CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI
3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Sự biến động của quy mô đào tạo trong giai đoạn hiện nay…
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề đào tạo nghề đang là vấn đề bức xúc của cả nước. Việc cân đối lực lượng lao động đang là vấn đề cấp bách của các cấp, các ngành nhằm giải quyết tình hình thực tế “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay. Do vậy, phải nắm bắt và phân tích được đầy đủ về môi trường và quy mô đào tạo thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
a. Căn cứ pháp lý
Các văn bản trung ương
- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
- Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ- CP ngày 04/7/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
- Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020.
- Quyết định 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 Phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực Asean, quốc tế giai đoạn 2012-2015”.
- Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 Phê duyệt quy hoạch phát
triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
- Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề.
- Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giảng viên, giáo viên dạy nghề.
- Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 ban hành quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
- Thông tư 19/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/7/2011 quy định chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề.
- Thông tư 53/2011/TTLT-BGDDT-BLĐTBXH-BQP-BTC hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh.
- Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Các văn bản của thành phố
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010-2015.
- Nghị quyết số 66/2008/NQ-HĐND ngày 03/7/2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
- Quyết định số 9484/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND thanh phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 5882/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 của UBND thanh phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” và Quyết điịnh số 2551/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” .
b. Bối cảnh trong và ngoài nước
* Bối cảnh trong nước
- Theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020, nước ta trở thành nước công nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85%. Với yêu cầu đó, đầu tư dạy các nghề trọng điểm thuộc ngành công nghiệp hiện nay là đúng định hướng và hết sức cần thiết.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế biển của vùng; nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao của vùng là rất lớn, nhất là các nghề trọng điểm đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đặt ra yêu cầu phải đào tạo để đáp ứng. Việc tuyển sinh, dạy nghề và cơ hội việc làm của các nghề trọng điểm sẽ gặp rất nhiều lợi thế.
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định, một trong những hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội thành phố là phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin; với lợi thế có 6 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, 1 khu công nghệ thông tin tập trung, gần 10 ngàn doanh nghiệp, nên nhu cầu nhân lực rất lớn ở các nghề như Cơ điện tử, Công nghệ Ô tô, Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, Cơ điện lạnh thủy sản, Quản trị mạng máy tính mà dự án đang đề cập. Việc đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt chuẩn để đào tạo các nghề nêu trên là hết sức cần thiết.
* Bối cảnh ngoài nước
- Kinh tế quốc tế đang đặt ra yêu cầu phải thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng tăng nhanh đội ngũ lao động qua đào tạo nghề cả số lượng và chất lượng, nhất là tỷ lệ công nhân kỹ thuật, thợ giỏi trong lĩnh vực công nghệ cao. Chất lượng của các nghề trọng điểm sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn lao động nước ta trên trường quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu, chiến lược của Nhà trường Mục tiêu:
Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng trở thành Trường điểm hàng đầu của khu vực miền Trung và cả nước. Tăng quy mô đào tạo trên cơ sở hài lòng và thoả mãn của khách hàng. Qua đó góp phần đánh bóng thương hiệu của Nhà trường và vững mạnh trên thị trường cả nước và khu vực.
Chiến lược:
- Tiếp tục cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh, sinh viên khi ra trường.
- Không ngừng nâng cao năng lực quản lý và nâng cao đời sống cho người lao động; cải thiện môi trường làm việc; hoàn thiện chính sách trả lương hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và có tính gắn kết.
- Tăng cường công tác đào tạo cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3.1.3. Các quan điểm có tính định hướng khi xây dựng các giải pháp a. Các giải pháp tạo động lực phải phục vụ cho mục tiêu, chiến lược của Nhà trường
Mọi hoạt động trong Nhà trường đều xuất phát từ mục tiêu, chiến lược của Nhà trường, do đó các giải pháp tạo động lực phải phục vụ cho mục tiêu chiến lược của Nhà trường mới được áp dụng.
b. Các giải pháp tạo động lực phải đảm bảo tính khoa học, thực tế và hiệu quả
Các giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác tạo động lực trong lao động phải phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường, tức là các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho cả người lao động và Nhà trường.