IV. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3. Thành tựu chiến lược
3.2. Phân tích thành tựu về tài chính
● Phân tích các thông số thị trường
Giá cổ phiếu của Starbucks tăng đều qua 5 năm gần đây cho thấy cổ phiếu của công ty được đánh giá khá cao trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu của Starbucks tính đến năm 2018 là 56.6 USD tăng 2.3% so với năm ngoái. Mức sinh lợi trên cổ phiếu của Starbucks có sự biến đổi tuy nhiên không nhiều vẫn ổn định ở mức 28,47% vào năm 2018.
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Giá cổ phiếu 34,8184 49,8031 53,6006 55,1595 56,5724 Chỉ số P/E 23,08 34,63 27,17 18,43 28,47
Chỉ số thu nhập trên cổ phiếu của Starbucks ổn định hơn so với Dunkin với tốc độ tăng 7.81%/ năm. Từ năm 2014-2018 có sự chênh lệch chỉ số giữa hai thương hiệu không nhiều và cuối năm 2018 chỉ số EPS của Starbucks đạt 3.24 USD trong khi đó với Dunkin là 2.71 USD.
81
● Phân tích doanh thu:
Năm 2008 Starbucks đã tuyên bố sứ mệnh mới, đồng thời tập trung phần lớn vào lĩnh vực kinh doanh café nhờ đó doanh thu của Starbucks liên tục tăng trong vòng 10 năm qua. Với doanh thu cao nhất vào năm 2018 đạt 24.720 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng doanh thu là 10,4% so với năm 2017. Trong khi đó đối thủ của Starbucks là Dunkin Donut chỉ tốc độ tăng trưởng là 3,61%.
82
● Phân tích dòng ngân quỹ:
Ngân quỹ đầu tư của Starbucks chủ yếu cho các hoạt động xây dựng cửa hàng, đầu tư mua trang thiết bị do đó dòng tiền ra chủ yếu của Starbucks là dòng ngân quỹ đầu tư chiếm tỷ trọng cao. Dòng ngân quỹ của Starbucks tương đối ổn định với dòng tiền ra chủ yếu để đầu tư mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2008 200
9
201
0 2011 201
2 2013 201
4 2015 2016 2017 2018 Ngân quỹ
hoạt động
kinh doanh 1.259 1.38 9
1.70 5
1.612
1.75 0
2.908
608
3.749
4.698
4.252
11.93 8 Ngân quỹ từ
hoạt động đầu tư
(1.08 7)
(421 )
(790 )
(1.02 0)
(974 )
(1.41 1)
(818 )
(1.52 0)
(2.22 3)
850
(2.36 2) Ngân quỹ từ
hoạt động tài
chính (185)
(642 )
(346 )
(608)
(746 )
108
(623 )
(2.25 7)
(1.87 3)
(3.07 9)
(3.24 3) Ngân quỹ
ròng (12)
330
564
(16)
41
1.387
(867 )
(178)
599
334
6.294
83
● Phân tích tài sản - nguồn vốn
Cơ cấu tài sản của Starbucks có sự biến động và không đồng đều qua hơn 10 năm.
Tỷ lệ sử dụng tài sản ngắn hạn thường ở trong khoảng trên 30% tổng số tài sản, nhưng trong giai đoạn từ 2010-2013 có sự thay đổi tăng lên đến hơn 50% do trong giai đoạn này công ty đóng cửa những cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Đồng thời vào cuối năm 2018, công ty này sẽ đóng 150 cửa hàng và cắt giảm mạnh tài sản dài hạn hoạt động yếu kém tại Mỹ.
Những cửa hàng bị ảnh hưởng thường nằm ở vùng ngoại ô, thị trường đã bão hòa.
Cơ cấu nguồn vốn về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này do đó tỷ trọng nợ phải trả chiếm đến 60% vào năm 2013 và hơn 80% vào cuối năm 2018. Vốn chủ sở hữu của Starbucks tăng với tốc độ khá ổn định với 7.75%/năm nhưng có sự biến động trong năm 2018 với mức vốn là $ 1,176, giảm 78,45% so với năm 2017.
84
Tốc độ tăng tài sản của công ty 11.5%/năm trong đó tăng tiền mặt tăng 36.4%/năm , công ty vẫn duy trì tốc độ tăng 8.5%/năm hiệu quả tăng doanh thu. Tuy nhiên có sự tăng đột biến về khối lượng tài sản vào từ năm 2017-2018 với tốc độ tăng là 68.147%. Tuy nhiên, nhìn chung kinh doanh hoạt động cửa hàng với khối lượng tài sản lớn nhưng Starbucks vẫn đạt được hiệu suất sử dụng tài sản cao
85
Khả năng thanh toán của Starbucks khá ổn định, tuy nhiên vào năm 2013 trở đi tính thanh toán giảm xuống dưới 1 cho thấy doanh nghiệp khó có khả năng huy động tài sản để thanh toán ngay các khoản nợ. Tuy nhiên vào những năm gần đây tính thanh toán bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại đạt 1.17 vào năm 2018. Con số này lớn hơn 1 tức là tài sản ngắn hạn của công ty đủ sức tài trợ cho các khoản phải trả ngắn hạn mặc dù tính thanh khoản của Starbucks thấp hơn Dunkin
● Phân tích khả năng sinh lợi
Starbucks đảm bảo khả năng sinh lợi trên vốn chủ đầu tư với tốc độ tăng trung bình 4.97%/năm trong khi đó Dunkin do chịu những khoản nghĩa vụ phải trả trong nhiều năm thâm hụt vốn chủ sở hữu do đó khả năng sinh lợi trên vốn chủ âm và biến động rất lớn trong 10 năm qua. Phải đến năm 2017 mới do dấu hiệu tăng trở lại của chỉ số ROE.
86
Starbucks duy trì tốc độ tăng trưởng ROA cao nhưng chưa ổn định ở mức 4.56%/năm do việc đạt được hiệu quả trong sử dụng tài sản với chỉ số sinh lợi trên tài sản cao hơn khá nhiều so với đối thủ lớn nhất trong ngành đạt 28.45% năm 2017 trong khi Dunkin đạt khả năng sinh lợi trên tài sản 8.08%. Tuy nhiên, Dunkin đang cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản với tốc độ trưởng khá cao và ổn định trong những năm gần đây.
87
Lợi nhuận hoạt động biên của Starbucks nhìn chung tăng tuy nhiên có sự biến động về lợi nhuận hoạt động biên vào năm 2013 do việc kinh doanh không hiệu quả bởi các cửa hàng. Tốc độ tăng trưởng của công ty khá cao đạt khoảng gần 5.7%/năm
Cùng với đó lợi nhuận ròng biên của công ty cũng có khuynh hướng tăng trưởng ổn định tương tự đạt 6.5%/ năm qua 10 năm. Tuy nhiên do Starbucks không nhượng quyền thương hiệu nên chi phí mở cửa hàng khá cao do đó lợi nhuận còn thấp.
● Kết luận:
88 Điểm mạnh:
- Đây là một thương hiệu khá nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh cafe với lịch sử phát triển của công ty khá lâu đời và độ nhận diện của người dùng khá cao.
- Hệ thống cửa hàng rộng lớn trải dài ở nhiều châu lục trên thế giới, giúp starbucks khẳng định thương hiệu, chiếm thị phần lớn trên thị trường so với đối thủ.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu khá đồng đều và ổn định qua từng năm và không có sự đột biến trong giai đoạn 10 năm qua
- Sử dụng dòng ngân quỹ hiệu quả thông qua việc đầu tư để thu lợi từ hoạt động kinh doanh giúp dòng ngân quỹ ròng ổn định qua mỗi năm
- Sử dụng tài sản để tăng hiệu quả doanh thu bằng cách tự xây dựng các cửa hàng của mình để dễ dàng quản lý, kiểm soát chất lượng tối ưu hơn so với đối thủ
- Đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao được Starbucks đào tạo bài bản, tạo nên sự đồng đều về chất lượng ở mỗi khu vực
Điểm yếu
- Số lượng cửa hàng khá lớn, đây là một khó khăn thách thức cho đội ngũ quản lý của công ty.
- Nợ phải trả tăng qua từng năm do việc sử dụng các nguồn vốn vay để xây dựng hệ thống cửa hàng và mua trang thiết bị đầu tư tốn khá nhiều chi phí - Tính thanh toán thấp hơn so với đối thủ
- Lợi nhuận chưa cao do chi phí quản lý hoạt động, xây dựng hệ thống cửa hàng và đào tạo đội ngũ nhân viên bởi việc không nhượng quyền của Starbucks
89