Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh quảng trị (Trang 39)

6. Tính mới của đề tài

2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh

Để đánh giá một cách tổng quan về quy mô hoạt động và tình hình tài chính của chi nhánh NHCT Quảng Trị, chúng ta cần xem xét bảng tổng kết tài sản của chi nhánh. Đây là một bảng tổng hợp về quy mô và cơ cấu các loại tài sản, nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng. Tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn biến động qua các năm như sau:

Bảng 3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2009 - 2011

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- %

I. Tài sản 832.84 100 1081.3 6 100 1630.72 100 248.52 29.84 549.36 50.80 1. Dự trữ và thanh toán 15.14 1.82 14.84 1.37 16.94 1.04 -0.3 -1.98 2.1 14.15 Tiền mặt 7.34 0.88 12.16 1.12 16.15 0.99 4.82 65.67 3.99 32.81 Tiền gửi NHNN 6.61 0.79 2.68 0.25 0.79 0.05 -3.93 -59.46 -1.89 -70.52 2. Cho vay 547.02 65.68 758.69 70.16 1192.78 73.14 211.97 38.70 434.09 57.22 3. Đầu tư 0.16 0.02 0.56 0.05 0.55 0.03 0.4 250.00 -0.01 -1.79 4. Thanh toán vốn 118.16 14.19 160.89 14.88 191.17 11.72 42.73 36.16 30.28 18.82 5. Tài sản có khác 152.36 18.29 146.38 13.54 229.28 14.06 -5.98 -3.92 82.9 56.63 II. Nguồn vốn 832.84 100 1081.36 100 1630.72 100 248.52 29.84 549.36 50.80 1. Nguồn vốn huy động 432.84 51.97 717.47 66.35 978.74 60.02 284.63 65.76 261.27 36.42 2. Các khoản vay 175.99 21.13 209 19.33 209 12.82 33.01 18.76 0 0.00 3. Thanh toán vốn 79.13 9.50 6.63 0.61 203.59 12.48 -72.5 -91.62 196.96 2970.74 4. Vốn và quỹ của TCTD khác 0.09 0.01 0.31 0.03 0.43 0.03 0.22 244.44 0.12 38.71

Tài sản

Qua số liệu từ bảng cho ta thấy, tình hình tài sản của chi nhánh từ năm 2009 đến 2011 có xu hướng tăng mạnh. Đây là một dấu hiệu tích cực với hoạt động kinh doanh của chi nhánh VietinBank Quảng Trị. Trong đó tình hình biến động cụ thể như sau:

Khoản mục Dự trữ và thanh toán bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước. Trong cơ cấu dự trữ và thanh toán, tỷ trọng của tiền mặt có xu hướng tăng lên trong khi tiền gửi NHNN có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, trong năm 2011 tiền gửi NHNN giảm ở mức khá cao, giảm 70.52% so với năm 2010. Đó là chính sách hoạt động của chi nhánh nhằm cân đối hoạt động chung.

Cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng, chiếm hơn 70% và tăng dần qua các năm. Vì đây là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Tốc độ cho vay trong năm 2010 tăng 38.70 % so với năm 2009. Và đến năm 2011, tốc độ cho vay tăng 57.22 % so với năm 2010. Vì trong năm này chi nhánh thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng an toàn trong giai đoạn khó khăn.

Trong thời gian qua, từ những máy móc thiết bị do Hội sở chính cấp, chi nhánh tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đầu tư tăng lên qua các năm là do chi nhánh tập trung vào việc đầu tư vào chứng khoán, cụ thể là đầu tư mua trái phiếu chính phủ.

Vốn dùng để thanh toán hay vốn điều chuyển hệ thống là khoản tiền huy động của chi nhánh sau khi cho vay để đảm bảo cho thanh khoản tại chi nhánh, phần còn lại sẽ được đẩy ra cho Hội sở chính đặt tại Hà Nội để Hội sở tiến hành cho vay lại đối với các chi nhánh khác hoặc các khách hàng khác, sau đó Hội sở sẽ trả về lại cho chi nhánh cả gốc lẫn lãi với lãi suất được hưởng thấp. Tài sản Có là TSCĐ, các khoản phải thu, lãi cộng dồn đủ thu, chi phí, TSCĐ khác…Trong 3 năm qua, chi nhánh gia tăng các hoạt động cho vay và điều chuyển nội bộ, thêm vào đó là sự bất ổn của nền kinh tế, biến động lãi suất buộc chi nhánh phải tăng Tài sản Có.

Nguồn vốn

Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 61% và có xu hướng tăng lên qua các năm. Vốn huy động chủ yếu ở đây là tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng qua các

năm. Tuy nhiên, về mặt giá trị thì lượng vốn huy động tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh khá cao, một số huyện được đánh giá là tiềm năng như: khu thương mại đặc biệt Lao Bảo, thị trấn Hồ Xá, thành phố Đông Hà…Đó là lý do khiến lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn vào chi nhánh tăng lên đáng kể. Trong công tác huy động vốn bên cạnh việc cố gắng duy trì khách hàng truyền thống, chi nhánh còn tích cực tìm kiếm, thu hút khách hàng mới, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng phòng, tổ, cá nhân. Triển khai nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn cho khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi bằng cách đưa ra nhiều kỳ hạn huy động kể cả 1 tuần, 2 tuần cho đến kỳ hạn 60 tháng. Thường xuyên gặp gỡ, làm việc với khách hàng; tặng quà cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn vào các dịp như sinh nhật, lễ tết…; tặng quà cho các tổ chức, đơn vị vào các dịp lễ kỉ niệm…để tăng cường mối quan hệ, giữ vững khách hàng.

Một yếu tố khác của nguồn vốn có sự biến động rất lớn là tài sản Nợ khác, đây là các khoản từ việc tham gia thị trường kinh doanh ngoại tệ, lãi cộng dồn đủ trả, hao mòn TSCĐ, các khoản phải trả, các Tài sản Nợ khác…Trong năm 2010, tài sản Nợ khác tăng nhẹ với tốc độ tăng 2.18%, tương ứng tăng 3.16 tỷ đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, tài sản Nợ khác tăng rất mạnh đạt 238.96 tỷ đồng, tương ứng tăng 61.51% so với năm 2010. Nguyên nhân là do biến động thị trường, tâm lý khách hàng làm tăng các khoản Tài sản Nợ khác. Tiền gửi của các TCTD khác có xu hướng giảm khá rõ rệt qua các năm, chứng tỏ chi nhánh vẫn chưa hấp dẫn đối với các Ngân hàng khác trên địa bàn Tỉnh tham gia giao dịch với chi nhánh. Vì thế, chi nhánh nên có những chính sách và biện pháp thích hợp để có thể khai thác kênh vốn liên ngân hàng một cách hiệu quả.

 Nhìn vào bảng cân đối Tài sản và Nguồn vốn của chi nhánh có thể thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh VietinBank Quảng Trị đã có sự tăng trưởng tốt. Hai loại hoạt động chính của ngân hàng là cho vay và huy động vốn đều gia tăng về mặt giá trị, điều đó phần nào cho thấy dấu hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng và của VietinBank nói chung. Tuy nhiên, chi nhánh nên cân đối lại tốc độ tăng trưởng giữa huy động và tín dụng sao cho phù hợp. Ngân hàng chỉ mới hoạt động trên thị trường tỉnh Quảng Trị hơn 8 năm, nên để chiếm được

thị phần lớn thì chi nhánh cần phải cố gắng nhiều hơn nữa và ban lãnh đạo chi nhánh cần đưa ra nhiều chính sách phù hợp để duy trì sự tăng trưởng ổn định và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh quảng trị (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w