Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú tiểu học

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 45 - 49)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú tiểu học

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn tạo ra nguy cơ đánh mất nếp sống văn hóa và xâm phạm nền độc lập tự chủ của đất nước.

Do đặc trưng của kinh tế xã hội của địa phương đồng bào dân tộc miền núi còn chậm phát triển nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục NSVM cho học sinh.

Cơ sở vật chật đã được đầu tư xong vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục cho học sinh hiện nay.Các yếu tố môi trường phong tục, tập quán, của đồng bào dân tộc, phương tiện giáo dục… có ảnh hưởng đến việc giáo dục NSVM cho học sinh.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân

CB GV chưa quan tâm nhiều việc rèn luyện, giáo dục NSVM cho học sinh.

Đa phần gia đình của học sinh khi đã gửi con em bán trú vào nhà trường họ có suy nghĩ đơn giản là giao trách nhiệm giáo dục hoàn toàn cho nhà trường.

Vì thế nhiều gia đình học sinh hầu như ít liên lạc với nhà trường, không có sự kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Chỉ có nhà trường, GVCN chủ động liên lạc với cha mẹ học sinh. Cho nên công tác phối kết hợp trong giáo dục toàn diện của nhà trường gặp khó khăn.

Kiểm tra, đánh giá sẽ giúp hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên có trách nhiệm GDNSVM cho học sinh phát hiện các sai sót, kịp thời điều chỉnh các tác động quản lý để đưa hoạt động giáo dục đến kết quả mong muốn. Đồng thời kiểm tra cũng giúp Hiệu trưởng phát hiện những cách làm hay, các giá trị văn hóa tiêu biểu có ảnh hưởng tốt trong cộng đồng để nhân rộng. Đồng thời qua kiểm tra cũng loại bỏ những nếp sống lạc hậu tồn tại trong cuộc sống của học sinh.

Sự nhận thức của học sinh về NSVM còn mờ nhạt chưa được hình thành trong mỗi học sinh, các em học sinh bán trú tiểu học chưa nhận thức được về ý nghĩa, mục đích của việc rèn luyện NSVM.

Kết luận chương 1

NSVM là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. NSVM chỉ được hình thành thông qua quá trình giáo dục, đó là một quá trình lâu dài, liên tục xen kẽ giữa giáo dục, tự giáo dục, giáo dục lại và mang tính nghệ thuật. Giáo dục NSVM là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh. Đối với việc hình thành các phẩm chất phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của XH là vấn đề mang tính cốt lõi. Có thể nói giáo dục NSVM cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì khâu then chốt phải là nâng cao chất lượng quản lý giáo dục NSVM cho học sinh đặc biệt là học sinh bán trú tiểu học. Trong quá trình quản lý giáo dục NSVM, những người làm công tác quản lý giáo dục phải hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là nắm chắc lý luận của khoa QLGD, đánh giá một cách đúng mực thực trạng quản lý giáo dục NSVM trong nhà trường để từ đó lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục NSVM cho học sinh. Trong quản lý hoạt động giáo dục NSVM cho học sinh phải tác động đến cả tập thể sư phạm, tập thể học sinh và sự tham gia đóng góp của lực lượng xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt, đối với những trường tiểu học, để quản lý giáo dục NSVM cho học sinh thành công thì các nhà quản lý phải có nghiệp vu sư phạm nghề nghiệp, có kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, giải pháp và tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục đạo đức một cách khoa học và hợp lý nhất.

Quản lý nhà trường bao gồm nhiều mặt: quản lý trình độ phát triển của đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết quả đào tạo, quản lý các tổ chức sư phạm, quản lý học sinh trong nhà trường... Song, một trong những yếu quan trọng của quản lý nhà trường là chính là quản lý học sinh nói chung và quản lý NSVM nói riêng, bao gồm cà học sinh ngoại trú và bán trú nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện

thắng lợi mục tiêu cơ bản của giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nếp sống và NSVM của HS bán trú là rất cần thiết và quan trọng. Bởi nhà trường không chỉ quản lý việc học tập mà còn phải quản lý toàn bộ hoạt động ăn ở, sinh hoạt...bao gồm cả hoạt động tự học, hoạt động văn hóa, thể thao, các hành vi ứng xử trong giao tiếp và trong cuộc sống của học sinh. Mọi hoạt động quản lý này đều phải có tổ chức và điều hành do vậy người quản lý trong trường học phải chú trọng đến phương pháp, nội dung, các khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động của học sinh, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phục vụ cho hoạt động học tập và giải trí của học sinh có như vậy việc đào tạo của nhà trường mới đạt hiệu quả cao nhất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)