TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
2.3. Các tiêu chuẩn của ILO về bảo vệ quyền của người
Như đã đề cập ở phần trên, trong hệ thống các văn kiện pháp lý do ILO thông qua từ trước đến nay có khá nhiều văn
20 Hiện tại, thành viên của Ủy ban bao gồm hai đại diện của châu Á (quốc tịch Philippines và Sri Lanka), ba đại diện của châu Mỹ La-tinh (quốc tịch Mêhicô, Ecuador, El Salvador và Guatemala), hai đại diện của châu Phi (quốc tịch Ai-cập và Ma-rốc) và hai đại diện của Trung Đông (quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan). Tất cả thành viên hiện nay của Ủy ban đều là các cựu quan chức và nhà ngoại giao chuyên nghiệp của các nước mà họ mang quốc tịch.
21 Tình trạng này cũng giống như với các công ước quốc tế về quyền con người khác, có rất ít quốc gia thành viên chấp nhận thẩm quyền của ủy ban giám sát công ước được tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại của quốc gia khác hoặc của công dân nước mình.
kiện đề cập đến việc bảo vệ người lao động di trú, trong đó có hai công ước quan trọng nhất là Công ước số 97 về lao động di trú vì việc làm (sửa đổi năm 1949) và Công ước số 143 về người lao động di trú trong hoàn cảnh bị lạm dụng, và về việc thúc đẩy cơ hội và sự đối xử bình đẳng với người lao động di trú (các quy định bổ sung)22. Đây cũng là hai trong số tám công ước cơ bản của ILO23.
Sở dĩ hai công ước kể trên được coi là những điều ước nền tảng của ILO về vấn đề lao động di trú vì chúng đề cập đến các vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình di trú lao động, kể từ khi người lao động ở nước gốc, trong quá trình làm việc ở nước nhận cho đến khi trở về. Tuy nhiên, tương tự như Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người lao động di trú, tầm quan trọng đặc biệt của các công ước này thể hiện ở chỗ tất cả mọi người lao động di trú đều được bảo vệ bởi các công ước mà không phân biệt giữa người lao động di trú thường xuyên hay không thường xuyên, cũng như không dựa trên nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia. Thêm vào đó, các công ước vận động cho việc xây dựng các hợp đồng mẫu như là một công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ các quyền của người lao động di trú.
Bên cạnh hai công ước kể trên, còn cần kể đến Khuôn khổ đa chiều về di trú lao động của ILO. Mặc dù đây là một văn
22 Toàn văn hai công ước này đã được dịch sang tiếng Việt, xin xem ở phần Phụ lục.
23 Tám công ước cơ bản (trên tổng số khoảng 200 công ước do ILO thông qua từ năm 1919 đến nay) thể hiện quan điểm của các quốc gia thành viên tổ chức này về những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản nhất trong quan hệ lao động mà các quốc gia cần tuân thủ. Các công ước này bao gồm: hai công ước số 97 và 143 về lao động di trú;
hai công ước số 29 và 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức; hai công ước số 100 và 111về xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động và việc làm và hai công ước số 138, 182 về tuổi lao động tối thiểu và xóa bỏ lao động trẻ em.
kiện không có tính ràng buộc pháp lý nhưng có ý nghĩa quan trọng với việc bảo vệ các quyền của người lao động di trú, bởi lẽ nó chứa đựng những nguyên tắc hướng dẫn hành động dựa trên quyền (right-based approach) trong đối xử với người lao động di trú mà đã được các quốc gia thành viên của ILO nhất trí thông qua.
2.3.1. Công ước số 97 của ILO
Công ước này được thông qua tại kỳ họp thứ 30 ngày 8/6/1949 của Hội nghị toàn thể của ILO và có hiệu lực từ 22/01/1952. Công ước này sửa đổi Công ước về Di trú vì việc làm năm 1939. Tính đến hết tháng 3/2008, Công ước có 47 nước thành viên24. Danh sách các quốc gia thành viên như sau:
Bảng 2
Các quốc gia thành viên Công ước số 97 của ILO
Quốc gia Ngày tham
gia
Phê chuẩn/
Gia nhập 1. An-ba-ni 02/03/2005 phê chuẩn 2. An-giê-ri 19/10/1962 phê chuẩn 3. Ác-mê-ni 27/01/2006 phê chuẩn 4. Bahamas 25/05/1976 phê chuẩn
24 Nguồn: ILOLEX (30/3/2008)
5. Barbados 08/05/1967 phê chuẩn
6. Bỉ 27/07/1953 phê chuẩn
7. Belize 15/12/1983 phê chuẩn 8. Bosnia & Herzegovina 02/06/1993 phê chuẩn 9. Bra-xin 18/06/1965 phê chuẩn 10. Burkina Faso 09/06/1961 phê chuẩn 11. Ca-mơ-run 03/09/1962 phê chuẩn 12. Cuba 29/04/1952 phê chuẩn 13. Síp 23/09/1960 phê chuẩn 14. Đô-mi-ni-ca 28/02/1983 phê chuẩn 15. Ê-cu-a-đo 05/04/1978 phê chuẩn 16. Pháp 29/03/1954 phê chuẩn 17. CHLB Đức 22/06/1959 phê chuẩn 18. Grê-na-đa 09/07/1979 phê chuẩn 19. Goa-tê-ma-la 13/02/1952 phê chuẩn 20. Guyana 08/06/1966 phê chuẩn
21. Israel 30/03/1953 phê chuẩn
22. Ý 22/10/1952 phê chuẩn
23. Jamaica 26/12/1962 phê chuẩn 24. Kê-ni-a 30/11/1965 phê chuẩn 25. Mác-xê-đô-ni-a 17/11/1991 phê chuẩn 26. Ma-đa-gas-ca 14/06/2001 phê chuẩn 27. Malawi 22/03/1965 phê chuẩn 28. Malaysia 03/03/1964 phê chuẩn 29. Mauritius 02/12/1969 phê chuẩn 30. Môn-đô-va 12/12/2005 phê chuẩn 31. Mông-tê-nê-grô 03/06/2006 phê chuẩn 32. Hà Lan 20/05/1952 phê chuẩn 33. Niu Di-lân 10/11/1950 phê chuẩn 34. Nigeria 17/10/1960 phê chuẩn
35. Na-uy 17/02/1955 phê chuẩn
36. Bồ Đào Nha 12/12/1978 phê chuẩn
37. Saint Lucia 14/05/1980 phê chuẩn 38. Séc-bi 24/11/2000 phê chuẩn 39. Slovenia 29/02/1992 phê chuẩn 40. Tây Ban Nha 21/03/1967 phê chuẩn 41. Tajikistan 10/04/2007 phê chuẩn 42. Tanzania 22/06/1964 phê chuẩn 43. Trinidad & Tobago 24/05/1963 phê chuẩn 44. Anh 22/01/1951 phê chuẩn 45. Uruguay 18/03/1954 phê chuẩn 46. Vê-nê-zu-ê-la 09/06/1983 phê chuẩn 47. Dăm-bi-a 02/12/1964 phê chuẩn
Nội dung của Công ước có thể chia thành hai phần chính.
Phần I đề cập đến việc hỗ trợ và bảo vệ người lao động di trú.
Cụ thể, theo phần này, các quốc gia thành viên có các nghĩa vụ:
- Cung cấp những thông tin có liên quan cho Văn phòng Lao động quốc tế và các nước thành viên khác (Điều 1), bao gồm (a) thông tin về những chính sách, pháp luật và quy định của quốc gia liên quan đến các vấn đề di trú và nhập cư; (b) thông tin về các quy định đặc biệt liên quan
đến việc di trú vì việc làm và các điều kiện làm việc cũng như nghề nghiệp của những người di trú vì việc làm và (c) thông tin liên quan đến những thỏa thuận chung và những thỏa thuận đặc biệt về các vấn đề được các nước thành viên đã thông qua. Thêm vào đó, các quốc gia cũng có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan một cách miễn phí cho người lao động di trú (Điều 2).
- Hỗ trợ việc đi lại và tiếp nhận người lao động di trú (Điều 4).
- Duy trì và cung cấp các dịch vụ thích đáng và miễn phí để hỗ trợ những người di trú vì việc làm (Điều 2), trong đó bao gồm dịch vụ y tế và điều kiện sinh hoạt vệ sinh cả khi đi và khi đến, cả với người lao động di trú và với những thành viên trong gia đình họ đi kèm (Điều 4), dịch vụ việc làm (Điều 7).
- Hợp tác với nhau để chống sự tuyên truyền lệch lạc về các vấn đề di trú và nhập cư (Điều 3).
Phần II của Công ước đề cập đến việc đối xử bình đẳng với người lao động di trú. Cụ thể, theo phần này, các quốc gia thành viên có các nghĩa vụ:
- Áp dụng chế độ đối xử quốc gia với người lao động di trú (Điều 6). Cụ thể, các quốc gia thành viên Công ước phải áp dụng với mọi người di trú hợp pháp trong lãnh thổ nước mình một sự đối xử ở mức không kém hơn sự đối xử với công dân của nước mình trong các vấn đề về hành chính, các quy định về tiền công, thời giờ làm việc
và nghỉ ngơi, tuổi tối thiểu và về các khía cạnh khác trong quan hệ lao động, kể cả việc gia nhập các công đoàn và thỏa ước tập thể, các vấn đề về nơi ở, an sinh xã hội, thuế và thủ tục tố tụng...
- Cho phép những người di trú vì việc làm được chuyển thu nhập và tiền tiết kiệm của họ ra nước ngoài (Điều 8).
Ngoài những nội dung trên, Công ước còn bao gồm ba Phụ lục đề cập đến những quy định và hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ các quyền của người lao động di trú, trong đó:
- Phụ lục 1 đề cập đến việc tuyển dụng, bố trí và các điều kiện lao động của những người di trú vì việc làm được tuyển dụng mà không theo các thỏa thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm. Theo điều 3 của Phụ lục, các quốc gia chấp thuận Phụ lục này sẽ phải hạn chế thành phần chủ thể tham gia các hoạt động tuyển dụng, giới thiệu và bố trí người lao động di trú trong phạm vi: (a) các văn phòng tuyển dụng công cộng hoặc các cơ quan công cộng khác ở địa phương mà các hoạt động được tiến hành; (b) các cơ quan công cộng ở địa phương mà trên đó các hoạt động được thực hiện được cho phép tiến hành theo một thỏa thuận giữa các Chính phủ liên quan; và (c) các cơ quan được thiết lập phù hợp với các điều khoản của một văn kiện quốc tế. Tuy nhiên, theo các khoản 3 và 4 điều này, pháp luật quốc gia hoặc một thỏa thuận song phương có thể cho phép các chủ thể tư nhân, bao gồm các cơ quan tư nhân được ủy quyền bởi nhà chức trách có thẩm quyền, các chủ sử dụng lao động đang cần thuê người lao động di trú, được tiến hành các hoạt động tuyển dụng, giới thiệu hoặc bố trí người lao động di trú, miễn là phải giám sát hoạt động của các chủ thể tư nhân này.
Điều 4 của Phụ lục quy định, dịch vụ do cơ quan dịch vụ việc làm công cộng của quốc gia cung cấp cho người lao động di trú phải là miễn phí. Điều 5 đề cập đến những yêu cầu cụ thể trong cơ chế giám sát việc sử dụng người lao động di trú của những chủ sử dụng lao động, theo đó một bản sao hợp đồng tuyển dụng phải được trao cho người lao động di trú trước khi họ xuất hành sang nước tiếp nhận lao động, hoặc tại một trung tâm tiếp nhận khi họ vừa đến nước mà họ sẽ làm việc. Bản hợp đồng này phải chứa đựng những quy định về điều kiện làm việc và thù lao trả cho người lao động. Thêm vào đó, trước khi xuất hành sang nước tiếp nhận, người lao động di trú còn phải được nhận một tài liệu thông tin về những điều kiện tổng quát về đời sống và công việc áp dụng với họ trong thời gian họ sẽ làm việc ở nước đó.
- Phụ lục II đề cập đến việc tuyển dụng, bố trí và các điều kiện lao động của những người di trú vì việc làm được tuyển dụng theo các thỏa thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm. Tương tự như Phụ lục 1, điều 3 Phụ lục này cũng yêu cầu các quốc gia phải giới hạn các chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng, bố trí và các điều kiện lao động của những người di trú vì việc làm được tuyển dụng theo các thỏa thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm trong phạm vi các chủ thể công cộng, tuy nhiên, có thể mở rộng sang một số dạng chủ thể tư nhân nhưng phải có sự giám sát. Điều 4 cũng quy định dịch vụ của các cơ quan dịch vụ việc làm công cộng cung cấp cho những người di trú vì việc làm được tuyển dụng theo các thỏa thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm phải là miễn phí. Điều 6 đề cập đến các hướng dẫn cụ thể trong việc giám sát sử dụng người
lao động di trú được tuyển dụng theo các thỏa thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm (tương tự như các quy định ở Phụ lục I).
- Phụ lục III đề cập đến các vấn đề liên quan đến tài sản cá nhân, các dụng cụ và thiết bị với những người di trú vì việc làm.
Theo Phụ lục này, các quốc gia cần miễn thuế hải quan cho các tài sản cá nhân, dụng cụ và thiết bị cầm tay thông thường của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ khi họ mang theo những tài sản đó vào nước tiếp nhận (Điều 1) và khi họ chuyển chúng trở về nước gốc (Điều 2).
2.3.2. Công ước số 143 của ILO
Công ước này được thông qua tại kỳ họp thứ 60, ngày 4/6/1975 của Hội nghị toàn thể của ILO và có hiệu lực từ 9/12/1978. Tính đến hết tháng 3/2008, công ước có 23 nước thành viên25. Danh sách các quốc gia thành viên như sau:
Bảng 3
Các quốc gia thành viên Công ước số 143 của ILO
Quốc gia Ngày tham gia Phê chuẩn/
Gia nhập
An-ba-ni 12/09/2006 Phê chuẩn
Ác-mê-ni-a 27/01/2006 Phê chuẩn
Bê-nanh 11/06/1980 Phê chuẩn
25 Nguồn: ILOLEX (30/3/2008).
Bosnia & Herzegovina 02/06/1993 Phê chuẩn Buốc-ki-na Pha-sô 09/12/1977 Phê chuẩn
Ca-mơ-run 04/07/1978 Phê chuẩn
Síp 28/06/1977 Phê chuẩn
Ghi-nê 05/06/1978 Phê chuẩn
Ý 23/06/1981 Phê chuẩn
Kê-ni-a 09/04/1979 Phê chuẩn
Mác-xê-đô-ni-a 17/11/1991 Phê chuẩn Mông-tê-nê-grô 03/06/2006 Phê chuẩn
Na-uy 24/01/1979 Phê chuẩn
Phi-líp-pin 14/09/2006 Phê chuẩn
Bồ Đào Nha 12/12/1978 Phê chuẩn
San Marino 23/05/1985 Phê chuẩn
Séc-bi 24/11/2000 Phê chuẩn
Slovenia 29/05/1992 Phê chuẩn
Thụy Điển 28/12/1982 Phê chuẩn
Tajikistan 10/04/2007 Phê chuẩn
Tô-gô 08/11/1983 Phê chuẩn
U-gan-đa 31/03/1978 Phê chuẩn
Vê-nê-zu-ê-la 17/08/1983 Phê chuẩn Mục tiêu của Công ước số 143 của ILO, như đề cập trong Lời nói đầu, là nhằm bổ sung cho Công ước số 97 năm 1949 và Công ước về Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp) năm 1958. Chính vì vậy, bên cạnh việc tái khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên cần phải tôn trọng các quyền con người cơ bản của tất cả người lao động di trú (Điều 1), Công ước đề cập đến những khía cạnh mà các Công ước số 97 và Công ước về Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp) chưa đề cập rõ, cụ thể như sau:
- Yêu cầu các quốc gia thành viên khảo sát tình hình người lao động di trú được tuyển dụng trái phép đang làm việc ở nước mình hoặc được đưa qua nước mình để sang các nước khác và tình trạng của những người lao động di trú được tuyển dụng trái phép (Điều 2).
- Áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để ngăn chặn dòng người lao động di trú bất hợp pháp và việc tuyển dụng bất hợp pháp người di trú (Điều 3).
- Truy cứu hình sự những kẻ tổ chức buôn bán người lao động di trú (Điều 5).
- Áp dụng các biện pháp chế tài hành chính, dân sự và
hình sự đối với những kẻ tuyển dụng trái phép người lao động di trú (Điều 6).
- Thông qua và thực hiện một chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội và đối xử trong lao động và việc làm, an sinh xã hội, công đoàn và quyền văn hóa, tự do cá nhân và tập thể đối với người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ sống hợp pháp trên lãnh thổ của mình.
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện tái đoàn tụ gia đình của tất cả người lao động di trú cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của mình.
2.3.3. Khuôn khổ đa chiều về di trú lao động của ILO Như đã đề cập ở phần trên, văn kiện này được xem là các nguyên tắc hướng dẫn trong các vấn đề về lao động di trú, được thông qua bởi các quốc gia thành viên ILO. Dưới đây là các nội dung chính của văn kiện:26
Các biện pháp hợp tác lao động quốc tế
- Xây dựng quan hệ hợp tác lao động quốc tế để thúc đẩy sự di trú vì mục đích việc làm có quản lý.
- Kiến tạo sự trao đổi thông tin, sự đối thoại ba bên liên chính phủ ở cấp khu vực, quốc tế và nhiều bên, và thúc đẩy việc thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương.
Quản lý di trú lao động một cách hiệu quả
- Xây dựng và thực hiện các chính sách toàn diện, minh
26 Xem kỷ yếu hội thảo tư vấn về bảo vệ người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong các ngày 3-4/3/2008 tại Hà Nội.
bạch, nhất quán và có tính liên kết để quản lý có hiệu quả việc di trú lao động, được định hướng bởi các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và về quyền con người và mang tính nhạy cảm giới, mà có thể mang lại lợi ích cho cả phụ nữ và nam giới ở những nước gửi và nhận lao động.
- Mở rộng các địa chỉ di trú lao động thường xuyên có tính đến các nhu cầu của thị trường lao động, các vấn đề về giới và các xu hướng biến động về dân số nhằm quản lý có hiệu quả sự di trú lao động.
Bảo vệ người lao động di trú
- Bảo đảm rằng pháp luật và thực tiễn quốc gia thúc đẩy và bảo vệ các quyền của tất cả mọi người lao động di trú trong đó sử dụng các tiêu chuẩn lao động và quyền con người quốc tế như là những hướng dẫn cho việc này.
- Cung cấp thông tin về các quyền lao động và quyền con người cho người lao động di trú và hỗ trợ họ thực hiện các quyền này.
- Tạo lập các cơ chế thực thi có hiệu quả nhằm bảo vệ các quyền của người lao động di trú và tập huấn về quyền con người cho tất cả các quan chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến vấn đề di trú lao động.
Hội nhập và hòa nhập xã hội
- Thúc đẩy sự hội nhập và hòa nhập về kinh tế, xã hội, và văn hóa của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ ở nước tiếp nhận lao động.
Mở rộng các nơi tiếp nhận lao động di trú thường xuyên,