Một số kinh nghiệm về xuất khẩu lao động và bảo

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 55 - 60)

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

3.7. Một số kinh nghiệm về xuất khẩu lao động và bảo

Chính phủ các nước trên thế giới nói chung, các quốc gia

châu Á nói riêng đều quan tâm đến việc bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài, đặc biệt là những người lao động di trú.

Nhiều nước ở châu Á có lịch sử xuất khẩu lao động lâu dài và số lượng lớn người lao động di trú đã có những chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ các công dân của họ làm việc ở nước ngoài. Dưới đây là một số thông tin về kinh nghiệm của một số nước châu Á trên lĩnh vực này.

3.7.1. Thái Lan

Thái Lan là một nước xuất khẩu lao động sớm và lớn trong khu vực. Từ nửa thập kỷ qua, số lao động người Thái làm việc ở nước ngoài không ngừng tăng. Nếu như năm 1956 có 3.870 người lao động Thái Lan làm việc ở nước ngoài thì năm 1977 con số này là 21.500 người, năm 1980 là gần 110.000 người. Mặc dù trong những năm 1982-1985, số lượng người lao động Thái Lan làm việc ở nước ngoài giảm đi, song bắt đầu tăng trở lại từ những năm đầu 1990. Trong những năm cuối thập niên 1990, trung bình hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 người lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó hơn 50% là tới Đài Loan. Lượng tiền chuyển về nước của người lao động qua hệ thống Ngân hàng Thái Lan tăng dần từ 52 tỷ bath năm 1997 lên gần 60 tỷ bath/năm (tương đương với 1,5 tỷ USD/năm) trong các năm 1998, 1999. Ngoài số tiền gửi về nước qua hệ thống ngân hàng, còn có một số lượng tiền lớn được người lao động di trú Thái Lan gửi về nước qua các con đường khác.

Thời kỳ đầu, phần lớn người lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc là lao động không qua đào tạo, trình độ học vấn thấp, do đó chỉ có thể làm các công việc có tay nghề thấp. Người lao động ra nước ngoài làm việc chủ yếu đi từ khu vực nông

thôn, đặc biệt là từ khu vực Đông Bắc Thái Lan nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Các công việc họ thường làm bao gồm may mặc, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình và xây dựng.

Với nhận thức xuất khẩu lao động sẽ góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp trong nước, từ nhiều năm qua Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến và đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động này song song với các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người lao động xuất khẩu. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động xuất khẩu, Bộ Lao động - Xã hội Thái Lan thành lập các trung tâm tư vấn pháp lý và đưa ra các chính sách về vay vốn riêng cho nhóm đối tượng này. Thêm vào đó, Chính phủ Thái Lan cũng giao cho Bộ Lao động - Xã hội nước này phối hợp với Bộ Giáo dục tổ chức các hoạt động đào tạo cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc. Trong vấn đề này, Chính phủ còn đưa ra các chương trình khung về đào tạo lao động xuất khẩu cho các lĩnh vực khác nhau và khuyến khích các khu vực tư nhân, các công ty cung ứng và các trung tâm đào tạo, tổ chức việc đào tạo theo chương trình khung của Chính phủ. Với mô hình này, Thái Lan luôn chủ động về nguồn lao động xuất khẩu cho các thị trường có nhu cầu.

Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa lĩnh vực xuất khẩu lao động, tuy nhiên, mọi hoạt động trên lĩnh vực này chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Nhà nước thành lập văn phòng quản lý việc làm ngoài nước trực thuộc Tổng cục lao động của Bộ nội vụ để chuyên trách giám sát hoạt động của các công ty tuyển lao động tư nhân và xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc cũng như để bảo vệ lao động đang làm việc ở nước ngoài. Nhà nước cũng ban hành các luật nhằm điều chỉnh

vấn đề tuyển dụng lao động ra nước ngoài làm việc và bảo vệ người lao động xuất khẩu.

Theo pháp luật Thái Lan, lao động có thể ra nước ngoài làm việc theo 5 kênh: Tự đi; Thông qua dịch vụ của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; Đi cùng người sử dụng lao động đến Thái Lan trực tiếp tuyển dụng; Đi tu nghiệp sinh ở nước ngoài;

và Thông qua dịch vụ tuyển mộ tư nhân. Mặc dù vậy, phần lớn người lao động Thái Lan ở nước ngoài đi theo 2 kênh chính là tự đi hoặc qua dịch vụ tuyển mộ tư nhân (chiếm 95% năm 1997).

Hiện nay ở Thái Lan có khoảng 200 công ty tư nhân hoạt động xuất khẩu lao động và 3 ngân hàng chuyên cho người lao động vay vốn với lãi xuất thấp để đi xuất khẩu lao động. Chính phủ có nhiều biện pháp theo dõi và quản lý rất chặt chẽ hoạt động của các công ty tư nhân hoạt động xuất khẩu lao động nhằm tránh sự lừa đảo từ phía công ty này cũng như để chống tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng.

3.7.2. Inđônêsia

Inđônêsia cũng là nước xuất khẩu lao động sớm và lớn trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê, trong những năm 1930-1950, riêng ở Malaysia đã có hơn 200.000 người Inđônêsia làm việc, còn trong giai đoạn 1969-1993, có 877.400 người Inđônêsia làm việc ở nước ngoài. Từ 1994, số lượng lao động Inđônêsia làm việc ở nước ngoài tăng lên nhanh chóng, từ con số 2,1 triệu người năm 1994 lên 3,2 triệu người năm 1998. Số tiền do người lao động ở nước ngoài chuyển về trong giai đoạn 1996 - 1999 vào khoảng 2,72 tỷ USD, chỉ tính riêng trong năm 2001 và 4 tháng đầu năm 2002, con số này là gần 1,73 tỷ USD.

Trong giai đoạn 1994-1998, đa số lao động Inđônêsia

làm việc ở nước ngoài là lao động lành nghề (khoảng 1.136.021 người); số lao động bán lành nghề chỉ vào khoảng 325.021 người. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động nữ người Inđônêsia đi làm việc nước ngoài tăng hơn so với lao động nam.

Trong tổng số lao động Inđônêsia làm việc ở nước ngoài có 43%

đi làm giúp việc gia đình; 22% làm việc trong các nhà máy;

15% làm việc trong lĩnh vực trồng trọt; 6% làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải và còn lại làm trong các lĩnh vực khác.

Một đặc thù nữa là Inđônêsia có rất nhiều lao động đang làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài, đặc biệt là ở Malaysia. Số lao động nước này làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài thậm chí nhiều hơn số lao động làm việc hợp pháp.

Inđônêsia đã xây dựng được cơ chế pháp lý khá chặt chẽ để quản lý việc tuyển mộ, tuyển dụng và đào tạo lao động đưa ra nước ngoài làm việc, cũng như các chính sách về hợp tác lao động với nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia, chính phủ Inđônêsia can thiệp vào hoạt động xuất khẩu lao động thông qua quản lý và chỉ đạo chương trình làm việc ngoài nước rất hiệu quả; tuy nhiên, nước này cũng đang gặp những thách thức trong các vấn đề như quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, việc giải quyết tranh chấp lao động và tranh chấp pháp lý liên quan đến người lao động ở nước ngoài...Những thách thức này bắt nguồn từ những hạn chế như thiếu năng lực và tài chính trong việc bảo vệ lao động của các đại sứ quán Inđônêsia ở nước ngoài, thiếu các thỏa thuận song phương với nước tiếp nhận lao động, thiếu nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến việc làm và quản lý lao động ở nước tiếp nhận lao động, thiếu sự kết hợp giữa cơ quan đại diện Inđônêsia ở nước ngoài với các

công ty tuyển mộ, tuyển dụng lao động ở trong nước... Ngoài ra, ở Inđônêsia, tình trạng tham nhũng và cấu kết giữa quan chức nhà nước và các công ty tuyển mộ, tuyển dụng lao động để thu tiền trái pháp luật của người lao động xuất khẩu diễn ra khá phổ biến nhưng chưa có sự can thiệp đúng mức của chính phủ.

Chính phủ Inđônêsia đặt chỉ tiêu xuất khẩu được khoảng 40 triệu lao động trong giai đoạn 2005-2010, với mức thu nhập gửi về nước của người lao động đạt khoảng 19 tỷ USD. Tuy đặt ra chỉ tiêu như vậy song chính phủ cũng rất chú trọng đến việc bảo vệ người lao động ở nước ngoài và việc nâng cao kỹ năng của lao động xuất khẩu nhằm tăng cường sức cạnh tranh của người lao động Inđônêsia so với người lao động các nước khác.

Để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc đào tạo nghề, Inđônêsia còn coi trọng rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động xuất khẩu. Người lao động khi đã được tuyển chọn trước khi ra nước ngoài làm việc phải tập trung lại 15 ngày và được quản lý như trong doanh trại quân đội để luyện tập nâng cao khả năng chịu đựng khó khăn và để rèn luyện ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật, giờ giấc, ý thức làm việc, sinh hoạt, quan hệ ứng xử giữa chủ và thợ... Hình thức rèn luyện này đã tạo cho lao động Inđônêsia có ý thức chấp hành kỷ luật tốt, được nhiều nước tiếp nhận lao động đánh giá cao so với lao động của các nước khác.

3.7.3.Trung Quốc

Ở Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện qua hai hình thức chủ yếu là thông qua các dự án xây dựng và qua các đại lý dịch vụ việc làm có hợp đồng cung ứng lao động. Thị trường xuất khẩu lao động của Trung Quốc bao gồm

hơn 10 nước thuộc các khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ. Lao động xuất khẩu Trung Quốc chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, may mặc, dịch vụ gia đình và giải trí. Bộ Lao động và Bảo hiểm Xã hội Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc ban hành các chính sách và quy chế liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động. Việc thành lập các đại lý dịch vụ việc làm có hợp đồng cung ứng lao động ra nước ngoài phải được sự chấp thuận của Bộ và các cơ quan chức năng khác.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang xây dựng quy chế bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động ở nước ngoài, trong đó bao gồm các quy định về quản lý và thanh tra lao động ngoài nước.

Trung Quốc đã tiến hành một số biện pháp nhằm sắp xếp lại việc quản lý các đại lý dịch vụ việc làm có hợp đồng cung ứng lao động, cụ thể là:

• Kiểm tra tính hợp pháp của các đại lý và đình chỉ hoạt động các đại lý không đạt yêu cầu.

• Tăng cường thông tin cho nhân dân về các chính sách về xuất khẩu lao động, các điều kiện của các đại lý được làm dịch vụ việc làm hợp pháp và các tiêu chuẩn dịch vụ của các đại lý thông qua hệ thống thông tin đại chúng nhằm nâng cao khả năng nhận thức và phòng tránh của nhân dân đối với các hoạt động bất hợp pháp.

• Thiết lập các đường dây nóng và khuyến khích nhân dân thông báo các hoạt động xuất khẩu lao động bất hợp pháp.

• Điều tra và xử lý các tin tức được thông báo.

Ngoài các biện pháp kể trên, chính phủ Trung Quốc cũng

đang tăng cường hợp tác với các nước khác trong việc đấu tranh chống di trú bất hợp pháp và bảo vệ người lao động Trung Quốc ở nước ngoài.

3.7.4.Philippin 47

Là một ‘cường quốc’ về xuất khẩu lao động không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới, tính ra ở thời điểm hiện tại cứ 10 người Philipin thì có một người sống và làm việc ở nước ngoài, hầu hết trong số họ là người lao động di trú. Phần lớn người lao động di trú người Philipin là phụ nữ (75% tính ở thời điểm 2006). Lao động di trú người Philipin ở nước ngoài thường làm các công việc như: giúp việc gia đình, y tá, điều dưỡng viên, thợ xây dựng, ca sĩ, nhạc sĩ trong các quán bar, vũ trường...Mười thị trường lớn nhất với người lao động di trú của Philipin (tính ở thời điểm 2006) là: A-rập Xê-út: 28.5%; Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất: 12.3 %; Cô-oét: 9.3%; Đài Loan: 9.2%; Qatar: 9.2%; Hồng Kông: 6.2%; Hàn Quốc: 3.3%;

Hoa Kỳ: 2.7%; Li-băng: 2.6%; Nhật Bản: 2.2%.

Điều đáng lưu ý là xét về phương diện chính sách, Chính phủ Philipin không cổ vũ hoạt động xuất khẩu lao động. Trong Luật về người lao động di trú và lao động Philipin ở nước ngoài thông qua năm 1995 (Luật số R.A.8042), Chính phủ tuyên bố rằng, trong khi thừa nhận sự đóng góp quan trọng của người lao động di trú với nền kinh tế của quốc gia thông qua việc gửi tiền thu nhập về cho gia đình, nhà nước không coi việc tìm kiếm công việc ở nước ngoài như là một biện pháp để bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước.

47 Xem tham luận của Ms. Mary Lou L. Alcid (Centre for Migrant Workers,

Kanlungan Centre Fdn, Quezon City, The Philippines): Legal Protection for Overseas Filipino Workers: Good Practices, Gaps and Issues.

Tuy nhiên, không vì quan điểm trên mà Chính phủ Philipin ngăn cản việc xuất khẩu lao động. Ngược lại, cũng trong đạo luật trên, Chính phủ nêu rõ việc các nhà thầu tuyển dụng và gửi người lao động Philipin ra nước ngoài làm việc, bất kể trong các công việc trên đất liền hay trên biển, đều được tạo các điều kiện thuận lợi. Thêm vào đó, Chính phủ cũng không coi nhẹ việc bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động di trú là công dân nước mình. Cụ thể, Chính phủ xác định vai trò của mình trong vấn đề này là: Bảo đảm việc di trú lao động có trật tự trong khi tôn trọng quyền tự quyết định chọn việc làm và nghề nghiệp ở bất cứ nơi nào ngoài nước của người lao động.

Để thực hiện chủ trương đó, nhà nước thông qua và sửa đổi một số đạo luật quan trọng, trong đó tiêu biểu là Bộ luật Lao động, Luật về người lao động di trú và lao động Philipin ở nước ngoài, Luật chống buôn bán phụ nữ và trẻ em...Thêm vào đó, Chính phủ thành lập Cục Quản lý lao động ngoài nước và huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức công đoàn cũng như các gia đình có người thân đang làm việc ở nước ngoài tham gia vào việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú.

Chính sách quản lý di trú lao động của Philipin rất toàn diện, trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến thị trường xuất khẩu lao động, việc tuyển dụng và bố trí người lao động ở nước ngoài, các quyền và lợi ích của người lao động khi làm việc ở nước ngoài và kể cả việc tái hòa nhập, sử dụng người lao động sau khi hồi hương. Cục Quản lý lao động ngoài nước có các trách nhiệm: bảo đảm các lợi ích tốt nhất cho người lao động ở nước ngoài; tổ chức các đơn vị quản lý và hỗ trợ người lao

động ở các nước nơi họ làm việc; quản lý việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở tuyển dụng và bố trí người lao động ở nước ngoài. Ngoài ra, cơ quan này cũng có các trách nhiệm như: hòa giải các tranh chấp giữa các cơ sở tuyển dụng và người lao động; tiến hành các hoạt động chống việc tuyển dụng người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật; cung cấp các thông tin và tài liệu hướng dẫn cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc.

Bên cạnh Cục Quản lý lao động ngoài nước, Chính phủ còn thành lập Cục Phúc lợi của người lao động ngoài nước. Cục này có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan chính phủ trong việc bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi và hạnh phúc của người lao động ngoài nước cũng như của những người thân sống nhờ vào họ. Điểm đặc biệt là hoạt động của cơ quan này không lấy nguồn từ ngân sách nhà nước mà dựa vào nguồn thu từ lệ phí của người lao động ở nước ngoài (mức phí là 25 đô la Mỹ/hợp đồng lao động).

Các dịch vụ mà cơ quan này cung cấp cho người lao động ở nước ngoài và người thân của họ bao gồm dịch vụ y tế, trợ cấp thương tật, tử tuất, các khoản vay...Cơ quan này cũng thành lập các trung tâm cứu trợ tạm thời người lao động Philipin ở những nước họ đang làm việc, đồng thời tiến hành trợ giúp pháp lý, mở các khóa đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính, kỹ năng sống, các hoạt động giải trí...cho người lao động ở nước ngoài. Không chỉ vậy, cơ quan này còn có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tái hòa nhập cho những người lao động hồi hương.

Một cơ quan khác cũng có vai trò rất quan trọng và hiệu quả trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)