Giám sát

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh quảng trị (Trang 28)

6. Tính mới của đề tài

1.3.3.5. Giám sát

Giám sát là quá trình mà người quản lý đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát, xác định xem hệ thống KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không và có cần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không? Giám sát được thực hiện thông qua các hình thức như:

 Giám sát định kỳ/đánh giá độc lập: chẳng hạn như theo dõi và đánh giá việc ban lãnh đạo và nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực về ứng xử của công ty hoặc đánh giá việc thực hiện so với kế hoạch.

Phạm vi và tần suất đánh giá phụ thuộc vào trách nhiệm của nhà quản lý và việc đánh giá rủi ro như thế nào. Thí dụ đối với những hoạt động có mức độ rủi ro cao thì cần có sự giám sát thường xuyên, ngược lại thì cần giám sát định kỳ do kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện hoặc có thể kết hợp cả hai.

Việc thiếu sót của hệ thống KSNB phải được báo cáo cho cấp trên, cho HĐQT, Ban giám đốc về các vấn đề quan trọng. Thông thường quá trình giám sát hệ thống kiểm soát được giao cho bộ phận KTNB của doanh nghiệp thực hiện. Bộ phận KTNB là một bộ phận độc lập trong đơn vị có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ của doanh nghiệp. KTNB báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc hoặc HĐQT. Do đó, với bộ phận KTNB làm việc hiệu quả, hệ thống KSNB của công ty sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI VIETINBANK QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh quảng trị (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w