Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.3. Giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú ở trường tiểu học
1.3.1. Đặc điểm trường tiểu học bán trú và đặc điểm học sinh của nhà trường
* Đặc điểm trường tiểu học bán trú
Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản
lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trong công tác giáo dục, bậc Tiểu học là bậc học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển con người làm chủ tương lai cho đất nước. Trong đó giáo dục nếp sống văn minh là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản nhất trong các bậc học của học sinh nhằm làm cho nhân cách được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức, có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh.
Được hình thành từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, mô hình trường bán trú (BT) là loại trường chuyên biệt. Ngoài nhiệm vụ giáo dục của trường phổ thông, trường bán trú còn thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn cán bộ, lực lượng lao động có trình độ văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, hệ thống trường bán trú đã hình thành và phủ kín các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ em dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng.
Hệ thống trường bán trú đã trở thành mái nhà chung, là cánh cửa mở ra tương lai cho hàng nghìn học sinh người dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ở chung một mái trường, xa gia đình đó là thực tế chung của rất nhiều học sinh tại các trường bán trú toàn quốc. Với các em, thầy giáo, cô giáo tại đây không chỉ truyền thụ cho kiến thức mà còn là chỗ dựa tinh thần, hướng dẫn các em những kĩ năng ứng xử, ăn, uống, ngủ, nghỉ để các em rèn luyện nên người. Trong công tác giáo dục đời sống bán trú, nhà trường luôn gắn kết chặt chẽ giữa dạy chữ với rèn người. Nhà trường tổ chức thực hiện nhiều chuyên đề như giáo dục và chăm sóc sức khỏe vị thành
niên; công tác vệ sinh cá và bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; giáo dục và rèn luyện NSVM cho học sinh ở các trường bán trú.
Đến nay, tất các dân tộc thiêu số của nước ta đều có con em theo học tại trường bán trú. Các trường đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc thiểu số. Những giải pháp tích cực của ngành GD và ĐT cùng các địa phương đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường bán trú.
Học sinh các trường bán trú có phẩm chất tốt, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu các nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh, tiên tiến thông qua các hoạt động của nhà trường.
Giáo dục NSVM là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ văn minh hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua hành vi NSVM. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, giáo dục NSVM cho học sinh Tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Vì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này. Các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi nếp sống văn minh đều được xây dựng từ đây. Đó là các ý thức như: giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay lịch sự,…
Vấn đề giáo dục nhân cách, hình thành NSVM luôn là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà trường. Và đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hơn bao giờ hết, các nhà trường tiểu học cũng cần xác định rõ mục tiêu của giáo dục học sinh nếp sống văn minh và coi đây là yếu tố không thể thiếu được trong hành trình đưa các em trở thành con người hữu ích của xã hội.
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ. giáo dục NSVM là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của ông cha, biết điều hay lẽ phải, tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người kém may mắn hơn…
Công tác học sinh bán trú là một nội dung giáo dục đặc thù quan trọng trong kế hoạch giáo dục học sinh của các trường bán trú.
+ Tầm quan trọng của quản lý công tác học sinh bán trú.
Thông qua quản lý, các hoạt động của công tác học sinh bán trú được thực hiện như: tổ chức và quản lý học sinh bán trú, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng học sinh, tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục có mục đích nhằm tăng cường quá trình tự học, tự giáo dục... Hoạt động công tác học sinh bán trú gồm:
- Tổ chức và quản lý học sinh bán trú.
- Tổ chức giáo dục học sinh bán trú.
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh tự học.
- Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.
- Tổ chức đời sống tinh thần cho học sinh bán trú.
+ Tính chất của công tác quản lý học sinh bán trú.
- Tính tuân thủ pháp luật.
- Tính phù hợp, tự nguyện.
- Tính mềm dẻo, linh hoạt.
Trường bán trú tiểu học là đơn vị cơ sở của bậc tiểu học nên quản lý trường tiểu học là khâu cơ bản của hệ thống quản lý ngành học. Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên để họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục học
sinh thực hiện mục tiêu đối với từng độ tuổi và mục tiêu của bậc học. Đối tượng quản lý trường bán trú tiểu học là học sinh từ 6 đến 11 tuổi. Đối tượng quản lý này, tính chủ động thấp, còn non nớt và hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể trong các nhà trường không chỉ đóng vai trò là nhà giáo mà còn là người mẹ, người cha thứ hai của học sinh nhằm vun đắp tập hồn học sinh, chăm sóc thông qua giao tiếp tình cảm, tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hàng ngày tại trường.
Quản lý thực sự là việc lựa chọn các giải pháp, biện pháp quản lý sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, đồng thời cũng chính là ta biết cách tận dụng những lợi thế ta có, từ đó khắc phục giảm thiểu những bất lợi trong công tác quản lý theo đúng xu hướng thời đại, biết tận dụng và khai thác tối đa những phương tiện hiện đại, khoa học kĩ thuật hiện đại vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả.
+ Quản lý nhân lực (con người, bộ máy): đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh; các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường; bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện công tác học sinh bán trú; năng lực, phẩm chất, khả năng đáp ứng, sở trường, kinh nghiệm,...
+ Quản lý vật lực: Đất lai, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện đáp ứng khác.
+ Quản lý tài chính: Các nguồn tài chính có thể phục vụ cho công tác HS bán trú (ngân sách Nhà nước cấp, nguồn xã hội hóa, các nguồn thu hợp pháp khác của nhà trường).
* Công cụ quản lý.
+ Xây dựng Kế quản lý và Kế hoạch hoạt động công tác học sinh bán trú năm học.
+ Ban hành nội quy quy định về công tác HS bán trú của nhà trường.
+ Tổ chức bộ máy quản lý HS bán trú.
+ Xây dựng bộ công cụ (Tiêu chí) đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của công tác học sinh bán trú trong nhà trường.
Người quản lý của một nhà trường có biện pháp quản lý phù hợp với trường mình thì công tác quản lý ở đó sẽ tốt, phong trào sẽ từng bước đi lên và chất lượng giáo dục ở đơn vị đó sẽ tốt và bền vững hoặc ngược lại.
* Đặc điểm học sinh trường tiểu học bán trú:
Học sinh trường tiểu học bán trú chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, các nét tâm lý như ý chí, óc quan sát, tính kiên trì, tính kỷ luật, các kỹ năng sống cần thiết... Do các em quen sống trong môi trường nông thôn miền núi tự do trong sinh hoạt nên khi bước sang môi trường tập trung với những yêu cầu cao mang tính kỷ luật, quy định chung, chặt chẽ là một khó khăn mà các em không dễ khắc phục và hình thành ngay.
Học sinh bán trú thường có hoàn cảnh kinh tế gia đình ở mức trung bình, nhiều em là con hộ nghèo và cận nghèo. Trong thời gian học tập tại trường, các em có ở tại trường.
Trong học tập, nhiều em chưa tích cực, chủ động, chưa có phương pháp học tập đúng đắn, động cơ và mục đích học tập chưa rõ ràng; các em ngại giao tiếp, trao đổi với bạn bè và thầy cô. Do ở vùng núi, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều bậc cha mẹ do thiếu hiểu biết về chăm sóc con cái hoặc điều kiện kinh tế không cho phép nên thiếu sự quan tâm đúng mức tới con em mình...
Từ các đặc điểm nêu trên đòi hỏi các hoạt động học tập dành cho học sinh bán trú phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và hoàn cảnh của các em. Các lực lượng giáo dục, đặc biệt là nhà trường cần biết phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển tâm lý lứa tuổi này, để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, quản lý phù hợp, phát huy được tính tích cực chủ động của các em, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập.