Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB của chi nhánh nói chung và hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân nói riêng tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:
• Biện pháp hoàn thiện chính sách cho vay
Định hướng của VietinBank Quảng Trị là “Phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững”, do đó chi nhánh cần xây dựng một chính sách cho vay hợp lý và hiệu quả.
Chính sách cho vay của chi nhánh đã phản ánh được những chính sách của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, chính sách cho vay trong giai đoạn mới cần tập trung phát huy hơn nữa vào các thế mạnh của địa phương và hạn chế đầu tư cho vay vào những ngành nghề không có lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh để có thể tránh được những rủi ro tín dụng xảy ra.
• Biện pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát. Thủ tục kiểm soát sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra hoặc chỉ là hình thức trong một môi trường kiểm soát yếu kém:
Về triết lý và phong cách lãnh đạo của nhà quản lý
Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng, tổ cần tăng cường nâng cao chuẩn mực đạo đức và tính chính trực để thiết lập một môi trường văn hóa trong tổ chức nhằm nhấn mạnh và giải thích cho tất cả nhân viên trong chi nhánh về tầm quan trọng của hệ thống KSNB. Đồng thời phải làm sao để nhân viên hiểu được vai trò của mình trong quá trình KSNB cũng như làm sao để họ cam kết tham gia đầy đủ vào quá trình đó.
Về chính sách nhân sự
Trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng con người là nền tảng để phát triển, hạn chế những rủi ro tín dụng kịp thời, nhưng con người củng là lý do dẫn đến những tổn thất tín dụng nghiêm trọng. Qua kết luận của của thanh tra, kiểm tra NHNN cho thấy nhiều món vay kém chất lượng, tồn động
Khóa luận tốt nghiệp
không có khả năng thu hồi đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra, kiểm soát. Nguyên nhân là do trình độ nhận thức của CBTD, CBQLRR về lĩnh vực các ngành nghề chưa sâu, từ đó hạn chế trong việc thẩm định phương án kinh doanh, trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của khách hàng để phát hiện rủi ro có thể xảy ra.
Chi nhánh cần xây dựng đội ngũ CBTD, CBQLRR có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo định kỳ. Định kỳ tổ chức những chương trình họp, học tập kinh nghiệm, trao đổi thực tế giữa ban lãnh đạo và nhân viên nhằm bổ sung thông tin và kinh nghiệm. Thêm vào đó đối với CBQLRR cần tăng cường đào tạo nghiệp vụ thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng, kỷ thuật xử lý nợ … để nâng cao chất lượng tín dụng.
Dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc từng cán bộ thực hiện, Chi nhánh nên xây dựng chế độ khen thưởng và kỷ luật phù hợp. Có như vậy mới nâng cao tính trách nhiệm trong các quyết định cho vay của cán bộ có liên quan, hiệu quả công việc cao hơn.
Cần tạo được một môi trường làm việc nghiêm túc nhưng lại thoải mái, ít chịu áp lực. Chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ giúp ích nhiều cho tinh thần làm việc của CBTD, CBQLRR, góp phần hạn chế được rủi ro từ việc nhân viên thiếu tập trung, thiếu trách nhiệm trong công việc.
Nên quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống cán bộ nhân viên nhằm tạo diều kiện thuận lợi để nhân viên yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho Chi nhánh.
• Biện pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Quảng trị đã đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản như: phân chia trách nhiệm đầy đủ, kiểm soát vật chất, kiểm tra độc lập…Tuy nhiên, để thủ tục kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tốt hơn nữa thì cần thiết nên thiết kế theo các hướng sau:
Phân chia trách nhiệm hợp lý
Cần giao cho Tổ quản lý rủi ro hoàn toàn chuyên trách về công tác thẩm định khách hàng, phương án vay vốn, thẩm định TSBĐ. CBTD của phòng KHCN chỉ có đề
Khóa luận tốt nghiệp
xuất thẩm định chứ không được tham gia vào công tác thẩm định. Chỉ có như thế mới đảm bảo tính độc lập cũng như đảm bảo chất lượng thẩm định được tốt và chính xác hơn.
Tăng cường giám sát sau khi cho vay
Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa việc giám sát sau khi cho vay nhằm bảo đảm vốn vay có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Nên có một cơ chế kiểm tra, giám sát chéo trong giai đoạn này để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra. Định kỳ nên cho nhân viên không trực tiếp thẩm định khoản vay kiểm tra thực tế chất lượng khoản nợ của khách hàng, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động SXKD, tiến độ thực hiện phương án, tình hình TSBĐ. Việc kiểm soát nội dung làm việc khi kiểm tra sử dụng vốn vay của CBTD phải được lãnh đạo phòng xem xét, đánh giá nội dung kiểm tra của CBTD và ký kiểm soát trên biên bản kiểm tra.
Một số vấn đề cần phải xem xét đến sau cho vay như:
- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng với mục đích hay không.
- Mô tả và so sánh tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng trên thực tế với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu ghi trong HĐTD.
- Phải theo dõi và quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng, cũng như những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng…
- Thực hiện đánh giá lại tài sản để đảm bảo nợ vay đối với tài sản định giá lần đầu đến nay trên 1 năm, tiếp tục bảo đảm nợ vay.
Tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi
Phân tích từng khoản nợ nhằm xây dựng phương án xử lý phù hợp:
Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn: khi các khoản vay chuyển sang quá hạn, trước khi xử lý phải tìm cho ra được các nguyên nhân, phân tích nguyên nhân để đưa ra các giải pháp phù hợp. Cụ thể:
- Xác định phương án cơ cấu nợ:
+ Đối với khách hàng khó khăn về tài chính: các khoản vay chuyển nợ quá hạn do nguyên nhân khách hàng gặp khó khăn trong về tài chính, trong trường hợp này ngân hàng nên cùng phối hợp với khách hàng khi khách hàng đưa ra phương án kinh doanh hợp lý có khả năng thay đổi tình hình hiện tại để tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng, nếu không sẽ đẩy khách hàng vào tình trạng khó khăn hơn.
Khóa luận tốt nghiệp
+ Trong trường hợp khách hàng “chây ỳ” trong việc trả nợ và không muốn xử lý tài sản, nên chọn phương án khởi kiện ra tòa nhờ sự can thiệp của luật pháp. Đây là biện pháp mạnh cuối cùng trong các phương án xử lý nợ đối với khách hàng. Hoặc
bán nợ 20 cho các công ty mua bán nợ đối với những khoản nợ thật sự khó đòi cũng là biện pháp tận thu nợ phổ biến hiện nay.
• Biện pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro
Cần nghiên cứu và đưa ra phương pháp, thang đo cụ thể cơ bản định lượng được các rủi ro có thể xảy ra nhằm nắm bắt và nhận định chính xác hơn. Công việc đánh giá rủi ro có thể thực hiện như sau:
- Ban đầu, chi nhánh phải xác định được mục tiêu chung của cả chi nhánh cũng như mục tiêu riêng cho từng bộ phận, từng chức năng, từng nghiệp vụ vì đây là điều kiện tiền đề để đánh giá rủi ro.
- Từ những mục tiêu đã đề ra phải xác định những rủi ro có thể xảy ra đối với mục tiêu của chi nhánh và rủi ro có thể xảy ra đối với mục tiêu của từng bộ phận, từng chức năng, từng nghiệp vụ. Mọi nguy cơ có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của chi nhánh đều phải được nhận dạng, đo lường và đánh giá một cách thường xuyên liên tục, để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh phải rà soát lại, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định, quy trình phù hợp.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng trong thực tế không có biện pháp nào có thể giảm thiểu rủi ro về mức không. Vấn đề là ban lãnh đạo phải quyết định được loại rủi ro nào có thể chấp nhận được, chấp nhận ở mức độ nào và phải làm gì để quản lý các rủi ro.
• Biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông
Thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng như hiện nay, khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh còn khá phổ biến thì việc thiết lập kho dữ liệu sử dụng cho hoạt động kinh doanh là điều thật sự cần thiết.