CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu
Tên công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu.
Tên tiếng Anh: SaoBacDau Technologies Corporation.
Ngày thành lập: 26/11/1996.
Vốn điều lệ: 83 tỷ đồng.
Số lao động hiện có: khoảng 340 lao động.
Website: www.saobacdau.vn.
Trụ sở chính:
- Địa chỉ: Sao Bắc Đẩu Building, Lô U12B – 16A, đường 22, khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, Tp. HCM.
- Điện thoại: (08) 37700968 Fax: (84.8) 37700969
Chi nhánh Hà Nội:
- Địa chỉ: Phòng 404, Lầu 4, LakeView Building, D10 Giảng Võ, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 37722989 Fax: (84.4) 37723000
Chi nhánh Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Phòng E, Tầng 11, Đà Nẵng Software Park, 02 Quang Trung, Q.
Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
- Điện thoại: (0511) 3812175 Fax: (84.511) 3812175
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đạt được rất nhiều thành tựu đáng khích lệ. Được chuyển mình từ một nhà cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong ngành CNTT tại Việt Nam, đến nay Sao Bắc Đẩu đang tiếp tục khẳng định và trở thành một Tổng công ty cung cấp các dịch vụ đa dạng và chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT.
Ngày 25/11/1996 công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Điện - Điện Tử - Tin học Sao Bắc Đẩu, có vốn điều lệ 900 triệu đồng cùng 04 CBNV làm việc, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm/giải pháp/dịch vụ trong ngành CNTT cho thị trường Việt Nam.
Đến năm 2008, công ty Chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu với tên giao dịch tiếng Anh là SaoBacDau Group, vốn điều lệ 80 tỷ và 12 cổ đông sáng lập. Logo và hệ thống nhận dạng thương hiệu của Sao Bắc
Đẩu cũng được đổi mới mang dáng vóc của tuổi trẻ, hiện đại, công nghệ, phù hợp với thời đại mới.
Năm 2011, công ty chuyển đổi chiến lược phát triển thành phát triển theo chiều sâu, đầu tư cho công nghệ, bắt đầu tái cấu trúc công ty theo hướng thu hẹp các đầu tư dàn trải, cụ thể:
- Tăng vốn đầu tư tại VCT Networks; giảm vốn đầu tư tại Skills Group.
- Tham gia góp vốn thành lập học viện Sao Bắc Đẩu (SBD Academy) với số cổ phần lên tới 82,7%.
- Tiếp tục tái cấu trúc công ty, tập trung cho mảng hoạt động lõi là dịch vụ tích hợp hệ thống (SI).
Từ năm 2012 cho đến nay, công ty tiếp tục hoàn thiện và tập trung cho mô hình hoạt động lõi là tích hợp hệ thống của công ty, bắt đầu tái cấu trúc công ty theo định hướng dịch vụ CNTT. Ngoài Easy Backup, công ty bắt đầu đầu tư cho các hệ thống Cloud Computing thông qua hợp tác với VNPT-VDC. Bên cạnh đó, công ty đã có bước tiếp cận mới ngoài thị trường SI truyền thống, triển khai và phát triển giải pháp cho các dự án về giao thông thông minh - ITS.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Được chuyển mình từ một nhà cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống chuyên nghiệp, đến nay Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu đang tiếp tục khẳng định và trở thành một Tổng Công ty cùng công ty thành viên hoạt động đa dạng và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ cao. Với tiềm năng sẵn có là mối quan hệ đối tác chiến lược trong ngành CNTT với các tập đoàn hàng đầu thế giới, Sao Bắc Đẩu mang đến cho khách hàng sự thoả mãn cao nhất về giải pháp công nghệ và chất lượng dịch vụ.
Các hoạt động kinh doanh chính hiện nay của Sao Bắc Đẩu:
- Cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông;
- Cung cấp các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây;
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin;
- Cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông và CNTT;
- Cung cấp dịch vụ onsite cho dàn khoan, công ty dầu khí.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý a) Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức, quản trị tại SBD bao gồm: Đại hội Đồng cổ đông; Ban Kiểm soát, Hội đồng Quản trị; Ban Điều hành đứng đầu là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc Khối chức năng.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tổng quát
Nguồn: Phòng nhân sự b) Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu được xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các khối chức năng công việc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổng Giám đốc quản lý, điều hành thông qua việc phân cấp, phân quyền để trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của khối thông qua các Phó Tổng Giám đốc và các Giám đốc phụ trách khối.
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức điều hành
Nguồn: Phòng nhân sự Trung tâm dịch vụ mới (ICT Service Center): có chức năng nhiệm vụ là phát triển kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Service); nghiên cứu, phân tích, thiết kế và phát triển sản phẩm; thực hiện cung ứng bảo trì sau bán hàng theo các hợp đồng dịch vụ đã ký với khách hàng; xây dựng các chương trình đào tạo giải pháp phù hợp cho khách hàng nhằm nâng cao kỹ năng kinh doanh của SBD và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Phòng tài chính kế toán: Thống kê thực hiện công tác quản lý tài chính, phân tích hoạt động và kiểm soát tài chính của công ty, tiến hành thu nhận, xử lý, cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh tế - tài chính ở toàn đơn vị giúp ban Giám đốc có những quyết sách đúng đắn, nâng cao năng lực của công ty.
Phòng quản lý chuỗi cung ứng: Phụ trách các vấn đề về mua, bán trang thiết bị máy móc của công ty; chịu trách nhiệm tìm kiếm, liên hệ với các nhà cung ứng để tối ưu hóa đầu vào giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả nhất.
Phòng quản lý chất lượng: Nghiên cứu, thiết lập, triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo chuẩn quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của
công ty; quản lý công tác tiêu chuẩn hóa, tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Phòng hành chính: Quản lý tài sản phục vụ quá trình làm việc trong công ty, chịu trách nhiệm sửa chữa, thay thế, bàn giao tài sản cho CBNV trong công ty; soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ công ty cũng như gửi các cơ quan, đơn vị bên ngoài; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; quản lý con dấu của công ty và các loại dấu tên, chức danh của cán bộ trong công ty; quản lý cấp phát văn phòng phẩm làm việc cho các phòng ban trong công ty theo mức quy định.
Phòng IT – ERP: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về hạ tầng CNTT, hệ thống phần mềm, giải pháp CNTT nhằm tối ưu hóa hệ thống, bảo mật, an toàn dữ liệu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai xây dựng hệ thống, duy trì, quản trị, tối ưu hóa hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu, camera giám sát, an ninh mạng trong công ty.
Khối kinh doanh: Bao gồm các phòng: kinh doanh, phát triển chiến lược, phát triển giải pháp có chức năng tham mưu cho Giám đốc về xây dựng chiến lược kinh doanh hàng năm cho công ty; mở rộng thị trường mới bằng cách tìm kiếm, phát triển, thúc đẩy giải pháp và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng mới; tổ chức thực hiện tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, tư vấn, giới thiệu giải pháp tới khách hàng;
đảm bảo lợi nhuận và doanh số theo chỉ tiêu được giao; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
Trung tâm Công nghệ: Tư vấn và phát triển các giải pháp/sản phẩm; triển khai và quản lý dự án; phát triển giải pháp dịch vụ; quản lý quan hệ đối tác; nghiên cứu và phát triển các giải pháp/sản phẩm mới.
Phòng nhân sự: Có chức năng tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn công ty theo đúng luật pháp và quy chế của công ty; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực;
tham mưu về quy chế, chính sách trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự, thiết lập cơ chế quản trị nhân sự khoa học tiên tiến, tạo động lực phát triển SXKD; quản lý tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng chính sách, chế độ, Pháp luật, quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của CBNV trong toàn công ty. Mỗi một mảng
chuyên biệt trong hoạt động nhân sự sẽ được đảm nhiệm bởi các phó phòng phụ trách, những người có kinh nghiệm trong từng lĩnh vực. Sau đó, các phó phòng phụ trách lại báo cáo công việc của mình lên trưởng phòng nhân sự và trưởng phòng sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc của phòng và báo cáo lên Giám đốc. Từ đó đảm bảo tính chuyên nghiệp, thống nhất và hệ thống trong toàn bộ khâu tổ chức nhân sự. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng nhân sự được thể hiện rõ ở hình 2.3.
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự
Nguồn: Phòng nhân sự 2.1.3. Sản phẩm, thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Sản phẩm, thị trường a) Sản phẩm
Sản phẩm mà công ty cung cấp chính là những giải pháp, dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm:
- Giải pháp tích hợp hệ thống: giải pháp hạ tầng mạng tổng thể, công nghệ lưu trữ máy chủ, giải pháp ảo hóa, giải pháp bảo mật, bộ giải pháp Collaboration, bộ giải pháp phụ trợ hạ tầng trung tâm dữ liệu.
- Dịch vụ hạ tầng CNTT: Trung tâm Dịch vụ khách hàng – ServiceDesk, dịch vụ quản lý máy chủ và lưu trữ dữ liệu, dịch vụ quản lý bảo mật, dịch vụ Bảo Trì, dịch vụ cho thuê trung tâm dữ liệu.
- Điện toán đám mây: dịch vụ vCLOUD, dịch vụ Cloud VNN, dịch vụ vCDN, dịch vụ Sao lưu dữ liệu trên đám mây.
b)Thị trường
Thị trường mà Sao Bắc Đẩu tập trung trong việc cung cấp dịch vụ là thị trường các cơ quan Chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, các định chế tài chính, các doanh nghiệp và các dự án đầu tư trực tiếp.
Ngoài ra, công ty cũng đạt được nhiều thành công trên thị trường chứng khoán, mạnh dạn khai phá những thị trường và khách hàng chưa từng làm. Đặc biệt ấn tượng là doanh số 100 tỷ đến từ các dự án về giao thông thông minh – ITS.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu là công ty có uy tín cao trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống chuyên nghiệp, hoạt động đa dạng và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ cao, liên tục đầu tư cho các dự án lớn trong cả nước. Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất khả quan, đầu tư có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao. Điều này thể hiện rất rõ qua những số liệu được trích trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dưới đây:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm 2012-2014
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%) 1. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
367,523,452,99 0
325,091,243,87 3
502,656,990,84
7 -42,432,209,117 88.45 177,565,746,97
4 154.62 2. Giá vốn hàng bán 296,592,883,20
8 264,385,211,092 424,667,544,74
2 -32,207,672,116 89.14 160,282,333,65
0 160.62 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 70,930,569,782 60,706,032,781 77,989,446,105 -10,224,537,001 85.59 17,283,413,324 128.47 4. Doanh thu hoạt động tài chính 463,311,844 91,366,078 522,337,608 -371,945,766 19.72 430,971,530 571.70 5. Chi phí hoạt động tài chính 5,011,197,434 11,724,070,618 6,690,377,775 6,712,873,184 233.96 -5,033,692,843 57.07 6. Chi phí bán hàng 14,560,266,839 13,052,805,148 19,282,127,512 -1,507,461,691 89.65 6,229,322,364 147.72 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 39,403,875,686 38,365,808,995 44,860,497,431 -1,038,066,691 97.37 6,494,688,436 116.93 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 12,418,541,667 -2,345,285,902 7,678,780,995 -14,763,827,569 -18.89 10,024,066,897 - 327.41 9. Lợi nhuận trước thuế 14,739,635,471 5,698,689,800 11,385,561,405 -9,040,945,671 38.66 5,686,871,605 199.79 10. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,686,397,998 1,702,337,075 2,519,679,355 -1,984,060,923 46.18 817,342,280 148.01 11. Lợi nhuận sau thuế 11,053,237,473 4,203,992,392 8,865,882,050 -6,849,245,081 38.03 4,661,889,658 210.89
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm 2012-2014
Qua bảng 2.1 ta thấy công ty hàng năm đều có lợi nhuận cao. Trong năm 2013, do bỏ vốn đầu tư vào các dự án lớn ở mảng kinh doanh Cloud (12 tỷ đồng) nên lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2012 khoảng 6,8 tỷ đồng (giảm 61,97%). Đến năm 2014, lợi nhuận thu được từ các dự án đầu tư làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng khoảng 4,6 tỷ đồng (tăng 110,89%) so với năm 2013. Từ đó cho thấy, công ty đang đầu tư có hiệu quả. Do tính chất cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công ty luôn đặt ra yêu cầu với hoạt động đào tạo nhân lực là phải làm sao đảm bảo duy trì và nâng cao trình độ người lao động một cách liên tục để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng cao của công ty.
Thị trường công nghệ thông tin ngày càng phát triển và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao nên công ty luôn cố gắng nâng cao vị thế và chất lượng dịch vụ của mình bằng việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại và nỗ lực nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo, nhờ đó mà doanh thu của công ty hàng năm đều tăng. Qua số liệu trên có thể thấy rằng cùng với việc doanh thu hàng năm của công ty tăng lên thì lợi nhuận và thu nhập của người lao động cũng tăng theo tương ứng.
Thu nhập của người lao động tăng khuyến khích họ thực hiện công việc tốt hơn, thêm gắn bó và cố gắng làm việc vì công ty hơn. Đồng thời làm cho họ cảm thấy an tâm và tạo động lực để họ phát triển bản thân. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đào tạo hàng năm của công ty.
Việc doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng qua các năm làm kinh phí cho đào tạo của công ty có khả năng được tăng cường, do vậy hoạt động đào tạo nhân lực sẽ được đầy đủ và có điều kiện hơn. Tuy nhiên áp lực của việc tăng doanh thu hàng năm sẽ đòi hỏi năng suất của người lao động trong công ty phải cao hơn để có thể đạt được mục tiêu đề ra, như vậy cũng lại đặt ra yêu cầu là làm sao phải đào tạo có hiệu quả để có thể đáp ứng được những mục tiêu này.
2.1.4. Tình hình nhân lực tại công ty trong giai đoạn 2012-2014
Qua hơn 19 năm thành lập và phát triển, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu chú trọng xây dựng phát triển nhân lực cả về số lượng cũng như chất lượng.
Tốc độ tăng trưởng nhân lực trong giai đoạn 2012-2014:
Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng nhân lực giai đoạn 2012-2014
Nguồn: Phòng nhân sự Từ biểu đồ trên ta có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng cán bộ nhân viên tại công ty trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012, số lượng nhân sự của SBD là 191 người (tăng 11,05%) so với năm 2011. Đến năm 2013, con số này đã tăng lên là 245 người (tăng 28,27%) so với năm 2012. Tính đến cuối năm 2014, số lượng nhân sự của SBD đạt 340 người (tăng 38,78%) so với năm 2013. Điều này cho thấy, quy mô của công ty đang không ngừng được mở rộng nhất là trong 2 năm gần đây và đi kèm với nó là yêu cầu về quản lý. Do số lượng nhân viên ngày càng tăng sẽ làm cho công tác quản lý và đào tạo sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà quản lý phải nâng cao kỹ năng quản lý, xây dựng các kế hoạch, các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty.
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự của công ty giai đoạn 2012-2014
ST
T Tiêu thức phân loại 2012 2013 2014
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
1 Tổng số lao động 191 100% 245 100% 340 100%
2
Phân theo trình độ:
- Lao động phổ thông 21 11% 30 12,24% 41 12,06%
- Cao đẳng, trung cấp 42 21,99% 44 17,96% 75 22,06%
- Đại học 122 63,87% 159 64,9% 207 60,88%
- Trên đại học 6 3,14% 12 4,9% 17 5%
3
Phân theo khối chức năng:
- Hỗ trợ 97 50,78% 127 51,84% 156 45,88%
- Kỹ thuật 73 38,22% 81 33,06% 126 37,06%
- Kinh doanh 21 11% 37 15,1% 58 17,06%
4
Phân theo giới tính:
- Nam 143 74,87% 196 80% 238 70%
- Nữ 48 25,13% 49 20% 102 30%
Nguồn: Phòng nhân sự
Cơ cấu nhân lực theo trình độ:
Song song với việc số lượng lao động của công ty tăng lên thì cơ cấu nhân lực theo trình độ cũng có những thay đổi nhất định. Đa số lao động trong công ty là trình độ đại học. Số lượng lao động có trình độ đại học năm 2012 là 122 người (chiếm tỷ lệ 63,87%), năm 2013 là 159 người (chiếm tỷ lệ 64,9%) và năm 2014 là 207 người (chiếm tỷ lệ 60,88%). Số lượng lao động có trình độ cao (trên đại học) trên tổng số lao động đang làm việc tại công ty năm 2012 là 6 người (chiếm tỷ lệ 3,14%). Đây là một con số khá khiêm tốn. Trong 2 năm 2013, 2014 vừa qua, số lượng lao động có trình độ cao có tăng lên nhưng không đáng kể. Cụ thể, số lượng lao động có trình độ trên đại học năm 2013 đã tăng lên là 12 người (chiếm tỷ lệ 4,9%) và năm 2014 là 17 cán bộ (chiếm tỷ lệ 5%). Bên cạnh đó, số lượng lao động phổ thông trong công ty vẫn còn ở mức khá cao. Trong năm 2014, số lượng lao động phổ thông là 41 người (chiếm tỷ lệ 12,06%). Có thể thấy, với xu hướng phát triển trong tương lai thì lực lượng lao động hiện tại của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, đáp ứng được các nhu cầu của bản thân người lao động cũng như phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.
Cơ cấu nhân lực theo khối chức năng:
Trong năm 2014, số nhân viên khối kỹ thuật và hỗ trợ chiếm chủ yếu trong tổng số nhân viên toàn công ty với tổng số lượng là 282 người (chiếm tỷ lệ 82,94%), số lượng nhân viên khối kinh doanh chỉ là 58 người (chiếm tỷ lệ 17,06%).
Do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và công ty đang ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh thì lực lượng nhân viên khối kỹ thuật và hỗ trợ chính là lực lượng nòng cốt để đáp ứng các chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai của công ty. Đây cũng chính là lực lượng được công ty quan tâm đào tạo nhiều nhất qua các năm.
Cơ cấu nhân lực theo giới tính: