Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động về quản lý nếp sống văn

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 63 - 72)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động về quản lý nếp sống văn

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn minh của ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá, để 18 CBQL nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo các mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh của ban lãnh đạo nhà trường

STT Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng các tiêu chí kiểm

tra, đánh giá 5 27.7 5 27.7 8 44.6

2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn minh.

6 33.3 8 44.4 4 22.2

3

Thường xuyên kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn minh của các lực lượng trong nhà trường

4 22.2 8 44.4 6 33.3

4

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống văn minh thông qua kết quả rèn luyện Hạnh kiểm của học sinh

4 22.2 12 66.6 2 11.2

5

Kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục nếp sống văn minh.

4 22.2 10 55.6 7 38.9

Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn minh trong nhà trường còn chưa được quan tâm, nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. Trong nhà trường hoạt động của học sinh được kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo ngày, theo tuần chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá do ban chấp hành đoàn trường, tổ quản lý bán trú xây dựng, triển khai. Công tác kiểm tra đánh giá của ban giám hiệu các nhà trường do đội ngũ CBQL các nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm

tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá là yếu ở mức độ cao với 33.3% ý kiến, việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá nội dung giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh cũng chưa được quan tâm với 44.6 % ý kiến đánh giá mức độ yếu.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các tổ chức đoàn thể, GV nhà trường chưa chú trọng nhiều đến tổ chức hoạt động giáo dục nếp sống văn minh, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng theo mô típ quen thuộc, thường lặp đi lặp lại của các năm nên không phát huy được tính tích cực, sự chủ động tham gia của HS. Cho nên hiệu quả trong giáo dục nếp sống văn minh đối với học sinh chưa được như mong muốn.

Bên cạnh đó, khi tổ chức phỏng vấn đội ngũ CBQL về công tác kiểm tra đánh giá, nhận được kết quả như sau:

Nhà trường thường tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự giờ để xếp loại GV xong nội dung chủ yếu là tập trung vào kiến thức chuyên môn, nội dung đánh giá giờ dạy có lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh chưa được chú trọng, chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng.

Nhà trường chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh, việc chỉ đạo sự phối hợp của đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động giáo dục nếp sống văn minh chưa cụ thể.

Như vậy ban giám hiệu các trường còn hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tích hợp giáo dục nếp sống văn minh vào bài dạy, chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực hiện tích hợp giáo dục nếp sống văn minh vào các hoạt động giáo dục chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, cách thức tổ chức cho giáo viên. Ngoài ra chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá việc thực hiện của giáo viên cũng như các tổ chức đoàn thể trong khi thực hiện nhiệm vụ. Về cơ bản nội dung giáo dục nếp sống văn minh thực hiện chưa hiệu quả.

2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh

Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh

S

TT Các yếu tố

CBQL-GV HS

Mức độ của sự ảnh hưởng Mức độ của sự ảnh hưởng Ảnh

hưởng nhiều

Ảnh hưởng ít

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng ít

Không ảnh hưởng SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL

% SL TL % 1 Môi trường giao tiếp

mở rộng 21 42 27 54 2 4 53 35.3 74 49.4 23 15.3 2

Môi trường xã hội phức tạp, ảnh hưởng của lối sống hiện đại

25 50 25 50 99 66 44 29,33 7 4,67

3

Bản thân học sinh chưa ý thức được việc phải giữ gìn và phát huy bản nếp sống văn minh.

31 62 19 38 90 60 53 35,33 7 4,67

4

Gia đình chưa quan tâm, chú ý đến việc hướng dẫn, giáo dục con em mình.

32 64 18 36 75 50 57 38 18 12

5

Nhà trường chưa có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu giúp học sinh hình thành giữ gìn nếp sống văn minh.

24 48 21 42 5 10 57 38 75 50 18 12

6

Sự hiểu biết về nếp sống văn minh của đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên còn hạn chế.

18 36 30 60 2 4 57 38 86 57,33 7 4,67

7

Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục nếp sống văn minh của nhà trường còn nghèo nàn.

27 54 21 42 2 4 71 47,3

3 43 28,67 36 24

8 Tác động tiêu cực của

bạn bè, những người xấu 19 38 31 62 15 10 44 29,33 91 60,67

Các yếu tố tác động đến việc NSVM của HS: Qua khảo sát về nguyên nhân dẫn đến HS có những biểu hiện sai lầm trong NSVM, đối với đội ngũ GV:

62% GV được khảo sát cho rằng nguyên nhân lớn rất là do bản thân HS chưa có ý thức được việc phải giữ gìn và phát huy NSVM, 64% cho rằng gia đình chưa quan tâm, chú ý đến việc hướng dẫn, giáo dục con em mình và 54% đồng ý với nguyên nhân là nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục NSVM của nhà trường còn nghèo nàn và 36% cho rằng sự hiểu biết về nếp sống văn minh của đội ngũ CBQL-GV còn hạn chế. Còn đối với HS, 60% cho rằng bản thân học sinh chưa có ý thức được việc phải giữ gìn và phát huy NSVM, 66% nguyên nhân là do môi trường xã hội phức tạp, ảnh hưởng của lối sống hiện đại và 38 % cho rằng nhà trường chưa có biện pháp hữa hiệu giúp HS có NSVM, 47.33% đồng ý với nguyên nhân là nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục NSVM của nhà trường còn nghèo nàn.

Vì vậy, cần phải tiến hành giáo dục thường xuyên, liên tục, dưới nhiều hình thức, đặc biệt là giáo dục trong nhà trường, để các thế hệ học sinh cũng như HS trong nhà trường nhận thức được: Giữ gìn và phát huy NSVM là sự nghiệp chung và do Đảng lãnh đạo, trong đó thế hệ trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Thế hệ trẻ nói chung và HS nói riêng phải hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng NSVM là cao quý. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần xác định được những biện pháp chủ yếu trong nhà trường để quản lý hoạt động giáo dục NSVM đạt hiệu quả cao.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục Nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học tỉnh Điện Biên

2.5.1. Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân

Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã được nhà trường quan tâm.

Qua khảo sát công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh đã có những thành công bước đầu: Đã làm chuyển biến được nhận thức

của đội ngũ CBGV, của học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giữ gìn và phát huy hình thành nếp sống văn minh cho học sinh. Ngoài ra còn giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc hình thành nếp sống văn minh có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình học tập rèn luyện của bản thân, sự tự tin hòa nhập vào thời kỳ hiện đại hóa.

Có được các ưu điểm trên là do:

Phát triển và tồn tại của con người là một yếu tố khách quan. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi thời đại gắn liền với một phương thức sản xuất khác nhau. Đặc biệt, khi xã hội phân chia giai cấp , loài người có sự phân chia lao động, muốn đạt được năng xuất lao động cao đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, hợp tác, đó chính là hoạt động quản lý. Quá trình phát triển xã hội loài người từ trước đến nay dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản: Tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Quản lý lĩnh vực hoạt động vừa có ý nghĩa độc lập và hai yếu tố tri thức và sức lao động, vừa có ý nghĩa kết hợp, vận dụng giữa tri thức và lao động để phát triển sản xuất xã hội. Nếu sự kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển nhanh, bền vững, ổn định. Nếu sự kết hợp đó không tốt thì xã hội sẽ trì trệ, chậm phát triển, thậm chí suy đồi. Như vậy, quản lý công việc rất khó khăn phức tạp trong các lĩnh vực hoạt động của con người, trong hoạt động tập thể.

Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nổ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Tập thể sư phạm đã xác định “giáo dục cho học sinh nếp sống văn minh biết giữ gìn và hình thành nếp sống văn minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo các thế hệ học sinh có đức, có tài, có tâm.

Quan tâm, tổ chức, xây dựng các nội dung ngoại khóa về công tác giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, đổi mới cách quản lý trong đội ngũ CBQL, có biện pháp chỉ đạo phù hợp để giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh đạt hiệu quả cao.

2.5.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công thì hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh cũng có những hạn chế nhất định.

Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh. Bên cạnh đó vẫn có số ít cán bộ, giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến việc quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh của học sinh trong nhà trường. Có nhiều em việc nhận thức cơ bản là đúng nhưng trong hành động nhiều khi lại bộc lộ những hạn chế nhất định.

Đội ngũ lãnh đạo nhà trường chưa thường xuyên tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh để từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với đội ngũ CBGV và học sinh.

Đội ngũ giáo viên thông thạo tiếng địa phương, hiểu về phong tục tập quán của các em học sinh bán trú đang theo học tại các nhà trường còn hạn chế.

Chưa có biện pháp tích cực trong giao lưu với học sinh để các em dần bộc lộ, chia sẻ những suy nghĩ, những ý thức hành động của các em. Những hạn chế trên là do:

Đối với ban lãnh đạo trường: có giai đoạn không chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch để triển khai công tác quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh, có giai đoạn đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh nhưng kế hoạch chưa cụ thể, các biện pháp đưa ra quản lý chưa hiệu quả, không tác động tích cực đến đội ngũ và học sinh vì vậy hiệu quả không cao. Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá đối với các nội dung quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh. Chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục nếp sống văn minh cho đội ngũ giáo viên.

Đối với đội ngũ CBGV: đã có nhận thức đúng nhưng cách thức tổ chức hoạt động còn đơn lẻ, tự phát. Giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng, thực hiện các nội dung quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh lồng ghép với các môn học và các hoạt động.

Đối với học sinh: Nhiều em còn tự ti. Dễ bị chi phối, tác động của mặt trái môi trường sống có ảnh hưởng không tốt đến việc giữ gìn và hình thành nếp sống văn minh. Nhiều lúc trong cuộc sống thường khép mình, ít giao lưu với các bạn bè. Bên cạnh đó có một số ít em có biểu hiện sống lãnh cảm, tiếp thu không chọn lọc những giá trị nếp sống văn minh bên ngoài nhà trường những thói xấu làm ảnh hưởng mai một các giá trị văn hóa truyền thống bản sắc văn minh của người học sinh.

Kết luận chương 2

Từ phân tích và đánh giá thực tiễn đã cho thấy nếp sống văn minh của học sinh trường các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đang được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên quan tâm. Chú ý đến việc tác động nhận thức đối với đội ngũ CBGV và các em học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của hình thành nếp sống văn minh. Đội ngũ CBGV có trách nhiệm, có ý thức và quan điểm đồng nhất để thực hiện theo mục tiêu đề ra. Hiệu quả bước đầu trong hình thành nếp sống văn minh của học sinh có sự chuyển biến rõ nét.

Đó cũng chính là thành công cơ bản ban đầu của các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Song một bộ phận học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng nếp sống văn minh, nhưng trong hành động nhiều khi lại bộc lộ những hạn chế nhất định.

Các biện pháp đưa ra quản lý chưa hiệu quả, không tác động tích cực đến đội ngũ và học sinh vì vậy hiệu quả không cao. Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá đối với các nội dung quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh. Chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục nếp sống văn minh cho đội ngũ giáo viên.

Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo các nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, thiếu các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh mang tính khả thi, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động.

Từ việc nắm vững thực trạng, hiểu rõ nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng cho việc đề xuất, bổ sung, cải tiến những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)