Yêu cầu thông tin và quản lý trong quy trình cho vay:

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh quảng trị (Trang 52)

6. Tính mới của đề tài

2.2.1.3. Yêu cầu thông tin và quản lý trong quy trình cho vay:

Bảng 6: Yêu cầu thông tin và quản lý trong quy trình cho vay

Các giai đoạn Thông tin cần thiết cho hoạt động

quản lý

1. Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ

vay vốn.

 Thông tin về khách hàng:

- Tên, địa chỉ, giấy CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

- Nơi đang công tác, chức vụ đảm nhiệm.

- Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy mô hoạt, tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính.

 Thông tin về nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, thời gian vay, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay.

2. Thẩm định khách hàng, phương án, biện pháp bảo

đảm tiền vay.

 Kiểm tra tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp.

 Thông tin về khách hàng:

- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Mục đích sử dụng vốn vay

- Khả năng tài chính của khách hàng/thu nhập của khách hàng.

- Tính khả thi, hiệu quả dự án, phương án SXKD, dịch vụ hay tính hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ vay qua phương án SXKD.

- Thông tin về TSBĐ tiền vay.

- Thông tin về tình hình khách hàng quan hệ với Ngân hàng và lợi ích ngân hàng được hưởng.

- Các quy định cụ thể về HMTD, xếp hạng tín dụng khách hàng, thời gian thẩm định.

3. Xét duyệt khoản vay  Báo cáo kết quả thẩm định của CBTD, hoặc

khoản vay.

 Quy định về danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của NHCT Việt Nam. Và các nội dung khác nếu thấy cần thiết cho phê duyệt khoản vay.

 Thông tin thu được từ những nguồn bên ngoài khác (truyền thông, dân chúng, …)

4. Ký kết hợp đồng tín dụng, giao nhận TSBĐ và giấy tờ

TSBĐ

 Thông tin về khách hàng :

- Số CIF (mã tài khoản), HMTD,

 Thông tin về khoản vay: - Số tiền giải ngân

- Thời gian cụ thể tiến hành giải ngân - Mục đích sử dụng tiền vay

- Hạn trả nợ cuối cùng

- Lãi suất tại thời điểm vốn vay - Lãi suất nợ quá hạn

 Quyết định phê duyệt cho vay của cán bộ có thẩm quyền.

 Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền trên các hợp đồng bảo đảm tiền vay; Giấy chứng nhận nâng lương mới nhất; Đơn xin đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.

5. Giải ngân

 Thông tin về khách hàng (tên, địa chỉ, số CIF)

 Thông tin về khoản vay (phương thức vay, số tiền và thời gian cụ thể giải ngân, kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, lãi suất tại thời điểm vay, lãi suất nợ quá hạn.

6. Kiểm tra, giám sát khoản vay

 Thông tin cán bộ kiểm tra, giám sát cho vay.

 Thông tin về hợp đồng tín dụng liên quan.

 Thông tin về TSBĐ – nếu vay bảo đảm bằng tài sản:

- Tên tài sản

- Giấy tờ về tài sản. - Đặc điểm kỹ thuật. - Tình trạng tài sản. - Giá trị gốc và hiện giá.

7. Thu hồi nợ gốc, lãi và xử lý phát sinh

 Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng, quá trình trả nợ, dấu hiệu

bất thường của khách hàng (nếu có).

 Thông tin về thực trạng sử dụng tiền vay của khách hàng (có sử dụng đúng mục đích vay không, tình hình thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ…)

 Các căn cứ tính toán thu nợ gốc, lãi, trình tự ưu tiên thu nợ gốc và lãi.

 Các quy định về xử lý nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, phân loại nợ…

 Thông tin về phạm vi và thời điểm của hoạt động giám sát thường xuyên. Chế độ thông báo, nhắc nhở khách hàng về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ đến hạn.

 Tính đầy đủ, hợp lý trong việc lập và sử dụng các mẫu biểu giám sát.

8. Thanh lý hợp đồng, giải chấp TSBĐ

 Thông tin về HĐTD liên quan

 Tình hình trả nợ gốc, lãi và phí của khách hàng, HMTD của khách hàng (nếu vay theo hạn mức).

 Thông tin về TSBĐ – nếu bảo đảm bằng tài sản:

- Tên tài sản

- Giấy tờ về tài sản - Đặc điểm kỹ thuật - Giá trị gốc và hiện tại

2.2.1.4 Mô tả các hoạt động trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị

Trong thực tế không phải khoản vay nào cũng bao gồm tất cả các bước như trong quy trình, mà tùy từng đối tượng vay, loại hình vay, thời điểm vay, phương thức cho vay hay tình hình kinh doanh, trả nợ của khách hàng…mà các bước trong quy trình có thể giảm bớt, thay đổi so với quy trình chung.

Thông qua ví dụ về trường hợp cho vay thực tế tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị sau đây, chúng ta có thể hình dung phần nào về các hoạt động trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

Ví dụ: Khách hàng Dương Đình Phan muốn vay ngân hàng 200 triệu đồng để bổ sung vốn lưu động kinh doanh bia, nước giải khát, tạp hóa các loại…

Đây là bộ hồ sơ của ông Phan là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đây cho nên một số thủ tục có thể bỏ qua vì đã thực hiện trước đây như yêu cầu khách hàng đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, lập hợp đồng thế chấp tài sản.

Ngày 30/3/2010 ông Phan đến tại Phòng KHCN của chi nhánh VietinBank Quảng Trị để xin vay, quy trình diễn ra như sau:

Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ vay vốn.

Tại chi nhánh mỗi CBTD được phân mỗi vùng kinh doanh khác nhau, do đó khi khách hàng đến nếu ở địa bàn nào thì CBTD phụ trách địa bàn đó sẽ tiếp nhận khách hàng. Vì địa chỉ khách hàng là 62 Lê Thế Hiếu, thành phố Đông Hà nên CBTD Văn Thị Thanh Tuyền sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận khách hàng.

Sau khi tìm hiểu, nhận thấy ông Phan thuộc thuộc đối tượng cho vay có bảo đảm bằng tài sản và ngân hàng có khả năng cho vay.

CBTD hướng dẫn ông Phan lập Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD, dịch vụ (Phụ lục 03). Trong đó cần yêu cầu làm rõ một số thông tin như sau:

- Tổng nhu cầu vay vốn để thực hiện phương án, trong đó: + Vốn chủ sở hữu tham gia là bao nhiêu

+ Nhu cầu vay vốn ngân hàng là bao nhiêu - Mục đích vay vốn

+ Thời hạn vay vốn + Phương án SXKD

+ Xác định nguồn và kế hoạch trả nợ + Hình thức bảo đảm tiền vay

Trong ngày CBTD Tuyền nhận lại giấy đề nghị vay vốn, căn cứ quy định về các hồ sơ vay vốn, CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ, cần thiết và thiết lập các hồ sơ vay vốn.

- Về hồ sơ pháp lý: CBTD yêu cầu ông Phan xuất trình giấy CMND, sổ hộ khẩu để đối chiếu với thông tin khai trong Giấy đề nghị vay vốn. (Phụ lục 04)

- Về danh mục hồ sơ khoản vay, CBTD yêu cầu ông Phan cung cấp:

2. Giấy tờ liên quan TSBĐ tiền vay: nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại 62 Lê Thế Hiếu, KP7, phường 1, thành phố Đông Hà. (Phụ lục 05)

Trong bước này, CBTD đã thu thập được những thông tin cơ bản về khách hàng như sau:

- Tên khách hàng: Dương Đình Phan

- Địa chỉ: 62 Lê Thế Hiếu, KP7, phường 1, thành phố Đông Hà.

- Giấy CMND số: 190228057 do CA tỉnh Quảng Trị cấp ngày 03/10/2006. - Giấy chứng nhận kinh doanh số: 30A8000505/HKD.

- Ngành nghề kinh doanh: Ăn uống bình dân, nước giải khát và tạp hóa. - Phương án SXKD:

Bảng 7: Phương án SXKD

STT Chỉ tiêu Định mức, đơn giá Số tiền (VNĐ)

I Doanh thu 300.000.000*125% 375.000.000

II Chi phí 360.000.000

1 Giá vốn hàng bán Hóa đơn mua hàng 300.000.000

2 Nhân công 10.000.000

3 Vận chuyển 12.000.000

4 Trả lãi ngân hàng 200.000.000*12%/năm 24.000.000

5 Thuế phải nộp 6.000.000

6 Khác 8.000.000

III Lợi nhuận còn lại 15.000.000

- Nhu cầu vay vốn: vay kinh doanh, số tiền 200 triệu đồng.

- Mục đích sử dụng vốn vay: bổ sung vốn lưu động kinh doanh bia, nước giải khát, tạp hóa các loại,

- Thời hạn vay: 12 tháng

- Nguồn trả nợ: từ doanh thu và lợi nhuận của việc kinh doanh các mặt hàng nói trên.

- Hình thức bảo đảm tiền vay:

+ Biện pháp bảo đảm tiền vay: vay thế chấp bằng tài sản.

+ Tài sản bảo đảm tiền vay: nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại 62 Lê Thế Hiếu, KP7, phường 1, thành phố Đông Hà.

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, CBTD chọn lọc các thông tin của khách hàng để làm cơ sở đánh giá, phân tích, thẩm định và lập Báo cáo thẩm định cho vay.

Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, CBTD kiểm tra hồ sơ vay vốn xem có đáp ứng đầy đủ theo quy định của NHCT Việt Nam hay không, sau đó CBTD thực hiện:

- Đăng ký các thông tin của khách hàng vào hệ thống INCAS, máy sẽ tự động tạo mã tài khoản tiền vay (số CIF) cho khách hàng.

- Tham khảo kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng từ hệ thống (Phụ lục 06).

- Báo cáo Trưởng phòng KHCN để phối hợp với các bộ phận có liên quan cân đối nguồn vốn cho vay. Vì trường hợp Ô. Phan không vay theo HMTD nên không cần kiểm tra GHTD còn hay đã hết.

Sau khi có ý kiến chấp thuận của Trưởng phòng, CBTD Tuyền thông báo với Tổ quản lý rủi ro để cùng tiến hành thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh và TSBĐ tiền vay.

Căn cứ hồ sơ vay vốn do Ô. Phan cung cấp, kết quả điều tra, thu thập các thông tin ở bước trên, CBTD cùng với Tổ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định trong thời gian 2 ngày từ 30/3/2010 đến 31/3/2010.

Trong thời gian này CBTD và CBQLRR thực hiện thẩm định cho vay với các nội dung như sau:

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật (kiểm tra, đối chiếu CMND, sổ hộ khẩu, các mối quan hệ gia đình, giấy phép ĐKKD…).

- Thẩm định mục đích vay vốn (tính hợp pháp của mục đích vay vốn với ngành nghề đăng ký trong giấy ĐKKD)

- Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của phương án SXKD, dịch vụ (kiểm tra tổng mức đầu tư chi phí, vốn tự có bằng tiền, tài sản, tổng nhu cầu vay vốn ngắn hạn, tổng thu nhập…).

- Thẩm định về bảo đảm tiền vay (kiểm tra hồ sơ, giấy tờ TSBĐ, đối chiếu với quy định hiện hành xem có đủ điều kiện nhận làm TSBĐ không)

- Bên cạnh việc kiểm tra trên giấy tờ, CBTD cùng với CBQLRR đi thẩm định thực tế TSBĐ, nơi SXKD của khách hàng…

Vì Ông Phan đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đây, nên Báo cáo thẩm định tài sản đã được lập, Ô. Phan cũng đã đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, Hợp đồng thế chấp tài sản cũng đã được lập bây giờ chỉ tiến hành lập Báo cáo thẩm định lại tài sản bảo đảm (tham khảo phụ lục 07).

Sau khi thẩm định lại TSBĐ và lập báo cáo, CBTD lập Tờ trình về việc định giá đất theo giá thị trường (Phụ lục 08) trình lên Trưởng phòng xem xét, sau đó trình lên Phó giám đốc tín dụng ký phê duyệt. Tiếp đến CBTD lập Biên bản định giá lại tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố (Phụ lục 09).

Cuối cùng CBTD lập Tờ trình thẩm định (Phụ lục 10) trình lên trưởng phòng KHCN nêu ý kiến đề xuất và trình lên Phó giám đốc tín dụng xem xét và phê duyệt.

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Nhận được hồ sơ khách hàng và Tờ trình thẩm định của CBTD, Trưởng phòng KHCN xem xét tính đầy đủ, chính xác và phù hợp của các nội dung trong giấy đề nghị vay vốn, báo cáo thẩm định lại TSBĐ, biên bản định giá lại tài sản.

Sau khi kiểm tra hồ sơ, trưởng phòng xét thấy hồ sơ đầy đủ, đảm bảo yêu cầu, đã ghi ý kiến đề xuất vào Tờ trình thẩm định và giao lại cho CBTD trình lên phó giám đốc tín dụng.

Phó giám đốc tín dụng (được ủy quyền) căn cứ hồ sơ CBTD trình lên, xem xét, quyết định phê duyệt khoản vay với nội dung như sau:

- Duyệt cho vay: 200.000.000 triệu đồng - Phương thức cho vay: từng lần

- Lãi suất cho vay: lãi suất TGTK kỳ hạn 12 tháng VNĐ trả lãi sau + biên độ 3% /năm, kỳ điều chỉnh lãi suất 01 tháng.

- Thời hạn cho vay: 12 tháng

- Cách thức trả gốc và lãi tiền vay: lãi trả theo quý, gốc trả khi đến hạn.

Bước 4: Giai đoạn ký kết hợp đồng tín dụng, giao nhận TSBĐ và giấy tờ TSBĐ

- Soạn thảo hợp đồng

Ngày 31/3/2010, CBTD căn cứ vào quyết định phê duyệt cho vay và các thỏa thuận với khách hàng, tiến hành soạn thảo các nội dung HĐTD theo mẫu do NHCT Việt Nam ban hành (tham khảo phụ lục 11).

- Ký kết hợp đồng:

Sau khi soạn thảo hợp đồng, CBTD trình lên trưởng phòng xem xét. Trưởng phòng kiểm tra lại các điều khoản của HĐTD, HĐBD tiền vay theo đúng các nội dung đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và NHCT Việt Nam. Khi xét thấy HĐTD đã đảm bảo yêu cầu, trưởng phòng KHCN ký nháy vào các trang phía dưới cùng bên phải của tất cả các trang của bản hợp đồng, trình phó giám đốc tín dụng phê duyệt.

Phó giám đốc tín dụng xem xét tính đầy đủ nội dung trên HĐTD để phê duyệt. Nội dung đảm bảo tính pháp lý, phó giám đốc ký duyệt vào các hợp đồng. Vì là tờ rơi nên HĐTD phải đươc đóng dấu giáp lai tất cả các trang.

Bước 5 : Giải ngân

CBTD Tuyền cùng Ông Phan lập Giấy nhận nợ lần 1. Vì khoản vay thuộc thẩm quyền của phó giám đốc nên CBTD trình hồ sơ, giấy nhận nợ lên trưởng phòng KHCN kiểm tra điều kiện giải ngân, phê duyệt, sau đó trình phó giám đốc ký duyệt giải ngân và đóng dấu. (Bộ chứng từ giải ngân – Phụ lục 12).

CBTD nhận lại hồ sơ, chứng từ đã duyệt giải ngân, nhập vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay theo Giấy đề nghị vay vốn, HĐTD, HĐBĐ tiền vay, giấy nhận nợ, trực tiếp giải ngân cho khách hàng, khách hàng ký tên vào giấy nhận nợ trước khi nhận tiền (xem chứng từ Giấy nhận nợ - phụ lục 13).

Bước 6: Kiểm tra, giám sát khoản vay

Theo như quy định của ngân hàng thì chậm nhất là 7 ngày sau khi giải ngân CBTD phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. CBTD lập Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay (Phụ lục 14).

Bước 7: Giai đoạn thu hồi nợ gốc, lãi và phí

Theo như cam kết trong HĐTD, khoản vay của Ông Phan sẽ đáo hạn vào ngày 31/03/2011 (ngày ông phải hoàn trả nợ gốc và nợ lãi (phần còn lại) cho ngân hàng).

Theo như điều khoản trong HĐTD, Ô. Phan phải trả lãi theo quý, và trả gốc khi đến hạn. Mỗi lần như vậy CBTD thu lãi.

Bước 8: Giai đoạn thanh lý hợp đồng/ tất toán khoản vay, giải chấp TSBĐ

Thực tế tại chi nhánh VietinBank Quảng Trị, do ngay từ đầu việc duyệt cho vay được tiến hành khá kỹ lưỡng, giám sát khoản vay thường xuyên nên ít có trường hợp nào phải thanh lý hợp đồng mà không phải do hết hạn hợp đồng.

+ Về mặt thanh lý HĐTD: HĐTD đương nhiên sẽ hết hiệu lực kể từ lúc ông Phan trả hết nợ gốc và lãi còn lại.

+ Về giải chấp TSBĐ: lập giấy đăng ký xóa giao dịch bảo đảm, CBTD tiến hành ngắt tài sản bảo đảm trên hệ thống INCAS, và in phiếu nhập/xuất TSBĐ và trình

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh quảng trị (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w