giới tính của người lao động cũng ảnh hưởng đến công tác tạo động lực của doanh nghiệp. Bởi yếu tố tuổi tác và giới tính liên quan tới yếu tố tâm lý của mỗi người. Trẻ có tâm lý khác già, nữ có tâm lý khác nam. Do vậy với mỗi lứa tuổi và giới tính khác nhau thì nhà quản lý cần sử dụng những kích thích khác nhau để phù hợp với mỗi người, từ đó mới phát huy được tác dụng thực sự của các kích thích.

- Trình độ học vấn của người lao động: Trình độ học vấn của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến công tác kích thích lao động của doanh nghiệp.

Người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có đòi hỏi về đãi ngộ cao hơn người có trình độ học vấn thấp.

- Hoàn cảnh gia đình người lao động: Phải căn cứ vào hoàn cảnh của từng người lao động để có hình thức động viên kịp thời. Đối với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn thì những lời động viên chia sẻ của những người quản lý sẽ là một liều thuốc rất hữu hiệu với họ, những món quà động

viên tinh thần dù mang ý nghĩa vật chất nhỏ nhưng lại chứa đựng một giá trị tinh thần to lớn. Từ đó họ sẽ thấy mình gắn bó với doanh nghiệp hơn, cố gắng cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC

THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Tạo động lực thúc đẩy người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)