Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.4. Quản lý giáo dục “Nếp sống văn minh” cho học sinh trường tiểu học bán trú
- Nắm rõ đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán của từng dân tộc trong cộng đồng học sinh các dân tộc trong nhà trường.
- Vai trò của các nhà trường bán trú đối với HS của mình là toàn diện và trực tiếp.
- Môi trường đa dân tộc và đa văn hóa.
- Những thay đổi về đạc điểm tâm lý nhận thức của học sinh.
- Sự thay đổi và thích nghi với môi trường học tập, sinh hoạt của HS dân tộc khi về trường bán trú.
Các trường bán trú tổ chức hoạt động công tác HS bán trú bao gồm các hoạt động chính sau:
- Tổ chức và quản lý học sinh bán trú.
- Tổ chức giáo dục học sinh bán trú - Tổ chức và hướng dẫn học sinh tự học.
- Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.
- Tổ chức đời sống tinh thần cho học sinh bán trú.
1.4. Quản lý giáo dục “Nếp sống văn minh” cho học sinh trường tiểu học bán trú
1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú
Nhiệm vụ đầu tiên cơ quan quản lý giáo dục, ban giám hiệu các trường tiểu học trong quản lý hoạt động giáo dục NSVM là quản lý việc đánh giá, xác định yêu cầu của việc quản lý giáo dục NSVM đánh giá đội ngũ giáo viên, cụ thể: Đánh giá đội ngũ xác định yêu cầu cũng như đưa ra những kết luận về các nội dung cần giáo dục.
Trong khi khảo sát có thể điều chỉnh nội dung khảo sát cho phù hợp với điều kiện, sát với hoàn cảnh thực tiễn. Sau khi khảo sát, tiến hành phân tích các thông tin đã thu thập được. Dựa vào kết quả phân tích, định hướng về những nội dung cần thiết phải bồi dưỡng, tiến hành triển khai bồi dưỡng thí điểm để rút kinh nghiệm, sau đó lập kế hoạch để triển khai bồi dưỡng trên diện rộng. Để xác định nhu cầu bồi dưỡng một cách chính xác thì cơ quan quản lý giáo dục cũng như BGH các trường tiểu học cần tìm hiểu kỹ nhận thức giáo viên về sự cần thiết, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức. Giáo viên tiểu học trong các nhà trường cần có kiến thức giáo dục NSVM đa dạng và phong phú. Vì vậy cần phải xây dụng tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn, trau dồi kiến thức. Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành các nội dung tiếp theo.
Xây dựng là kế hoạch chức năng quan trọng của hoạt động quản lý. Xây dựng kế hoạch thường xuyên liên tục, cập nhật cái mới, phương pháp giáo dục mới. là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý giáo dục. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện,, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng.
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục NSVM mang tính dài hạn được dựa trên nhu cầu phát triển giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung và cần có sự phân loại để xác định phân loại cho từng hình thức cụ thể. Kế hoạch giáo dục ngắn hạn phải được cơ quan quản lý giáo dục xây dựng thông qua việc kiểm tra, đánh giá của hoạt động giáo dục NSVM.
Mục tiêu tiền đề cho việc xây dựng chương trình giáo dục NSVM. Trong xây dựng cần xây dựng mục tiêu cụ thể hóa, tiêu chuẩn hóa, tính dự báo. Mục
tiêu càng cụ thể càng thiết thực, càng phù hợp thì càng có nhiều khả năng biến thành hiện thực.
Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục NSVM. Cơ quan quản lý cần xác định hoạt động giáo dục NSVM hướng vào đối tượng nào, đồng thời xác định những kiến thức, kỹ năng và có thái độ cho đối tượng cần giáo dục. Dự kiến các nguồn lực(nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động giáo dục. Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng cho những ai để làm công việc giáo dục NSVM.
Dự kiến các biện pháp thực hiện và hình thức thực hiện mục tiêu. Dự kiến các hình thức tổ chức là việc làm không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi triển khai chương trình giáo dục. Nó thể hiện tổ chức tập trung về thời gian, hay tập trung giai đoạn… và cuối cùng là đánh giá.
Tóm lại, xây dựng kế hoạch giáo dục NSVM là khâu đầu tiên của quá trình quản lý bằng kế hoạch. Kết quả của nó chính là chương trình hành động của cơ quan QLGD trong hoạt động giáo dục NSVM tạo tiền đề cho quá trình quản lý hoạt động giáo dục.
1.4.2. Tổ chức giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú Tổ chức là chức năng được tiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu hoạt động được đưa ra trong kế hoạch thực hiện.
nhờ đó mà tạo ra mối quan hệ giũa các đơn vị, các bộ phận liên quan trong bộ phận được liên kết thành bộ máy thống nhất, chặt chẽ và cơ quan QLGD có thể điều phối các nguồn lực phục vụ ngày một tốt hơn cho quản lý hoạt động giáo dục NSVM. Phương pháp làm việc của cơ quan QLGD có nghĩa quyết định cho việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực. Để tổ chức tốt kế hoạch thì cơ quan QLGD cần thực hiện các vấn đề sau: Tổ chức tốt bộ máy nhân lực để thực hiện hoạt động giáo dục NSVM cho học sinh. Điều đó có nghĩa là tổ chức như thế nào, bồi dưỡng cái gì… Người trực tiếp giáo dục học sinh có thể là giáo viên hoặc các đoàn thể.
1.4.3. Chỉ đạo giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú
Chỉ đạo là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, xét từ những phạm vi cá nhân, tập đoàn, quốc gia, nhóm quốc gia. Đây cũng là một hoạt động mang ý nghĩa quyết định mang tính chất sống còn của chủ thể tham gia các hoạt động xã hội, nhân loại. Quản lý chỉ đạo đúng đắn thành công, ổn định phát triển bền vững. Còn chỉ đạo sai dẫn đến thất bại.
Chỉ đạo vốn là chức năng được thể hiện rõ rang trong nội hàm của khái niệm quản lý. Cũng chính chức năng thể hiện năng lực của chủ thể quản lý trong công tác quản lý giáo dục NSVM. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều kiện hệ thống cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong quá trình quản lý, nhà trường phải thường xuyên nắm chắc vai trò chỉ đạo, điều hành của mình, xử lý thông tin chính xác, kịp thời, chỉ đạo mọi hoạt động một cách đúng đắn, kiên quyết để quá trình quản lý GDNSVM đạt hiệu quả cao.
Điều khiển bộ máy hoạt động hiệu quả bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú
Hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Chức năng này xuyên suốt chu trình quản lý hoạt động giáo dục NSVM.
Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch giáo dục NSVM cho học sinh bán trú tiểu học tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch giáo dục có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của giáo dục NSVM không? Cách thức tổ chức tiến hành giáo dục như thế nào để có hiệu quả? Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những quyết định điều chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết.
Để làm tốt việc kiểm tra cần thực hiện những nội dung sau: Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới; Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch; Điều chỉnh:
Phát huy thành tích, uốn nắn và sửa chữa những sai lệch, xử lý những vi phạm.
Các hình thức tiến hành kiểm tra: Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra định kỳ (Theo thời gian); Kiểm tra toàn diện, Kiểm tra chuyên đề (Theo nội dung);
Kiểm tra trục tiếp; kiểm tra gián tiếp (Theo phương pháp); Kiểm tra toàn bộ, Kiểm tra có lựa chọn (Theo số lượng của đối tượng kiểm tra). Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục NSVM cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia GD. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và hiệu quả của hoạt động này. Sau đó tiến hành đánh giá kết của hoạt động giáo dục NSVM trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động, là quá trình không thể thiếu được trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Kiểm tra gắn liền với đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu, phân tích được nguyên nhân thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Bên cạnh đó, kiểm tra còn có chức năng khuyến khích, động viên người làm tốt, ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra.
Chức năng này liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh kết quả hoạt động của hệ thống. Nó thực hiện xem xét tình hình thực hiện công việc so với yêu cầu để từ đó đánh giá đúng đắn.
Kiểm tra, đánh giá là sự so sánh đối chiếu trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được hình thành ở người học với những yêu cầu xác định của mục
tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo. Mục tiêu dạy học là cơ sở cho việc xác định nội dung, xây dựng chương trình dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức quá trình dạy học. Đồng thời mục tiêu dạy học chi phối toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, từ việc xác định mục đích kiểm ta, đánh giá đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, yêu cầu kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình dạy học, song cũng có thể xem là bước khởi đầu cho chu trình tiếp theo với chất lượng mới hơn của cả một quá trình.
Từ một phương diện khác, có thể xem kiểm tra, đánh giá là hoạt động nhằm rút ra những phán đoán về giá trị đạt được và những quyết định cần thiết trên cơ sở thông tin và số liệu thu thập được.
Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động mà thực chất là quá trình "đo lường", cho nên việc xác định trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng mà học viên đạt được không tiến hành theo phép đo mà bằng thang điểm hay bậc thang xếp hạng.
Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, kiểm tra là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được, đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó. Đánh giá gắn liền với kiểm tra, nằm trong chu trình kín của quá trình dạy học.