Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục ở các trường tiểu học bán trú huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 49 - 52)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục ở các trường tiểu học bán trú huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội

Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên là 149.559,12 ha, có đường biên giới Quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩu phụ. Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên.

Địa giới hành chính huyện Nậm Pồ được thành lập trên cơ sở điều chỉnh, chia tách với gần 93.000 km2 diện tích tự nhiên và trên 28.000 nhân khẩu thuộc 10 xã của huyện Mường Nhé gồm các xã: Pa Tần, Chà Cang, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua, Vàng Đán và toàn bộ trên 57.000 km2 diện tích tự nhiên với gần 15.000 nhân khẩu thuộc 5 xã của huyện Mường Chà, gồm các xã: Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nưa, Si Pa Phìn và Phìn Hồ.

Huyện mới Nậm Pồ có 8/15 xã là xã biên giới, phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Như vậy, huyện Nậm Pồ có diện tích tự nhiên gần 150.000 km 2; dân số gần 44.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc với trên 95%

cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó các em học sinh bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập

và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại (về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật, môi trường khí hậu,…) vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng:

sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.

2.1.2. Giáo dục tiểu học của huyện Nậm Pồ

* Chức năng nhiệm vụ

Điều lệ Trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

* Đội ngũ giáo viên, công nhân viên

Năm học 2017-2018 toàn huyện có 2600 CBQL - GV, nhân viên trong đó 42 GV trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp. Với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo bồi dưỡng, trình độ cho đội ngũ GV đến nay 100% GV trong nhà trường đều có trình độ đại học (trong đó có 02 thạc sỹ), 09 GV đang theo học cao học. 100% CBQL - GV, nhân viên trong các nhà trường bậc tiểu học luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác dân chủ hóa trong trường học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ CBQL- GV, nhân viên liên tục được nâng lên. 100% GV xếp loại chuyên môn khá, giỏi.

Với vai trò vừa là thầy, cô vừa là cha, mẹ của học sinh chính vì thế ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì mỗi thầy cô còn phải tìm hiểu thật cặn kẽ từng cách sống, phong tục tập quán, văn hóa của mỗi một dân tộc để có thể hiểu được, gần gũi quan tâm các em, thật sự là chỗ dựa tin cậy cho các em khi các em sinh sống và học tập trong môi trường bán trú. Bên cạnh đó nhà trường còn có các đồng chí ở tổ nuôi dưỡng, tổ hành chính, y tế đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu các chuyên môn, chăm lo nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh đảm bảo theo yêu cầu đặt ra.

* Tình hình học sinh

Hàng năm các trường đón nhận 1200 em học sinh với 97% là người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán của các em trong nếp sống, sinh hoạt rất khác.

Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn giáo dục chưa phát triển. Nhiều em chăm ngoan, ý thức tốt. Song vẫn có nhiều em năng lực nhận thức không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế. Một số ít chưa chăm chỉ học tập, chưa xác định động cơ học tập.

Các phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chậm chạp, ý thức chào hỏi chưa cao,… Với chức năng là đào tạo học sinh dân tộc trong toàn huyện vì vậy các nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Để khắc phục những khó khăn này, các trường luôn đẩy mạnh sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức với giáo dục NSVM thông qua giờ học chính khoá và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các hoạt động theo các ngày chủ điểm trong năm học do trường và đoàn thanh niên phối hợp tổ chức.

* Cơ sở vật chất

Các trường đã từng bước được xây dựng kiên cố đầy đủ các hạng mục công trình với hệ thống phòng học, phòng chức năng, nhà hoạt động đa năng, khu bán trú của học sinh. Phòng học kiên cố, đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng, có đủ bàn ghế cho học sinh/lớp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ đã từng bước được đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)