Hàn Quốc Luật pháp điều chỉnh

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 101 - 106)

II- Các điều ước quốc tế quan trọng về quyền của người lao động di trú

1.4. Hàn Quốc Luật pháp điều chỉnh

- Luật cấp phép lao động đối với lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Mục tiêu của Luật: nhằm quy định về cung cầu hợp lý nguồn lực lao động và phát triển ổn định nền kinh tế quốc gia bằng cách sử dụng và quản lý lao động nước ngoài. Đối tượng: là người nước ngoài không mang quốc tịch hàn Quốc cung cấp hoặc mong muốn cung cấp sức lao động tại doanh nghiệp đóng tại Hàn Quốc với mục đích nhận lương.

- Luật Kiểm soát nhập cư.

- Luất tiêu chuẩn lao động.

- Luật Bảo hiểm y tế quốc gia.

- Luật ổn định việc làm.

- Nghị định của Tổng Thống.

Cơ quan thực hiện pháp luật

- Uỷ ban Chính sách Nguồn lực lao động nước ngoài (Uỷ ban Chính sách) trực thuộc Thủ tướng xem xét, quyết định

các vấn đề: Xây dựng kế hạch cơ bản về lao động nước ngoài;

Cơ cấu nghề, loại doanh nghiệp được phép tuyển lao động nước ngoài; Chỉ định và hủy bỏ danh sách quốc gia phái cử lao động nước ngoài.

- Bộ Lao động công bố kế hoạch tuyển dụng lao động nước ngoài vào 1/11 hàng năm trên cơ sở đánh giá và quyết định của Uỷ ban Chính sách. Uỷ ban việc làm nguồn lực lao động nước ngoài (Uỷ ban Việc làm) thuộc Bộ Lao động xem xét các vấn đề về hoạt động của Chương trình việc làm lao động nước ngoài và về việc bảo vệ quyền lợi của họ, tham mưu cho Uỷ ban Chính sách. Trung tâm tuyển dụng thuộc Bộ Lao động là tổ chức duy nhất tại Hàn Quốc được tham gia quá trình tuyển dụng và sắp xếp việc làm cho lao động nước ngoài. Bộ Lao động cũng thực hiện các dự án hỗ trợ tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài; hỗ trợ nhập cư và di cư của lao động nước ngoài, đào tạo lao động nước ngoài và chủ sử dụng lao động Hàn Quốc, hợp tác với các tổ chức công và tư nhân các quốc gia phái cử, cung cấp dịch vụ cho lao động nước ngoài và chủ sử dụng Hàn Quốc, xúc tiến Chương trình việc làm cho lao động nước ngoài và các dự án về quản lý việc làm của lao động nước ngoài theo quy định của Nghị định Tổng thống.

Cơ chế, nguyên tắc tuyển dụng lao động nước ngoài Việc cấp phép, tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài của Hàn Quốc được tiến hành theo cơ chế tập trung. Đến ngày 01/01/2007 lao động nước ngoài đến Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh, thông qua Hiệp hội các xí nghiệp vừa và

nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội Xây dựng, Hiệp hội đánh cá, Hiệp hội Nông nghiệp. Theo chế độ này lao động nước ngoài không được hưởng lương như mức của lao động Hàn Quốc cùng công việc, phải đóng lệ phí quản lý cho các công ty môi giới Hàn Quốc.

Hiện nay cơ chế này đã chấm dứt hoạt động.

Theo quy định của Luật Cấp phép lao động đối với lao động nước ngoài của Hàn Quốc, người lao động nước ngoài có vị trí pháp lý về lao động, quyền lợi bình đẳng với lao động Hàn Quốc.

Đối với lao động nước ngoài tuyển dụng ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, chủ sử dụng lao động muốn tuyển lao động nước ngoài phải có yêu cầu tuyển lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm. Giám đốc Trung tâm dịch vụ ciệc làm tư vấn và hỗ trợ bố trí việc làm, ưu tiên lao động có nghề trong nước. Trường hợp không tuyển được lao động trong nước, giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm cấp cho chủ sử dụng lao động Giấy chứng nhận thiếu lao động có thời hạn 3 tháng và gia hạn không quá một lần. Chủ sử dụng lao động có Giấy chứng nhận thiếu lao động đăng ký nhận Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Trung tâm Dịch vụ việc làm. Trên cơ sở yêu cầu của chủ sử dụng lao động, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm giới thiệu ứng viên lao động nước ngoài trong danh sách nguồn lao động nước ngoài của Bộ lao động. Danh sách nguồn lao động nước ngoài được Bộ Lao động lập trên cở sở thỏa thuận với các quốc gia phái cử lao động. Hiện nay có sáu nước trong khu vực tham gia chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc theo cơ chế này. Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với các quốc gia phái cử tổ chức mỗi năm hai kỳ thi tiếng Hàn cho lao động nước

ngoài, những người đạt số điểm tối thiểu theo quy định sẽ được đưa vào danh sách nguồn lao động nước ngoài để giới thiệu cho chủ sử dụng Hàn Quốc. Giấy phép lao động mang tên người lao động nước ngoài sẽ được Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm cấp ngay khi chủ sử dụng lao động đồng ý tuyển dụng lao động nước ngoài do Trung tâm giới thiệu. Sau khi có Giấy phép lao động, chủ sử dụng lao động ký hợp đồng lao động vời lao động nước ngoài theo nội dung Hợp đồng chuẩn do Bộ lao động quy định. Chủ sử dụng lao động đăng ký với Bộ Tư pháp trên cơ sở Giấy phép lao động và hợp đồng lao động ký với lao động nước ngoài.

Đối với lao động nước ngoài tuyển dụng trên lãnh thổ Hàn Quốc: Chỉ áp dụng đối với những người sang Hàn Quốc theo visa du lịch, thăm thân, hoặc học tập nếu có nhu cầu và đáp ứng điều kiện quy định thì có thể được tuyển dụng vào làm việc trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ với thời hạn đến 6 tháng (gia hạn 6 tháng). Họ phải tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng, được đưa vào danh sách ứng cử viên của Trung tâm Dịch vụ việc làm và giới thiệu cho chủ sử dụng Hàn Quốc theo thủ tục như đối với tuyển lao động nước ngoài nêu ở mục trên.

Thời hạn lao động tại Hàn Quốc

Thời hạn của Hợp đồng lao động không vượt quá một năm, được phép gia hạn, thời gian mỗi lần gia hạn không quá một năm. Người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian là 3 năm tính từ thời điểm nhập cảnh.

Người lao động nước ngoài đã làm việc tại Hàn Quốc theo Luật này phải xuất cảnh khỏi Hàn Quốc it nhất một (1) năm mới được tuyển dụng lại.

Quy định đối với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc Chủ sử dụng lao động phải đóng tiền bảo hiểm hồi hương cho người lao động theo Nghị định Tổng thống. Chủ sử dụng lao động phải thực hiện chế độ thôi việc đối với lao động nước ngoài theo quy định của Luật Tiêu chuẩn lao động. Chủ sử dụng lao động phải đóng tiền bảo lãnh trách nhiệm đối với lao động nước ngoài. Chủ sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế quốc gia. Chủ sử dụng lao động không được giữ hộ chiếu và giấy tờ tùy thân của lao động nước ngoài.

Quy định đối với lao động nước ngoài

Người lao động nước ngoài được pháp luật lao động của Hàn Quốc bảo đảm các quyền và quyền lợi theo quy định như đối với công dân Hàn Quốc. Chủ sử dụng lao động không được phân biệt đối xử với lao động nước ngoài trên phương diện quốc tịch. Lao động nước ngoài phải đóng bảo hiểm chi phí hồi hương hoặc bảo lãnh theo Nghị định Tổng thống nhằm cho việc hồi hương đúng hạn. Lao động nước ngoài phải đóng tiền bảo hiểm rủi ro (đau ốm, tử vong) theo quy định của Nghị định Tổng thống. Người lao động nước ngoài có thể được chuyển đổi chủ dụng lao động vì những lý do bất khả kháng và không do lỗi của họ. Những lao động nước ngoài có thời hạn cư trú dưới 3 năm, những tu nghiệp sinh bỏ trốn mà tổng thời gian cư trú không quá 5 năm nếu ra trình báo cơ quan có thẩm quyền trước năm 2003 được cấp phép tuyển dụng theo quy định của Luật cấp phép cho lao động nước ngoài. Đây là hình thức ân xá nhằm tăng cường hiệu quả quản lý lao động nước ngoài của Hàn Quốc, hạn chế lao động nước ngoài bất hợp pháp.

Chế tài xử phạt

Những cá nhân, tổ chức vi phạm Luật Cấp phép cho lao động nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 won đến 10.000.

000 won, có thể bị phạt tù hoặc cải tạo lao động đến 1 năm hoặc kết hợp với phạt tiền.

II – CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ QUAN TRỌNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ VÀ CÁC THÀNH VIÊN

GIA ĐÌNH HỌ, 1990

(Được thông qua theo Nghị quyết A/RES/45/158 ngày 18/12/1990 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc)

Lời nói đầu

Các quốc gia thành viên của Công ước này

Xem xét những nguyên tắc được nêu trong những văn kiện cơ bản của Liên Hợp Quốc về quyền con người, đặc biệt là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và Công ước về quyền trẻ em.

Cũng xem xét những nguyên tắc và tiêu chuẩn được đề ra trong những văn kiện liên quan được soạn thảo trong khuôn khổ hoạt động của Tổ chức Lao động quốc tế, đặc biệt là Công ước về Lao động di trú (số 97), Công ước về Người di trú trong môi trường bị lạm dụng và việc thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội và

trong đối xử với người lao động tri trú (số 143); Khuyến nghị về nhập cư lao động (số 86); Khuyến nghị về người lao động di trú (số 151); Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc (số 29); Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (số 105).

Khẳng định lại tầm quan trọng của các nguyên tắc trong Công ước chống phân biệt đối xử về giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc,

Nhắc lại Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; Tuyên bố của Đại hội lần thứ IV của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm và đối xử với người phạm tội; Bộ nguyên tắc áp dụng đối với các quan chức thi hành pháp luật, và các Công ước về nô lệ;

Nhắc lại rằng một trong những mục tiêu của Tổ chức Lao động quốc tế, như đã nêu trong Hiến chương của tổ chức này, là bảo vệ lợi ích của người lao động khi được tuyển dụng làm việc ở nước ngoài, và ghi nhớ ý kiến chuyên môn và kinh nghiệm của tổ chức đó trong các vấn đề liên quan đến người lao động di trú và các thành viên gia đình họ;

Thừa nhận nhận tầm quan trọng của những công việc đã được thực hiện liên quan đến người lao động di trú và các thành viên gia đình họ tại các tổ chức khác nhau của Liên Hợp Quốc, cụ thể là Uỷ ban Quyền con người và Uỷ ban vì sự phát triển xã hội, và Tổ chức Nông - Lương của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới, cũng như tại các tổ chức quốc tế khác;

Cũng thừa nhận sự tiến bộ đạt được bởi một số quốc gia trên cơ sở khu vực hoặc song phương trong việc bảo vệ các

quyền của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, cũng như tầm quan trọng và tính hữu ích của các hiệp định song và đa phương trong lĩnh vực này;

Nhận thấy tầm quan trọng và mức độ của hiện tượng nhập cư có liên quan tới hàng triệu người và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong cộng đồng quốc tế;

Nhận thức về tác động của những làn sóng người lao động di trú đối với các quốc gia và dân tộc liên quan, và mong muốn thiết lập những tiêu chuẩn nhằm đóng góp vào việc làm hài hòa thái độ của các nước qua việc chấp nhận những nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc đối xử với người lao động di trú và các thành viên gia đình họ;

Xem xét tình trạng dễ bị tổn thương mà người lao động di trú và các thành viên gia đình thường gặp phải do rời xa tổ quốc mình và đối mặt với những khó khăn nảy sinh tại quốc gia nơi họ làm việc, trong số nhiều nguyên nhân khác.

Tin rằng các quyền của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ không được thừa nhận đầy đủ ở mọi nơi, do vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế thích hợp trong vấn đề này;

Xem xét thực tế rằng việc di trú thường là nguyên nhân của nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với các thành viên gia đình của người lao động di trú cũng như đốivới chính người lao động di trú, cụ thể là do phải sống xa nhau;

Ghi nhớ rằng những vấn đề con người liên quan đến di trú thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong trường hợp nhập cư trái phép, và do vậy tin rằng cần phải khuyến khích những biện

pháp thích hợp để ngăn chặn việc di trú bí mật và đưa người lao động di trú bất hợp pháp, trong khi vẫn bảo đảm việc bảo vệ các quyền con người cơ bản của họ;

Xét rằng người lao động không có giấy tờ hoặc ở trong tình trạng bất hợp pháp thường được tuyển dụng trong các môi trường làm việc kém thuận lợi hơn so với những người lao động khác, và rằng một số người sử dụng lao động xem đây là cơ hội để tìm kiếm những lao động đó nhằm thu lợi từ cạnh tranh không lành mạnh;

Cũng xét rằng việc tuyển dụng người lao động di trú ở trong tình trạng bất hợp pháp sẽ bị hạn chế nếu như các quyền con người cơ bản của tất cả người lao động di trú được thừa nhận rộng rãi hơn, và hơn nữa việc dành thêm một số quyền cho người lao động di trú hợp pháp và các thành viên gia đình họ sẽ khích lệ mọi người lao động di trú và người sử dụng lao động tôn trọng và chấp hành pháp luật cũng như các thủ tục do các quốc gia liên quan thiết lập.

Do vậy tin tưởng vào nhu cầu cần có sự bảo vệ quốc tế các quyền của mọi người lao động di trú và thành viên gia đình họ, khẳng định lại và thiết lập những tiêu chuẩn cơ bản trong một Công ước toàn diện mà có thể được áp dụng trên toàn thế giới.

Đã thỏa thuận như sau:

Phần I

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ QUỐC GIA (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)