Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ sao bắc đẩu (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu

2.2.1. Các nhân tố bên ngoài

Sự phát triển của thị trường và xã hội: Đây là hai nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới đào tạo nhân lực của công ty. Do trụ sở chính và hai chi nhánh của công ty đều ở các thành phố lớn trong cả nước, là những nơi có điều kiện để phát triển kinh doanh, tuy nhiên cũng là nơi cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp để dành chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, ngoài chế độ đãi ngộ tốt, để giữ chân những người tài thì đào tạo nhân lực cũng là một trong những phương pháp giúp người lao động có sự gắn bó với công ty vì họ được đáp ứng nhu cầu phát triển và cơ hội thăng tiến trong công việc cũng như tạo hứng thú trong thực hiện công việc.

Sự phát triển của công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng xuất hiện những công nghệ, những giải pháp mới, máy móc hiện đại đòi hỏi CBNV trong công ty phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới để ứng dụng những công nghệ đó vào công việc nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh với doanh nghiệp khác trên thị trường. Hơn nữa, công ty lại hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hạ tầng CNTT và tích hợp hệ thống, vì vậy, vấn đề đào tạo nhân lực trong công ty càng trở nên cấp thiết hơn.

Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn mạnh, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty như: công ty TNHH một thành viên Hanel, công ty Cổ Phần công nghệ DTT, công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin ITSC… Các công ty này đều có quy mô tương đối lớn và hoạt động trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Việc cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với công ty trong cùng ngành có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty. Vì vậy, công ty cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài.

2.2.2. Các nhân tố bên trong

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh: Mục tiêu phát triển dài hạn của công ty là tập trung mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, lợi ích cho cộng đồng và thu nhập cao cho người lao động, trở thành tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam, tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên nền tảng vững chắc của các

nguồn lực. Chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty là đẩy mạnh đầu tư, tạo đột biến tăng trưởng, chuyên nghiệp hóa trong kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sang cung cấp các loại dịch vụ CNTT và viễn thông có quản lý bao gồm các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây. Từ mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh như vậy, công ty cần phải xác định và đưa ra phương hướng phát triển cụ thể cho nguồn nhân lực và chiến lược đào tạo nhân lực là một trong những nội dung không thể thiếu, do vậy có thể nói chiến lược phát triển của công ty có ảnh hưởng không nhỏ tới đào tạo nhân lực trong công ty.

Quan điểm của Ban lãnh đạo công ty về đào tạo: Quan điểm của Ban Giám đốc đóng vai trò quan rất quan trọng trong việc có đào tạo hay không đào tạo nhân lực. Hiện nay, mỗi năm công ty đều lên kế hoạch tổ chức đào tạo nhân lực định kỳ một lần và nguồn kinh phí dành cho đào tạo được trích từ nguồn quỹ riêng, ổn định và có xu hướng tăng theo các năm. Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của Ban lãnh đạo tới đào tạo nhân lực bởi lẽ các nhà quản trị của công ty đều hướng tới sự phát triển bền vững và nhân tố then chốt chính là chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy mà đào tạo nhân lực luôn được quan tâm đúng mức và ngày càng hoàn thiện, mang lại hiệu quả hơn, chất lượng đội ngũ nhân lực của công ty cũng ngày càng được nâng cao, năng suất làm việc tốt hơn.

Trình độ của người lao động trong công ty: Trình độ của người lao động đóng vai trò quan trọng và nó ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nhân lực tại công ty.

Theo như số liệu đã phân tích ở bảng 2.2 thì trình độ của người lao động đang ở mức khá, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong hiện tại và trong ngắn hạn chứ chưa đáp ứng được trong tương lai và dài hạn. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực với trình độ chênh lệch nhau đòi hỏi đào tạo nhân lực phải thực sự linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Điều này đang đặt ra cho công ty những áp lực là làm sao có thể đào tạo toàn bộ đội ngũ lao động trong công ty những kỹ năng và kiến thức phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty trong thời tương lai.

Năng lực của bộ phận tổ chức và quản lý đào tạo: đây là nhân tố có ảnh

hưởng lớn tới đào tạo nhân lực của công ty. Hiện nay, bộ máy này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đào tạo nhân lực, còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng, các cán bộ tổ chức và quản lý đào tạo chỉ được đào tạo những kiến thức cơ bản về quản trị nói chung, do đó không chuyên sâu về quản trị nhân lực, đặc biệt là về đào tạo nhân lực. Hơn nữa, họ còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, vì thế sự tập trung vào tổ chức và quản lý đào tạo là có giới hạn và làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực. Thực trạng bộ phận tổ chức và quản lý đào tạo sẽ được phân tích, làm rõ hơn ở mục 2.2.2.

Nguồn kinh phí dành cho đào tạo: Cũng như mọi hoạt động khác, đào tạo nhân lực trong công ty cũng cần phải có chi phí để thực hiện. Nguồn kinh phí cho đào tạo được trích ra từ lợi nhuận của công ty. Hiện nay, kinh phí đào tạo của công ty đều tăng qua các năm. Nguồn kinh phí dồi dào sẽ giúp cho việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện thuận lợi hơn, qua đó sẽ mang lại kết quả cao hơn. Nguồn kinh phí cho đào tạo được lấy từ đâu? kinh phí đào tạo hàng năm của công ty là bao nhiêu? sẽ được làm rõ hơn khi phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo tại mục 2.2.3.2.

Bảng 2.4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đào tạo nhân lực tại công ty Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Số phiếu

Điểm TB 1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ

1. Nhân tố bên ngoài - - - - - - -

- Sử phát triển của thị trường và xã hội 3 12 7 6 3 31 2,8 - Sự phát triển của công nghệ thông tin 2 2 9 12 6 31 3,58

- Đối thủ cạnh tranh 2 7 8 11 3 31 3,19

2. Nhân tố bên trong - - - -

- Mục tiêu, chiến lược phát triển KD 0 1 9 12 9 31 3,93 - Quan điểm của Ban lãnh đạo về đào tạo 1 4 13 8 5 31 3,19

- Trình độ của người lao động 0 1 6 10 14 31 4,19

- Bộ phận tổ chức và quản lý đào tạo 3 7 10 9 2 31 3

- Nguồn kinh phí dành cho đào tạo 0 2 11 13 5 31 3,68

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả Theo nguồn dữ liệu sơ cấp mà tác giả thu thập được thông qua việc điều tra 31 cán bộ quản lý bao gồm: Ban giám đốc, trưởng, phó phòng các bộ phận... có thể thấy rằng yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến đào tạo tại công ty là trình độ của đội ngũ CBCNV với mức độ tác động rất mạnh với điểm TB = 4,19 và mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của công ty với điểm TB = 3,93. Nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ hai đến đào tạo nhân viên tại công ty đó là nguồn kinh phí cho đào tạo với với số điểm TB là 3,68. Nhân tố thứ ba tác động đến đào tạo nhân viên tại công ty là sự phát triển của CNTT với số điểm TB là 3,58. Có thể thấy rằng, những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động đào tạo nhân lực tại công ty chủ yếu xuất phát từ những yếu tố bên trong doanh nghiệp. Những nhân tố bên ngoài không được các nhà quản lý đánh giá có mức độ ảnh hưởng lớn đến hoạt động này. Cụ thể sự phát triển của thị trường và xã hội được đánh giá ảnh hưởng ít với điểm TB là 2,8 điểm, năng lực bộ phận tổ chức và quản lý đào tạo ảnh hưởng với mức độ bình thường với điểm TB là 3 điểm.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ sao bắc đẩu (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w