KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
3.2. Những thách thức với việc bảo vệ quyền của người
Tại cuộc họp năm 1997, Ủy ban Chuyên gia Ba bên của ILO đã chỉ ra những thách thức đối với người lao động di trú ở
36 Nguồn trên.
châu Á, trong đó nêu rằng: "Sự ngược đãi vẫn tồn tại ở những nơi làm việc, thể hiện ở sự đối xử với người lao động di trú và các thành viên của họ không phù hợp với pháp luật quốc gia hay những chuẩn mực quốc tế đã được phê chuẩn, và ở nhiều nơi tình trạng đối xử như vậy cố tình tái diễn và liên quan đến các nhóm người lao động chứ không chỉ thuần túy đối với từng cá nhân. Tình trạng bóc lột tồn tại ở những nơi có sự đối xử như vậy diễn ra rất nghiêm trọng, để lại những hậu quả nặng nề, chẳng hạn khi người lao động di trú phải đóng những khoản phí hầu như không liên quan gì đến việc tuyển dụng trên thực tế hoặc phí gửi đi lao động ở nước ngoài, phí chuyển kiều hối mà không có sự đồng ý tự nguyện của họ, bị lừa phải làm các công việc trá hình, bị buộc ký hợp đồng lao động qua những người môi giới mà biết rằng những hợp đồng này nói chung sẽ không được tôn trọng ngay từ khi bắt đầu lao động, bị thu giữ hộ chiếu hoặc những giấy tờ tùy thân khác, bị sa thải hoặc bị ghi vào sổ đen khi họ gia nhập hoặc thành lập các tổ chức của người lao động, bị khấu trừ lương mà không có sự đồng ý tự nguyện của người lao động và họ chỉ có thể lấy lại số tiền khấu trừ đó chỉ khi họ trở về nước xuất xứ của họ, hoặc bị trục xuất mà không quan tâm đến quyền lợi phát sinh của họ liên quan đến việc làm, nơi ở hoặc địa vị của họ trước đó"37.
Theo các chuyên gia, hơn một thập kỷ đã trải qua kể từ khi Tuyên bố trên được đưa ra nhưng tình trạng của hầu hết
37 Xem Tuyên bố khuyến nghị chung thông qua tại Hội thảo tư vấn về bảo vệ quyền của người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong các ngày 3- 4/3/2008.
người lao động di trú ở khu vực ASEAN hầu như không có thay đổi gì đáng kể38.
Thêm vào đó, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc hợp nhất kinh tế giữa các nước trong khối cũng tạo thêm sức ép cho vấn đề bảo vệ người lao động di trú. Với một loạt thỏa thuận đạt được trong thời gian gần đây, ASEAN đã thiết lập được các kế hoạch nhằm hội nhập đầy đủ về kinh tế của 10 nước thành viên trước năm 2015. Như vậy, trong tương lai gần, lực lượng lao động trong thị trường hội nhập của khu vực Đông Nam Á sẽ không còn bị chia tách mà sẽ hoà nhập làm một. Bên cạnh các lợi ích từ hợp nhất kinh tế, mọi quốc gia ASEAN, đặc biệt là những nước nghèo, sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn hơn về bảo vệ công dân mình trong bối cảnh mà sự dịch chuyển nguồn nhân lực từ quốc gia này sang quốc gia khác trở thành một quy tắc được chấp nhận chung chứ không phải là một ngoại lệ.
Trong bối cảnh kể trên, một câu hỏi đặt ra với các chính phủ và các tổ chức quốc tế trong khu vực, đó là: làm thế nào để việc hợp nhất kinh tế của ASEAN trở thành một thị trường chung trong đó các nguồn tài chính, hàng hóa, dịch vụ và lao động được chuyển dịch tự do sẽ đồng thời bảo đảm những cơ hội có việc làm tử tế cho mọi người lao động?
Hiện tại, theo các chuyên gia, câu hỏi kể trên vẫn chưa có lời giải đáp. Không chỉ vậy, việc giải đáp câu hỏi này đang gặp những thách thức, xuất phát từ những yếu tố cơ bản sau đây39:
38 Tài liệu trên.
39 Tài liệu trên.
Thứ nhất, ASEAN chưa xác lập được những quy định ràng buộc và cơ chế rõ ràng về việc thúc đẩy các điều kiện làm việc tử tế và những tiêu chuẩn lao động cơ bản ở tầm khu vực.
Mặc dù các nước trong khối đã thông qua Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú vào tháng 1/2007, trong đó thừa nhận trách nhiệm của các nước nhận và nước gốc cũng như của Hiệp hội ASEAN trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú, nhưng Tuyên bố này không phải là một văn kiện có tính ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý. Điều này khiến hiệu lực tác động của Tuyên bố rất hạn chế. Cụ thể, Điều 22 của Tuyên bố đề cập đến việc làm hài hoà pháp luật lao động của các nước trong khu vực với các Công ước cơ bản và với Các Nguyên tắc và các Quyền cơ bản tại nơi làm việc của ILO. Đây là một quy định có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ các quyền của người lao động di trú, bởi việc làm hài hoà pháp luật về lao động của các nước với các tiêu chuẩn của ILO có nghĩa là làm cho tất cả các quy định pháp luật của các nước trong khối sẽ được áp dụng với tất cả mọi người lao động một cách bình đẳng, bất kể quốc tịch của họ; hay nói cách khác, sẽ tạo ra nguyên tắc về sự đối xử quốc gia với người lao động di trú. Đáng tiếc là hầu như chưa có nước nào ở khu vực ASEAN trên thực tế đã và đang tích cực thực hiện nội dung của điều này. Thêm vào đó, tuy Tuyên bố đã đặt ra lộ trình cho việc thiết lập một thỏa thuận khu vực mới mà hy vọng sẽ bảo đảm sự công bằng và bình đẳng cho tất cả những người lao động di trú của các nước thành viên; song trên thực tế, việc triển khai thực hiện lộ trình đó rất chậm chạp. Kể cả khi Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN ngày 30/7/2007 đã đề ra việc
thành lập Uỷ ban ASEAN về thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú nhưng tính đến thời điểm hiện nay, chưa có nước nào trong khối thành lập được các cơ quan đầu mối giúp việc cho Uỷ ban quan trọng đó của ASEAN.
Thứ hai, trong khi chưa có những cơ chế và văn kiện chung có hiệu quả để bảo vệ người lao động di trú thì ở đa số các nước thành viên ASEAN hiện chưa có một hệ thống bảo trợ xã hội áp dụng một cách rộng khắp có tác dụng bảo vệ mọi người lao động ở tất cả các lĩnh vực. Không chỉ vậy, ở nhiều nước ASEAN vẫn còn thiếu các cơ chế nhằm thúc đẩy các điều kiện sống và xóa đói giảm nghèo cho khối dân số ngày càng tăng về số lượng. Những điều này tác động tiêu cực đến việc bảo vệ lực lượng lao động. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu như người lao động trong nước còn chưa được bảo vệ một cách hiệu quả thì việc bảo vệ người lao động di trú chưa thể có những tiến bộ.
Thứ ba, hầu hết các nước ASEAN còn thiếu các cơ chế hiệu quả do các tổ chức công đoàn và tổ chức xã hội dân sự lập ra nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người lao động nói chung, người lao động di trú nói riêng, cũng như nhằm tăng cường quan hệ và giải quyết các mâu thuẫn giữa giới chủ và người lao động, qua đó bảo vệ các quyền của người lao động và thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. Đây cũng là một trở ngại quan trọng với việc bảo vệ người lao động di trú bởi lẽ thông thường các tổ chức công đoàn và tổ chức xã hội dân sự cần phải là những chủ thể tiên phong trong lĩnh vực này.
Thứ tư: Hiện trên thực tế vẫn còn sự chênh lệnh về trình
độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nói chung, người lao động di trú nói riêng giữa các nước ASEAN. Cùng với một số yếu tố khác, sự chênh lệnh này dẫn đến sự đối xử không bình đẳng với những người lao động đến từ những nước kém phát triển hơn. Cụ thể, người lao động di trú từ những nước kém phát triển hơn thường phải chấp nhận mức lương thấp hơn so với người lao động ở nước tiếp nhận và bởi vậy, thu nhập của họ gửi về quê nhà cũng thấp hơn so với mức thu nhập mà họ lẽ ra được hưởng. Để giải quyết vấn đề này, nếu chỉ đơn thuần đưa ra những khiếu nại về quyền của người lao động di trú sẽ không đủ, mà cần phải kết hợp thực hiện những biện pháp khác trong đó có việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các chủ thể chủ yếu có trách nhiệm trong vấn đề này ở trong khu vực, cũng như xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức công đoàn, tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế, khu vực đang hoạt động trên lĩnh vực này.
Theo các chuyên gia, việc hợp nhất kinh tế có thể khiến tình trạng người lao động ở khu vực ASEAN, đặc biệt là những người lao động nghèo, người lao động làm việc ở khu vực không chính thức và người lao động di trú trở lên xấu hơn nếu các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản không được coi là ưu tiên thực hiện và bảo vệ, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề như: tạo việc làm tử tế, bảo đảm tiền lương tối thiểu;
bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú; phổ cập an sinh xã hội, chăm sóc y tế, nhà ở, giáo dục và đào tạo; thúc đẩy điều kiện sống và giảm đói nghèo.