Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 92 - 96)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN

3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Tất cả các biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ 100% ý kiến đều đánh giá là cần thiết - rất cần thiết; khả thi và rất khả thi. Bên cạnh đó các biện pháp này lại có mối quan hệ qua lại với nhau. Khi các biện pháp kết hợp với nhau có tác động qua lại với nhau, tương tác hỗ trợ cho nhau tạo nên động lực thúc đẩy hoạt động giáo dục NSVM cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục NSVM cho học

sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Cho nên khi tổ chức các hoạt động giáo dục NSVM cần thực hiện đồng bộ và có sự phối kết hợp của các biện pháp nêu trên. Điều đó cho thấy các biện pháp nêu trên đều có cơ sở và áp dụng được vào trong thực tiễn công tác quản lý giáo dục NSVM cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NSVM của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần áp dụng một cách hợp lý, khoa học mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi đề xuất các biện pháp tăng cường hoạt động quản lý giáo dục NSVM cho học sinh. Trong thực tiễn, đây là các biện pháp mà các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ,tỉnh Điện Biên cần quan tâm nhiều hơn, ngoài ra còn có kết hợp sử dụng các biện pháp khác. Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò, mục đích riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình quản lý hoạt động giáo dục NSVM cho học sinh tại các trường bán trú. Đồng thời các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau để hỗ trợ cho hoạt động quản lý giáo dục NSVM cho HS đạt hiệu quả. Do đó, hoạt động quản lý giáo dục NSVM cho học sinh cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp để phát huy tác dụng của chúng. Mỗi biện pháp đều có cơ sở để thực hiện, biện pháp này sẽ là điều kiện hỗ trợ, tương tác của biện pháp kia.

Như vậy, khi thực hiện tốt và có tính đồng bộ các biện pháp quản lý giáo dục NSVM cho học sinh sẽ giúp các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên thực hiện tốt chức năng đào tạo, quản lý giáo dục, phát huy tốt các nguồn lực. Từ đó đào tạo ra thế hệ trẻ có tình thương yêu với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và hình thành nhân cách con người mới có kiến thức, có năng lực, có phẩm chất sẽ đáp ứng được công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi nói riêng và trên toàn đất nước nói chung.

Tất cả các biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ 100% ý kiến đều đánh giá là cần thiết - rất cần thiết; khả thi và rất khả thi. Bên cạnh đó các biện pháp này lại có mối quan hệ qua lại với nhau. Khi các biện pháp kết hợp với nhau có tác động qua lại với nhau, tương tác hỗ trợ cho nhau tạo nên động lực thúc đẩy hoạt động giáo dục NSVM cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục NSVM cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Cho nên khi tổ chức các hoạt động giáo dục NSVM cần thực hiện đồng bộ và có sự phối kết hợp của các biện pháp nêu trên. Điều đó cho thấy các biện pháp nêu trên đều có cơ sở và áp dụng được vào trong thực tiễn công tác quản lý giáo dục NSVM cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NSVM của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần áp dụng một cách hợp lý, khoa học mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết luận chương 3

Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu hiện nay. Các biện pháp nêu trên đều hướng vào khơi dậy ý thức hình thành NSVM và là động lực để giúp HS tự tin hòa nhập trong cuộc sống và có ý thức vươn lên trong học tập.

Biện pháp Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh là biện pháp chủ đạo nếu kết hợp tốt với biện pháp quản lý giáo dục NSVM với giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp và biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về NSVM cho đội ngũ giáo viên thì hiệu quả của hoạt động giáo dục NSVM sẽ tốt vì các biện pháp còn lại có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy hoạt động giáo dục NSVM có kết quả cao.

Các biện pháp nêu trên được triển khai thực hiện đồng bộ, phù hợp với điều kiện của các nhà trường sẽ góp phần tăng cường quản lý hoạt động giáo dục NSVM cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và học sinh các trường bán trú nói chung sẽ đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Minh Cho Học Sinh Bán Trú Các Trường Tiểu Học Huyện Nậm Pồ (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)