Lưu chiểu và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 147 - 169)

Phần I PHẠM VI VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA

Điều 25. Lưu chiểu và ngôn ngữ

1. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc được chỉ định là cơ quan lưu chiểu Nghị định thư này.

2. Bản gốc của Nghị định thư này được làm bằng tiếng A-rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, đều có giá trị như nhau và được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Để làm bằng, những đại diện toàn quyền dưới đây được uỷ quyền hợp pháp bởi các Chính phủ, đã ký Nghị định thư này.

CÔNG ƯỚC VỀ DI TRÚ VÌ VIỆC LÀM (sửa đổi) (Công ước số 97 của ILO, có hiệu lực từ 22/01/1952

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ, và tiến hành kỳ họp thứ ba mươi, ngày 8 tháng 6 năm 1949,

Sau khi quyết định thông qua một số đề xuất cụ thể liên quan đến việc sửa đổi Công ước về Di trú vì việc làm năm 1939, mà được thông qua tại Kỳ họp thứ hai mươi lăm, ngày 8 tháng 6 năm 1939, tại điểm thứ 11 trong chương trình nghị sự của kỳ họp,

Sau khi nhận định rằng những đề xuất này phải được thể hiện dưới hình thức một công ước quốc tế,

Thông qua vào ngày 01 tháng 7 năm 1949 công ước dưới đây, gọi là Công ước về Di trú vì việc làm (sửa đổi), 1951.

Điều 1.

Mỗi thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà là thành viên của Công ước này cam kết sẽ cung cấp cho Văn phòng Lao động quốc tế và các nước thành viên khác, nếu được yêu cầu:

(a) thông tin về những chính sách, pháp luật và quy định của quốc gia liên quan đến các vấn đề di trú và nhập cư;

(b) thông tin về các quy định đặc biệt liên quan đến việc

di trú vì việc làm và các điều kiện làm việc cũng như nghề nghiệp của những người di trú vì việc làm.

(c) thông tin liên quan đến những thỏa thuận chung và những thỏa thuận đặc biệt về các vấn đề được các nước thành viên đã thông qua.

Điều 2.

Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết duy trì, hoặc đảm bảo là đã duy trì, một dịch vụ thích đáng và miễn phí để hỗ trợ những người di trú vì việc làm, đặc biệt là cung cấp cho họ những thông tin chính xác.

Điều 3.

1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết sẽ thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp trong khuôn khổ pháp luật và quy định quốc gia để chống lại sự tuyên truyền lệch lạc về các vấn đề di trú và nhập cư.

2. Vì mục đích này, các quốc gia sẽ hợp tác với nhau khi cần thiết.

Điều 4.

Các quốc gia thành viên Công ước cần tiến hành các biện pháp cần thiết, trong phạm vi quyền tài phán của mình, để hỗ trợ việc ra đi, di chuyển và tiếp nhận những người di trú vì việc làm.

Điều 5.

Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết duy trì, trong phạm vi quyền tài phán của mình, các dịch vụ y tế mà:

(a) để bảo đảm chắc chắn rằng kể cả khi đi và khi đến,

nếu cần thiết, những người di trú vì việc làm và các thành viên trong gia đình được phép đi cùng hoặc sang đoàn tụ cùng họ có tình trạng sức khỏe thích đáng.

(b) để bảo đảm rằng những người di trú vì việc làm và các thành viên trong gia đình họ được hưởng sự chăm sóc y tế thích đáng và điều kiện vệ sinh tốt kể cả khi đi, trong thời gian di chuyển và khi đến lãnh thổ nước tiếp nhận.

Điều 6.

1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết áp dụng với mọi người di trú hợp pháp trong lãnh thổ nước mình, không có sự phân biệt đối xử nào về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hoặc giới tính, một sự đối xử ở mức không kém hơn sự đối xử với công dân của nước mình trong các vấn đề sau đây:

(a) trong chừng mực mà các vấn đề như vậy được điều chỉnh bởi pháp luật hoặc quy định, hoặc được quản lý bởi các nhà chức trách hành chính;

(i) thù lao, bao gồm trợ cấp gia đình ở những nơi mà những trợ cấp này là một phần của thù lao, thời giờ lao động, thỏa thuận làm thêm, các ngày lễ được nghỉ vẫn hưởng lương, những hạn chế về công việc gia đình, tuổi tối thiểu được lao động, thời gian học nghề và việc huấn luyện nghề nghiệp, công việc của phụ nữ và công việc của những người trẻ tuổi;

(ii) tư cách thành viên của các tổ chức công đoàn và việc hưởng các lợi ích của thỏa ước lao động tập thể;

(iii) nơi ở;

(b) an sinh xã hội (tức những quy định pháp luật liên quan đến các quyền lợi khi bị tai nạn nghề nghiệp, ốm đau, sinh

đẻ, tàn tật, tuổi già, chết, thất nghiệp và trách nhiệm gia đình, và bất kỳ những việc ngẫu nhiên nào khác mà theo pháp luật hoặc quy chế của quốc gia sẽ được chi trả bởi hệ thống an sinh xã hội), ngoại trừ những trường hợp sau:

(i) nếu có thể có những thu xếp thích đáng nhằm duy trì các quyền có được và các quyền đang tìm kiếm;

(ii) luật và các quy tắc quốc gia của các nước nhập cư có thể bao gồm những thu xếp liên quan đến các khỏan trợ cấp hoặc sự phân chia các khỏan trợ cấp mà được chi trả hoàn toàn không phụ thuộc vào các quỹ công cộng, và liên quan đến những khỏan trợ cấp trả cho những người mà không hoàn thành những điều kiện đóng góp được quy định để có thể được nhận một khỏan lương hưu bình thường;

(c) các khoản thuế, lệ phí hoặc đóng góp về việc làm mà người lao động được tuyển dụng phải trả; và

(d) các thủ tục tố tụng liên quan đến những vấn đề được nêu trong Công ước này.

2. Trong trường hợp quốc gia thành viên là một nhà nước liên bang, các quy định trong Điều này được áp dụng với các vấn đề được quy định trong luật hoặc quy tắc của liên bang hoặc được quản lý bởi các nhà chức trách hành chính liên bang.

Mỗi quốc gia sẽ quyết định mức độ áp dụng các quy định này với các vấn đề được quy định trong luật hoặc quy tắc của các bang hoặc các tỉnh hoặc được quản lý bởi các nhà chức trách hành chính của các bang hay các tỉnh hợp thành liên bang. Các quốc gia thành viên phải nêu rõ trong báo cáo hàng năm của mình về việc áp dụng Công ước với các vấn đề được nêu ở Điều

này mà được quy định trong luật hoặc quy tắc của liên bang hoặc được quản lý bởi các nhà chức trách hành chính liên bang.

Liên quan đến các vấn đề được quy định trong luật hoặc quy tắc của các bang hoặc các tỉnh hoặc được quản lý bởi các nhà chức trách hành chính của các bang hay các tỉnh hợp thành liên bang, các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp nêu ở đoạn 7 (b) Điều 19 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế.

Điều 7.

1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết rằng dịch vụ việc làm và các dịch vụ khác liên quan đến vấn đề di cư trong các trường hợp thích hợp sẽ được thực hiện trong sự hợp tác với các dịch vụ tương ứng của các quốc gia thành viên khác.

2. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết bảo đảm rằng các dịch vụ cung cấp bởi cơ quan dịch vụ việc làm công cộng của quốc gia cho những người di trú vì việc làm phải là miễn phí.

Điều 8.

1. Một người di trú vì việc làm mà đã được tuyển dụng một cách lâu dài và các thành viên trong gia đình họ mà đã được chấp thuận đi kèm hoặc sang đoàn tụ với người đó sẽ không bị trả về nước gốc hoặc về nước mà từ đó họ di cư sang với lý do người đó không thể tiếp tục nghề nghiệp của anh/chị ta do bị ốm đau hoặc tai nạn xảy ra sau khi họ đến, trừ khi người đó mong muốn được trở về hoặc có một thỏa thuận quốc tế mà quốc gia thành viên đã tham gia quy định như vậy.

2. Khi những người di trú vì việc làm được tuyển dụng một cách lâu dài đến nước nhập cư thì nhà chức trách của nước

đó có thể quyết định rằng các quy định ở khoản 1 của Điều này sẽ có hiệu lực không chỉ sau giai đoạn thích hợp mà trong mọi trường hợp không kéo dài quá 5 năm kể từ ngày người di trú đó được tuyển dụng.

Điều 9.

Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết chấp nhận, có tính đến những hạn chế quy định trong pháp luật và quy tắc của nước mình về việc xuất và nhập khẩu tiền tệ, cho phép những người di trú vì việc làm được chuyển thu nhập và tiền tiết kiệm của họ ra nước ngoài nếu như họ muốn.

Điều 10.

Trong trường hợp có một số lớn người di trú vì việc làm đi từ lãnh thổ của một nước thành viên này tới lãnh thổ của nước thành viên khác, các nhà chức trách có thẩm quyền của các nước có liên quan phải, khi cần thiết hoặc nếu muốn, ký kết những thỏa thuận với mục đích điều chỉnh các vấn đề mà các bên cùng quan tâm mà có thể nảy sinh liên quan đến việc áp dụng các quy định của Công ước này.

Điều 11.

1. Vì mục tiêu của Công ước này, thuật ngữ người di trú vì việc làm được hiểu là một người di cư từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm việc làm, bao gồm bất kỳ người nào được tuyển dụng một cách lâu dài như là một người di trú vì việc làm.

2. Công ước này không áp dụng với:

(a) những lao động qua lại ở các vùng biên giới;

(b) những nghệ sĩ và người có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc ở nước khác trong thời gian ngắn;

(c) các thủy thủ.

Điều 12.

Các quyết định phê chuẩn chính thức Công ước này phải được gửi cho Tổng Giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế để đăng ký.

Điều 13.

1. Công ước này chỉ ràng buộc các quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế đã đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.

2. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có hai quốc gia thành viên đăng ký phê chuẩn.

3. Sau đó, đối với bất kỳ quốc gia thành viên nào đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ thời điểm quốc gia thành viên đó đăng ký phê chuẩn.

Điều 14.

1.Mỗi quốc gia thành viên Công ước này có thể, bằng một quyết định kèm theo tuyên bố phê chuẩn, bảo lưu không phê chuẩn bất kỳ hoặc tất cả Phụ lục nào kèm theo Công ước này.

2. Tùy thuộc vào những tuyên bố như vậy, các quy định trong các Phụ lục sẽ có hiệu lực tương tự như với các quy định của Công ước.

3. Bất kỳ quốc gia thành viên nào mà đưa ra một tuyên

bố như vậy sau đó đều có thể, bằng một tuyên bố mới gửi Tổng Giám đốc thông báo rằng nước đó chấp nhận bất kỳ hoặc tất cả các Phụ lục được nêu trong tuyên bố; kể từ ngày một thông báo như vậy được Tổng Giám đốc đăng ký, các quy định trong các Phụ lục đó sẽ được áp dụng với nước thành viên ra tuyên bố.

4. Khi có một tuyên bố đưa ra theo khoản 1 Điều này vẫn còn hiệu lực liên quan đến bất kỳ Phụ lục nào, quốc gia thành viên có thể ra tuyên bố trong đó bày tỏ mong muốn được chấp thuận Phụ lục đó như là một khuyến nghị.

Điều 15.

1. Các tuyên bố được thông báo cho Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế theo khoản 2 điều 35 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế phải nêu rõ:

(a) Những vùng lãnh thổ mà ở đó quốc gia thành viên liên quan cam kết áp dụng các quy định của Công ước này mà không có bất kỳ thay đổi nào;

(b) Những vùng lãnh thổ mà ở đó quốc gia thành viên liên quan cam kết áp dụng các quy định của Công ước này với những thay đổi, kèm theo nội dung chi tiết những thay đổi đó;

(c) Những vùng lãnh thổ mà ở đó Công ước này không thể được áp dụng và trong những trường hợp đó, nêu những lý do của việc không thể được áp dụng;

(d) Những vùng lãnh thổ mà ở đó quốc gia thành viên giữ quyền quyết định cho tới khi có sự xem xét thêm về vị thế pháp lý của chúng.

2. Các cam kết nêu trong mục (a) và (b) khoản 1 Điều

này là một phần không thể thiếu của việc phê chuẩn và sẽ có giá trị như tuyên bố phê chuẩn.

3. Bất kỳ quốc gia thành viên nào, vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể hủy bỏ, toàn bộ hay từng phần bất kỳ của bảo lưu nào được đưa ra trong tuyên bố ban đầu theo mục (b), (c) hoặc (d) khoản 1 Điều này bằng một tuyên bố tiếp theo.

4. Bất kỳ quốc gia thành viên nào, tại thời điểm rút khỏi Công ước theo quy định tại Điều 14, có thể gửi cho Tổng giám đốc một tuyên bố thay đổi các điều khoản trong bất kỳ tuyên bố nào trước đây và nêu quan điểm hiện tại về những vùng lãnh thổ đó.

Điều 16.

1. Những tuyên bố được thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế theo các khoản 4 và 5 Điều 35 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế phải nêu rõ việc các quy định của Công ước sẽ được áp dụng ở những vùng lãnh thổ liên quan mà không có bất kỳ thay đổi nào hay sẽ được áp dụng với sự thay đổi; khi tuyên bố rằng các quy định của Công ước sẽ được áp dụng với sự thay đổi, quốc gia thành viên phải nêu rõ nội dung chi tiết của những thay đổi đó.

2. Các quốc gia thành viên vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể rút toàn bộ hay từng phần quyền viện đến bất kỳ thay đổi nào được nêu trong bất kỳ tuyên bố nào trước đó, bằng một tuyên bố tiếp theo.

3. Các quốc gia thành viên vào tại thời điểm rút khỏi Công ước theo quy định tại Điều 17, có thể gửi cho Tổng giám đốc một tuyên bố thay đổi các điều khoản trong bất kỳ tuyên bố

nào trước đó và nêu quan điểm hiện tài về việc áp dụng Công ước.

Điều 17.

1. Mỗi quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể tuyên bố rút khỏi Công ước sau 10 năm kể từ thời điểm Công ước này bắt đầu có hiệu lực, bằng cách thông báo bằng văn bản cho Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.

Thông báo rút khỏi Công ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày quốc gia đó đăng ký rút khỏi Công ước với Tổng giám đốc.

2. Trong vòng một năm sau khi kết thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản trên mà một quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này không thực hiện quyền rút khỏi Công ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được rút khỏi Công ước mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm theo những quy định tại Điều này.

3. Tại bất kỳ thời điểm nào mà có tuyên bố rút khỏi Công ước này theo như các quy định ở các khoản trên, bất kỳ quốc gia thành viên nào mà không tuyên bố rút khỏi công ước có thể gửi cho Tổng Giám đốc một tuyên bố rút khỏi bất kỳ Phụ lục nào của Công ước mà đang có hiệu lực với quốc gia đó.

4. Tuyên bố rút khỏi Công ước hoặc rút khỏi bất kỳ hay toàn bộ Phụ lục nào của Công ước này sẽ không có hiệu lực với các quyền quy định trong đó mà bảo đảm cho một người di trú vì việc làm hoặc cho các thành viên trong gia đình họ nếu người di trú vì việc làm nhập cư khi Công ước hoặc phần Phụ lục có

liên quan đã có hiệu lực ở lãnh thổ nơi mà phát sinh tính kế thừa về hiệu lực pháp lý của các quyền này.

Điều 18.

1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế biết mọi trường hợp đăng ký phê chuẩn và rút khỏi Công ước do các quốc gia thành viên thông báo.

2. Khi thông báo cho các quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế về việc đăng ký phê chuẩn của quốc gia thành viên thứ hai, Tổng Giám đốc sẽ lưu ý các quốc gia thành viên về thời điểm Công ước có hiệu lực.

Điều 19.

Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo đầy đủ cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích lưu chiểu theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, về những chi tiết của tất cả văn kiện phê chuẩn và thông báo rút khỏi Công ước được đăng ký theo quy định của các điều khoản trên.

Điều 20.

Vào thời điểm kết thúc giai đoạn 10 năm Công ước có hiệu lực, Hội đồng Quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình một báo cáo về tình hình thực hiện Công ước này lên Hội nghị toàn thể của tổ chức và sẽ xem xét có hay không cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể vấn đề sửa đổi một phần hay toàn bộ Công ước này.

Điều 21.

1. Nếu Hội nghị toàn thể thông qua một công ước mới

sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu công ước mới không quy định khác thì:

(a) Việc phê chuẩn của một quốc gia thành viên với một Công ước mới sửa đổi Công ước này sẽ đương nhiên dẫn đến việc lập tức rút khỏi Công ước này mà không cần theo quy định tại Điều 20 trên đây, vào thời điểm Công ước sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.

(b) Kể từ thời điểm Công ước mới sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ không mở để các quốc gia phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những quốc gia thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước sửa đổi.

Điều 22.

1.Hội nghị Lao động quốc tế có thể, tại bất kỳ phiên họp nào mà vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự, thông qua với đa số 2/3 nước tham gia văn bản sửa đổi của bất kỳ một hoặc nhiều Phụ lục của Công ước này.

2. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này phải, trong thời hạn một năm, hoặc trong những bối cảnh ngoại lệ thì trong thời giạn 18 tháng, tính kể từ khi kết thúc phiên họp của Hội nghị, trình bất kỳ văn bản sửa đổi nào cho nhà chức trách hoặc các nhà chức trách có thẩm quyền để ban hành các quy định pháp luật quốc gia có liên quan hoặc tiến hành các hoạt động khác.

3. Bất kỳ văn bản sửa đổi nào như vậy cũng sẽ có hiệu

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 147 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)