Khuyến nghị nêu ra tại Hội thảo tư vấn ngày 3-

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 87 - 91)

CÁC KHUYẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẢO VỆ CÁC QUYỀN VÀ

5.4. Khuyến nghị nêu ra tại Hội thảo tư vấn ngày 3-

Liên quan đến vic tuyn dng người lao động ra nước ngoài làm vic

• Bộ LĐ-TB-XH cần tiếp tục đóng vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về người lao động ở nước ngoài, tuy nhiên, trong công tác này cần có sự phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn với chính quyền các địa phương để phòng ngừa những hành động lừa đảo người lao động có thể diễn ra ở cấp cơ sở gây thiệt hại cho người lao động.

• Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép cho các chủ thể được tuyển dụng lao động ra nước ngoài làm việc, đồng thời cần giám sát thường xuyên hoạt động của các chủ thể này và lập tức thu hồi giấy phép của những đơn vị nào bị phát hiện vi phạm pháp luật, cũng như xử lý nghiêm khắc những pháp nhân hoặc cá nhân không có chức năng hoặc không đủ năng lực nhưng vẫn tiến hành việc tuyển dụng lao động ra nước ngoài làm việc. Việc xử lý cần bao gồm lệnh cấm những chủ thể có tên trong danh sách vi phạm tiếp tục tham gia vào việc tuyển dụng lao động ra nước ngoài làm việc dưới bất kỳ hình thức nào.

• Cần yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải công khai thông tin về tiến trình và các thủ tục pháp lý để tuyển dụng người lao động ra nước ngoài làm việc cùng với các loại phí tuyển dụng được phép thu cũng như thông tin về các khía cạnh khác có liên quan một cách rộng rãi ở tất cả các cấp trong xã hội.

• Cần thông báo công khai và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động biết thông tin về các doanh nghiệp có giấy phép tuyển dụng lao động ra nước ngoài làm việc, bao gồm thông tin về chức năng, thẩm quyền và nghĩa vụ của các cơ quan này.

• Cần tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác, đặc biệt trong khối ASEAN, liên quan đến việc ban hành và thực hiện cách tiếp cận ‘các trung tâm dịch vụ hỗn hợp’ (tức những trung tâm trong đó có đại diện của các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện giải quyết tất cả các thủ tục về đăng ký và quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài ở một địa điểm).

• Cần tiến hành nghiên cứu thu thập những thông tin đầy đủ và thực sự về tình hình hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, kể cả dưới hình thức chính thức hay không chính thức. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu là nhằm đánh giá mức độ tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan của các doanh nghiệp này.

• Chính phủ nên xem xét khả năng ban hành một cơ chế thống kê và cập nhật tư liệu về đăng ký và việc làm của người lao động ở nước ngoài, đồng thời lưu trữ các thông tin và tư liệu có liên quan. Cụ thể, cần xây dựng một kế hoạch trong đó bao gồm việc lập ra một cơ quan đầu mối cho việc này, việc xác định các nguồn tư liệu và thông tin cần thiết, việc đào tạo những kỹ năng cơ bản cho những cán bộ làm công tác này, và bảo đảm sự duy trì ổn định lâu dài hoạt động này.

Liên quan đến hp đồng ca người lao động ra nước ngoài làm vic

• Cần yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bảo đảm rằng tất cả mọi người lao động chuẩn bị ra nước ngoài làm việc đều nhận được và đồng ý về nội dung một hợp đồng bằng văn bản giữa họ với người sử dụng lao động ở nước tiếp nhận mà được lập bằng hai ngôn ngữ, tiếng Việt và ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Thêm vào đó, cần yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải nộp một bản sao hợp đồng đó cho Bộ LĐ-TB- XH để thẩm tra.

• Cần bảo đảm rằng các hợp đồng lao động nói ở đoạn trên ít nhất cần bao gồm những thông tin liên quan đến các quy định cụ thể về dạng công việc người lao động sẽ phải làm, mức lương, vị trí và thời gian làm việc, các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động, và về các điều kiện làm việc khác cũng như những điều khỏan có tính ràng buộc có liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.

• Tất cả những hợp đồng lao động nói ở đoạn trên cần phải phù hợp một cách chặt chẽ với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

• Các điều kiện và quy định trong các hợp đồng lao động nói ở đoạn trên cũng cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO.

Liên quan đến vic h tr cho người lao động làm vic nước ngoài

• Cần bảo đảm cho người lao động được đào tạo miễn phí và được cung cấp sổ tay thông tin trước khi ra nước ngoài làm việc. Nội dung đào tạo và sổ tay thông tin ít nhất cần bao gồm những thông tin về: (i) Tất cả các quy định pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động;

(ii) Các tập tục văn hóa và xã hội của nước tiếp nhận lao động; (iii) Địa chỉ của các đầu mối liên hệ/các nơi giải quyết khiếu nại mà người lao động có thể nhận được sự trợ giúp hoặc đến khiếu kiện; (iv) Những hiểu biết cơ bản và về những kỹ năng cần thiết có thể giúp người lao động thoát khỏi những tình huống khẩn cấp; (v) Những thông tin khác mà thấy cần thiết phải trang bị cho người lao động khi làm việc ở nước ngoài.

• Cần có một cơ chế hỗ trợ pháp lý hiệu quả trong đó quy định những biện pháp cụ thể sẽ được tiến hành nhằm hỗ trợ pháp lý cho người lao động làm việc ở nước ngoài trong trường hợp họ khiếu kiện về việc bị đối xử ngược đãi hoặc bị vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp.

• Cần xác định rõ tính chất dễ bị tổn thương của người lao động di trú là phụ nữ trong một số ngành nghề đặc biệt như giúp việc gia đình hay các công việc trong các ngành dịch vụ…và có những biện pháp đặc biệt để bảo vệ những phụ nữ ra nước ngoài làm các công việc này.

• Cần tăng cường năng lực và nguồn lực cho các cơ quan đại diện và cơ quan có chức năng bảo vệ các quyền của người lao động ở nước ngoài (chẳng hạn như các ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài).

• Cần xem xét khả năng xây dựng một chương trình ‘lao động di trú an toàn’ và đưa vấn đề này vào chương trình giảng dạy của Trường Đại học Lao động – Xã hội và các trường đại học có liên quan khác.

Liên quan đến các tha thun gia Vit Nam và các nước tiếp nhn lao động trong khu vc ASEAN

• Chính phủ nên đưa các quy định về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở nước ngoài vào các Biên bản ghi nhớ và các hiệp định song phương hoặc đa phương ký giữa Việt Nam và các nước khác trong vấn đề xuất khẩu lao động.

• Chính phủ nên phối hợp với Chính phủ các nước tiếp nhận lao động Việt Nam để khảo sát nhu cầu đào tạo của người lao động nhằm bảo đảm các chương trình đào tạo người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc có tính thiết thực và phù hợp với nhu cầu của người lao động.

Liên quan đến pháp lut quc gia v bo v người lao động nước ngoài

• Nhằm thực thi có hiệu quả Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cần có thêm các văn bản dưới luật cụ thể hóa việc thực hiện đạo luật này. Các văn bản dưới luật cần có nội dung cụ thể, dễ hiểu nhằm hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trong số các văn bản dưới luật, cần có những văn bản quy định cụ thể về các biện pháp nhằm bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

• Cần tăng cường việc quản lý nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các điều khoản trong Chương III của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động), và cần bổ sung những chế tài nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm các quy định nêu ở chương này.

• Chính phủ nên tiếp tục nghiên cứu về những biện pháp tiếp theo để làm hài hoà pháp luật quốc gia với các chuẩn mực cơ bản về lao động của ILO.

• Chính phủ cũng nên tiến hành một nghiên cứu về nhu cầu và tính khả thi của việc tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ. Trong việc nghiên cứu về vấn đề này, Chính phủ nên tổ chức lấy ý kiến tư vấn của Tổng Liên đoàn Lao động, các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ.

Liên quan đến cơ chế bo v và h tr người lao động Vit Nam đang làm vic nước ngoài

• Cần xác định một đầu mối rõ ràng có trách nhiệm tiến hành những biện pháp bảo vệ tức thời cho những người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài cần sự hỗ trợ, để người lao động có thể biết rõ có thể kêu gọi sự hỗ trợ của ai, ở đâu?

• Cần nỗ lực xây dựng sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các chủ thể có trách nhiệm, bao gồm đại diện của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước tiếp nhận lao động và các tổ chức công

đoàn, các tổ chức xã hội cũng như với người lao động đang làm việc ở nước ngoài, nhằm xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể và các thủ tục cần tiến hành để giải quyết các vụ việc/vấn đề nảy sinh liên quan đến người lao động ở nước ngoài.

• Các cán bộ sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam ở các nước tiếp nhận lao động Việt Nam cần được đào tạo, hướng dẫn cụ thể về chính sách của nhà nước về bảo vệ người lao động ở nước ngoài và về tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách này một cách tận tụy, hiệu quả.

Các cán bộ này cần được cung cấp đủ thông tin và nguồn lực để họ có thể can thiệp và hỗ trợ hiệu quả cho những người lao động ở nước ngoài gặp khó khăn. Cụ thể, cần yêu cầu những cán bộ này phải tạo lập mối liên hệ với đại diện các tổ chức công đoàn, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ ở nước tiếp nhận lao động nhằm bảo đảm rằng người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước đó nếu gặp khó khăn có thể nhận được sự trợ giúp nhanh chóng và thực tế. Chính phủ nên thiết lập một cơ chế cho phép có đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ở các đại sứ quán ở các nước tiếp nhận lao động Việt Nam nhằm hỗ trợ việc bảo vệ người lao động đang làm việc ở những nước này.

• Chính phủ cũng nên thường xuyên yêu cầu Chính phủ các nước tiếp nhận lao động Việt Nam phải tuân thủ các điều khoản về bảo vệ các quyền hợp pháp của người lao động di trú mà các Chính phủ đó đã cam kết thực hiện.

• Chính phủ nên đàm phán với Chính phủ các nước tiếp

nhận lao động mà đã ký hiệp định về vấn đề này với Việt Nam để đưa vào các hiệp định những điều khoản về đào tạo kỹ năng cho người lao động Việt Nam trên tinh thần công nhận lẫn nhau trong vấn đề kỹ năng của người lao động. Một trong những nội dung của những thỏa thuận này cần là việc đào tạo người lao động và Chính phủ nên đàm phán với Chính phủ các nước tiếp nhận lao động để đạt được sự nhất trí về những tiêu chuẩn cơ bản nhất định trong việc đào tạo người lao động.

Liên quan đến hot động v bo v người lao động di trú trong khuôn kh ASEAN

• Trong khuôn khổ hoạt động chung với các nước ở tiểu vùng, Chính phủ nên tham gia tích cực và thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Người Lao động Di trú, đặc biệt là trong việc xây dựng và thực hiện Văn kiện Khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú, vì đây là những văn kiện quan trọng trong việc bảo vệ các quyền của người lao động di trú ở ASEAN, bao gồm người lao động di trú của Việt Nam.

• Chính phủ cũng nên ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện các sáng kiến như: Thành lập một văn phòng trực thuộc Ban Thư ký ASEAN mà có trách nhiệm giám sát và đánh giá việc thực hiện pháp luật và chính sách liên quan đến các quyền của người lao động di trú; Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về quyền của người lao động di trú và thiết lập các cơ chế giám sát có hiệu quả việc thực hiện các hiệp định đó; Khuyến khích

việc thành lập các mạng lưới của những doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các tổ chức công đoàn, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ người lao động di trú; Xây dựng và nhất trí về nội dung của một mẫu hợp đồng lao động chung mà có thể áp dụng cho việc tuyển dụng tất cả mọi người lao động di trú ở tất cả các nước ASEAN; Thỏa thuận và nhất trí về những thủ tục tiêu chuẩn chung trong khối ASEAN về việc tuyển dụng người lao động, việc đào tạo người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc, việc hướng dẫn cho người lao động mới đến, việc hòa giải và giải quyết các tranh chấp lao động, và việc hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng của người lao động di trú; Áp dụng nguyên tắc về ‘sự đối xử quốc gia’ với tất cả mọi người lao động di trú trong khu vực; Dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động ảnh hưởng đến người lao động di trú, và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm rằng công việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người lao động di trú; Việc vận động các nước tiếp nhận lao động xây dựng các trung tâm văn hoá-xã hội cộng đồng để giúp người lao động di trú có điều kiện sống tinh thần tốt hơn.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)