Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN
3.2. Biện pháp giáo dục nếp sống văn minh tại các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên, cha mẹ học
* Mục tiêu của biện pháp
Trong các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên là yếu tố có tính chất quyết định đến thành công của mọi hoạt động, bởi vậy việc xây dựng đội ngũ mạnh về mọi mặt là một trong những biện pháp quan trọng. Qua khảo sát và tìm hiểu cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên nhà trường đều cho rằng cần thiết phải tăng cường giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh. Song thực tế việc làm này còn khó khăn, bản thân nhiều giáo viên cũng chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng về giáo dục NSVM cho học sinh. Một số ít giáo viên quan niệm rằng chỉ cần dạy kiến thức theo phân phối chương trình, học sinh thi đỗ tốt nghiệp thế là đạt yêu cầu. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, rất cần phải tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý giáo viên, đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh, khơi dậy trong đội ngũ ý thức trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo ở môi trường nội trú: ngoài tư cách người thầy - người cô, mỗi thầy cô còn là cha mẹ thứ hai của các em. Cho nên các thầy cô cần phải làm tốt việc dạy kiến thức các môn học cho các em nhưng đồng thời cũng dạy cho các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của chính mình. Đó là nền tảng tạo nên một thế hệ học trò có tâm - có tài và tự tin trong thời đại hiện nay.
* Nội dung và cách thức thực hiện
* Nội dung biện pháp:
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong nhà trường về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh đối với quá trình giáo dục toàn diện ở nhà
trường. Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, sự tích cực tham gia hưởng ứng của học sinh.
Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho cán bộ, giáo viên nhà trường.
* Cách thức tiến hành
- Đối với cán bộ quản lý: Hiệu trưởng cần tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay. Hiệu trưởng cần tổ chức hài hòa giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong đó chú ý đến hoạt động giáo dục nếp sống văn minh, có như vậy thì hiệu trưởng mới có định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.
- Đối với giáo viên: Thực tế, ở cấp tiểu học - mỗi giáo viên trong nhà trường được đào tạo theo một chuyên môn nhất định. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên có kiến thức, tri thức khoa học vững vàng. Song bên cạnh đó khả năng và kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế (nhất là đối với giáo viên trẻ), vì vậy cần tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận cũng như năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho đội ngũ.
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Vì vậy nội dung tập huấn tập trung vào các vấn đề sau:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá nói chung, nếp sống văn minh nói riêng.
- Hoạt động giáo dục giáo dục nếp sống văn minh của các trường bán trú.
- Kĩ năng tuyên truyền, kĩ năng tập hợp, tổ chức các hoạt động, tổ chức các chủ đề, chủ điểm.
Về hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tập trung vào các hình thức sau:
- Thông qua các buổi họp, sinh hoạt, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ - giáo viên học tập, nghiên cứu và thảo luận thực hiện các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước về giữ gìn phát huy hình thành nếp sống văn minh, văn bản của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về hướng dẫn hoạt động giáo dục văn hóa.
- Tổ chức tập huấn theo chuyên đề như: giữ gìn phát nếp sống văn minh;
giữ gìn nếp sống thanh lịch, tôn trọng người lớn tuổi, đối xử với bạn bè....
- Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn theo các chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.
- Sưu tầm, cung cấp tài liệu cho giáo viên nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn.
Thông qua các hoạt động sinh hoạt bồi dưỡng chuyên đề, thảo luận về việc tổ chức hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm công tác tổ chức hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh.
Hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh là hết sức cần thiết trong các nhà trường hiện nay đặc biệt là hệ thống các trường bán trú, nhưng hoạt động này còn chưa được chú trọng nhiều trong các nhà trường vì vậy người quản lý muốn chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả hoạt động này ngoài việc tập huấn, trao đổi để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tổ chức, cần phải chỉ đạo, huy động tất cả các lực lượng cùng tham gia như: Giáo viên- nhân viên, ban chấp hành công đoàn trường, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh... cùng phối hợp với nhau để cùng thực hiện hoạt động giáo dục.
- Đối với học sinh: Hiện nay phần lớn học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em, đối với việc giữ hình thành nếp sống văn minh... Vì vậy, giáo dục nếp sống văn minh, các trường bán trú đã thực hiện quyền của học sinh trong giáo dục. Nhờ có giáo dục nếp sống văn minh, học sinh của các trường bán trú được phát triển toàn diện,
trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa. Hoạt động giáo dục nếp sống văn minh đồng thời có thể trang bị, bổ sung vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội hiện đại song vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Muốn làm được điều đó người hiệu trưởng cần chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục phải thường xuyên, đồng bộ, cần chú ý đến nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với học sinh thì sẽ đạt hiệu quả cao.
- Đối với cha mẹ học sinh: Gia đình luôn có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và hình thành nếp sống văn minh. Gia đình là nơi tiếp nhận, kế thừa và chuyển giao những giá trị truyền thống nếp sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế cha mẹ học sinh là một lực lượng rất quan trọng trong việc giáo dục con em mình giữ gìn và phát huy nếp sống văn minh. Đồng thời bên cạnh đó cũng có những phong tục, luật tục lạc hậu không phù hợp với ngày nay cần phải loại bỏ. Chính vì vậy nhà trường tuyên truyền cho cha mẹ học sinh nắm bắt được chủ trương của Đảng về công tác giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh. Chú trọng kết hợp với cha mẹ học sinh để tuyên truyền, giáo dục, động viên con em biết giữ gìn những nét đẹp của nếp sống văn minh và kiên quyết loại bỏ những phong tục lạc hậu ra khỏi nếp sống, nếp nghĩ.
* Các điều kiện để thực hiện
- Người quản lý cần chú ý, coi trọng việc tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh.
- Có quan điểm và sự thống nhất chung trong toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên nhà trường về nhiệm vụ quản lý và cách thức tiến hành.
- Đảm bảo tính phù hợp với học sinh: Cần chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, năng lực nhận thức của học sinh để có tác động giáo dục có hiệu quả.
- Đối với cha mẹ học sinh: Cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục nâng cao dân trí, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.