KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
3.4. Hợp tác bảo vệ người lao động di trú ở khu vực ASEAN
Bảng 4
Tình hình tham gia các công ước cơ bản của ILO ở khu vực ASEAN40
Các công ước
về tự do lập hội và thỏa ước lao động tập thể
Các công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc
bắt buộc
Các công ước về xóa bỏ PBĐX trong tuyển dụng
& nghề nghiệp
Các công ước về xóa bỏ lao động
trẻ em
Quốc
gia C.87 C.98 C.29 C.105 C.100 C.111 C. 138 C.182
Cam- pu-chia 23/8/
1999 23/8/
1999 24/2/
1969 23/8/
1999 23/8/
1999 23/8/
1999 23/8/
1999 14/3/
2006 Inđônê
-sia 9/6/
1998
15/7/
1957 12/6/
1950 7/6/
1999
11/8/
1958 7/6 1999
7/6/
1999
28/3/
2000
Lào 23/1/
1964
13/6/
2005
13/6/
2005
40 Nguồn: ILOLEX, cập nhật đến ngày 17/6/2006.
Malay- sia
5/6/
1961
11/11/
1957
13/10/
195841
9/9/
1997
9/9/
1997
10/11/
2000 Miến
Điện 4/3/
1955 4/3/
1955
Philíp-
pin 29/12/
1953 29/12/
1953 15/7/
2005 17/11/
1960 29/12/
1953 17/11/
1960 4/6/
1998 28/11/
2000 Singa-
po
25/10/
1965
25/10/
1965
25/10/
196542
30/5/
2002
7/11/
2005
14/6/
2001 Thái
Lan
26/2/
1969
2/12/
1969
8/2/
1999
11/5/
2004
16/2/
2001 Việt
Nam 7/10/
1997 7/10/
1997 24/6/
2003 19/12/
2000 Tổng
số
4 5 8 4 7 4 8 8
3.4. Hợp tác bảo vệ người lao động di trú ở khu vực ASEAN
Hợp tác về bảo vệ người lao động di trú nằm trong khuôn khổ chung về hợp tác lao động trong khu vực ASEAN.
Trong bối cảnh hiện nay, hợp tác lao động ở khu vực ASEAN là hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực do tác động từ sự hội nhập kinh tế khu vực (đến năm 2015) cũng như từ quá trình toàn cầu hóa cho hơn 550 triệu người ở tiểu vùng, đặc biệt là những nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm người lao động di trú. Theo các chuyên gia, hợp tác lao động khu vực cần đặt ra mục tiêu tạo lập công việc tử tế (decent work) và xây dựng một cuộc sống tử tế (decent life) cho tất cả
41 Bãi ước ngày 10/1/1990.
42 Bãi ước ngày 19/4/1979.
mọi người lao động ở ASEAN43. Điều này là bởi hiện ở khu vực ASEAN chưa có những chính sách và hoạt động hợp tác hiệu quả trong các vấn đề này và bởi thực tế là từng quốc gia ASEAN không thể tự giải quyết những tác động tiêu cực của việc hợp nhất kinh tế cũng như bảo đảm được công việc tử tế và đời sống tử tế cho người lao động nước mình và lao động di trú của nước khác nếu như không có sự hỗ trợ của các chính sách ở tầm khu vực.
Theo các chuyên gia, hợp tác về lao động giữa các nước ASEAN cần đặt ra những ưu tiên như sau:
- Ưu tiên cho những chính sách lao động mà nhằm vào các vấn đề xã hội như việc làm tử tế, đào tạo nghề nghiệp, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục, nhà ở...
- Ưu tiên xây dựng những mô hình xã hội thực sự cho sự phát triển ở khu vực nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, bị đặt ra ngoài lề xã hội, với sự tham gia rộng khắp của các cơ sở giáo dục và y tế, cũng như vấn đề việc làm tử tế.
- Ưu tiên cho việc bảo đảm các tiêu chuẩn an sinh xã hội cơ bản, bao gồm: a) chăm sóc y tế; (b) trợ cấp ốm đau;
(c) trợ cấp sinh nở; (d) trợ cấp tàn tật; (e) trợ cấp tuổi già; (f) trợ cấp tai nạn; (g) trợ cấp thất nghiệp và; (h) trợ cấp gia đình44.
43 Xem Tuyên bố khuyến nghị chung thông qua tại Hội thảo tư vấn về bảo vệ quyền của người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong các ngày 3- 4/3/2008.
44 Những vấn đề này được đề cập trong các công ước sau của ILO: Công ước số 102 về an sinh xã hội (các tiêu chuẩn tối thiểu), 1952; Công ước số 118 về bình đẳng trong đối xử (Công ước về An sinh xã hội, 1962); Công ước số 157 về duy trì các quyền về an sinh xã hội, 1982.
Mặc dù chỉ là một văn kiện không ràng buộc nghĩa vụ pháp lý song Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú vẫn có thể coi là một bước tiến tích cực theo hướng trên, trong đó nhằm vào một trong các nhóm dễ bị tổn thương nhất là người lao động di trú. Tuyên bố này là sự tiếp nối nội dung của Chương trình Hành động Viên Chăn được thông qua vào tháng 7 năm 2005 trong Hội nghị các bộ trưởng khu vực ASEAN, trong đó đưa ra yêu cầu về việc xây dựng một văn kiện nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú ở khu vực. Nội dung của Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú có thể tóm tắt như sau:
Thừa nhận
- Người lao động di trú có những đóng góp to lớn cho xã hội và cho nền kinh tế của cả các nước tiếp nhận và các nước gốc ở khu vực ASEAN;
- Chủ quyền của các quốc gia trong việc quyết định chính sách di trú riêng của nước mình liên quan đến vấn đề người lao động di trú.
Nhất trí
- Hợp tác trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến người lao động di trú không có đăng ký mà không do lỗi của họ.
Nghĩa vụ của các quốc gia tiếp nhận lao động
- Bảo đảm cho người lao động di trú được tiếp cận thỏa đáng với hệ thống pháp luật và tư pháp của các nước tiếp nhận;
- Hỗ trợ thực hiện hoạt động lãnh sự của các cơ quan lãnh sự và ngoại giao của các nước gốc trong những trường hợp người lao động di trú bị bắt, bị cáo buộc phạm tội hoặc bị giam giữ hay bỏ tù vì bất kỳ lý do nào;
Nghĩa vụ của các quốc gia gốc
- Xây dựng các chính sách và thủ tục nhằm hỗ trợ việc tuyển dụng, chuẩn bị cho việc gửi người lao động ra nước ngoài và bảo vệ người lao động di trú cũng như hồi hương người lao động di trú về bản quán, cùng những khía cạnh khác liên quan đến người lao động di trú;
- Đề xướng và thúc đẩy các hoạt động nhằm pháp điển hóa hoạt động tuyển dụng người lao động di trú cũng như xây dựng các cơ chế để xóa bỏ những hành động lừa đảo trong tuyển dụng người lao động di trú.
Cam kết của ASEAN
- Thiết lập và thực hiện các chương trình tái hòa nhập và phát triển nguồn nhân lực cho người lao động di trú ở các quốc gia gốc;
- Thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn hoặc xóa bỏ tình trạng buôn bán người, buôn lậu người, trong đó bao gồm việc đưa ra các chế tài nghiêm khắc với những kẻ vi phạm;
- Hỗ trợ việc chia sẻ tư liệu về các vấn đề liên quan đến người lao động di trú nhằm mục đích tăng cường các chính sách và chương trình về người lao động di trú ở cả những nước tiếp nhận và nước gốc;
- Thúc đẩy việc xây dựng năng lực thông qua việc chia sẻ
thông tin về những kinh nghiệm tốt cũng như về các cơ hội và thách thức nảy sinh trong thực tế có liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền và phúc lợi của người lao động di trú;
- Cung cấp trợ giúp cho người lao động di trú ở các quốc gia thành viên ASEAN mà bị kẹt trong các tình huống xung đột hoặc khủng hoảng ở các nước ngoài ASEAN trong phạm vi nhu cầu, năng lực và các thỏa thuận hay tư vấn song phương;
- Thúc đẩy các cơ quan có liên quan của ASEAN xây dựng một Văn kiện Khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú phù hợp với ý tưởng của ASEAN về một cộng đồng quan tâm và chia sẻ với nhau.
Cũng theo các chuyên gia, việc thông qua một Văn kiện khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú sẽ có ý nghĩa hết sức quan trong việc bảo vệ các quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương này trong khu vực. Văn kiện cần đặt ưu tiên vào việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động cơ bản cho tất cả người lao động ở ASEAN mà được ghi nhận trong các công ước cụ thể có liên quan của ILO về người lao động di trú. Dự kiến văn kiện này cũng đề cập đến các biện pháp nhằm giải quyết những thách thức cụ thể như sau45:
- Thách thức trong việc thúc đẩy việc đào tạo nghề nghiệp và công việc tử tế, cũng như giảm thiểu số lượng người
45 Xem Tuyên bố khuyến nghị chung thông qua tại Hội thảo tư vấn về bảo vệ quyền của người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong các ngày 3- 4/3/2008.
lao động nghèo, giảm đói nghèo và bảo đảm công việc tử tế cho người lao động di trú.
- Thách thức trong việc bảo đảm sự đối xử bình đẳng, việc đăng ký cho những người không có giấy tờ, xử phạt những chủ thể thuê mướn người lao động di trú không có giấy tờ và công nhận vị thế pháp lý của người lao động di trú.
- Thách thức trong việc thúc đẩy sự tiếp cận với nghề nghiệp tử tế, đặc biệt là những nghề mà đặt ra những tiêu chuẩn tối thiểu về giáo dục và đào tạo, sức khỏe và an toàn, đối xử bình đẳng và có người đại diện ở nơi làm việc.
- Thách thức trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bảo vệ các quyền của người lao động, thực hiện các tiêu chuẩn lao động cơ bản, tự do lập hội và thỏa ước tập thể, không phân biệt đối xử và không sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, cũng như trong việc bảo đảm công việc tử tế thực sự cho người lao động.
Hiện tại, nhiều tổ chức phi chính phủ khu vực, đặc biệt là Nhóm hoạt động về người lao động di trú ở ASEAN (Task Force on ASEAN migrant workers) đang tích cực chuẩn bị nội dung văn kiện kể trên để tư vấn cho Ban Thư ký ASEAN. Theo các tổ chức phi chính phủ khu vực, Văn kiện khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú cần bao gồm các nội dung sau46:
46 Tài liệu kèm theo Tuyên bố chung thông qua tại Hội thảo tư vấn do Nhóm hoạt động về người lao động di trú ở ASEAN gửi tới Hội nghị các bộ trưởng lao động các nước ASEAN họp tại Băng cốc ngày 7/5/2008.
Các nguyên tắc chung: Phần này bao gồm các nguyên tắc về quyền con người, bình đẳng giới và về quyền của người lao động di trú cũng như những nguyên tắc về sự hợp tác giữa các chính phủ và các tổ chức công đoàn, tổ chức xã hội dân sự ở ASEAN trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú trong khu vực.
Các nghĩa vụ của những nước tiếp nhận lao động: Phần này bao gồm các nghĩa vụ về bảo đảm các quyền thiết yếu với người lao động di trú như: các quyền liên quan đến việc thành lập, gia nhập công đoàn, quyền thỏa ước tập thể, quyền được hưởng thù lao và có những điều kiện lao động theo nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền được giữ giấy tờ tùy thân, quyền về chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo vệ với những lao động di trú làm các nghề đặc biệt như giúp việc gia đình, các quyền về giáo dục, an sinh xã hội với người thân đi kèm, quyền tiếp cận với pháp luật và tư pháp, các cơ chế bảo vệ những người lao động di trú khỏi bị sa thải và bảo vệ người lao động di trú không có giấy tờ hợp pháp, các chính sách nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức chống lại người lao động di trú, các cơ chế thanh tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật với người lao động di trú..
Các nghĩa vụ của những nước gửi lao động: Phần này bao gồm các nghĩa vụ như: bảo đảm có các cơ chế đào tạo và chuẩn bị có hiệu quả cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc; bảo đảm có các cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động một có hiệu quả từ khi ra nước ngoài làm việc đến khi hồi hương; bảo đảm sự giám sát và quản lý chặt chẽ, toàn diện, liên tục bằng pháp luật với hoạt động của các cơ quan
tuyển dụng và môi giới lao động; bảo đảm có sự tham gia của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự trong việc bảo vệ các quyền của người lao động di trú trong các vấn đề như thủ tục xuất nhập cảnh, trợ giúp pháp lý, cơ sở giam giữ..; có chính sách phát triển nguồn nhân lực và tái hòa nhập người lao động di trú sau khi hồi hương; các nghĩa vụ khác liên quan đến các vấn đề như quốc tịch, giấy tờ thông hành, quyền được hồi hương...của người lao động.
Các nghĩa vụ chung của cả nước gốc và nước nhận lao động: Phần này bao gồm các vấn đề như: có các thỏa thuận chung về những quy định quản lý, giám sát hoạt động và xử lý những sai phạm của các chủ thể tuyển dụng, môi giới lao động;
có các cơ chế tuyển dụng lao động ký kết giữa hai chính phủ;
thiết lập và hỗ trợ những cơ chế giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và chuyển tiếp giải quyết những tranh chấp, khiếu nại của người lao động di trú; có thỏa thuận khung ASEAN về việc cung cấp các dịch vụ và về việc di trú của người lao động có tay nghề; hợp tác để ngăn chặn và trừng phạt có hiệu quả hoạt động buôn bán người, bao gồm việc thiết lập và thực hiện các cơ chế xác định nạn nhân của việc buôn bán người cũng như để hỗ trợ cho các nạn nhân; có các cơ chế khu vực và song phương để bảo vệ các quyền của người lao động di trú; có các cơ chế thuận lợi cho phép người lao động di trú dễ dàng chuyển thu nhập về cho gia đình ở trong nước họ; làm hài hòa pháp luật của quốc gia với các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO.
Bên cạnh các phần trên, theo các tổ chức phi chính phủ khu vực, Văn kiện Khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú cần bao gồm những cam kết cụ
thể của các nước trong hiệp hội, liên quan đến những vấn đề như: thiết lập các cơ chế của ASEAN trong vấn đề di trú lao động, cụ thể trong các vấn đề như giấy chứng nhận người lao động di trú có giá trị chung ở trong toàn tiểu vùng; bảo hiểm y tế và an sinh xã hội chung cho người lao động di trú; đường dây nóng để hỗ trợ người lao động; sự thừa nhận lẫn nhau các chứng chỉ và bằng cấp nghề nghiệp cấp cho người lao động di trú; cơ chế chung trong việc tiếp nhận, hòa giải và giải quyết những khiếu nại, tố cáo của người lao động di trú; cơ chế chung trong việc khảo sát, báo cáo và đánh giá tình hình người lao động di trú trong khu vực, trong đó bao gồm chế độ báo cáo gửi đến Tổng thư ký ASEAN về việc thực hiện Văn kiện Khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú, việc thành lập ủy ban các chuyên gia để đánh giá các báo cáo, việc huy động sự tham gia của các tổ chức công đoàn và tổ chức xã hội dân sự vào việc thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú...Ngoài ra, cũng cần có các cam kết chung về các vấn đề khác như: các cơ chế phối hợp trợ giúp người lao động ASEAN bị rơi vào những hoàn cảnh khó khăn ở các nước ngoài khu vực; việc tiếp nhận thực hiện Văn kiện Khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú; việc thu thập và phổ biến các
‘điển hình tốt’ trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền của người lao động di trú trong khu vực ASEAN và trên thế giới...