Một số đề tham khảo

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 20 - 25)

III. TẠO LẬP ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC ĐẶT RA TỪ

1.3. Một số đề tham khảo

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ 1 đến 4:

TRÍCH CẢNH 3 (Phòng giám đốc)

Việt đứng sau bàn làm việc, ngồi trước anh là Lê Sơn, Nguyễn Chính, Thanh,ông Quých, Dũng, bà Bộng, anh công nhân râu quai nón, các trưởng phòng và Quản đốc các phân xưởng

HOÀNG VIỆT: (Chỉ một cô gái) Cô Loan kế toán trưởng phòng tài vụ, hãy chuẩn bị cho công nhân lĩnh lương mới từ tháng tới.

LOAN: Sao ạ? Lương mới?

HOÀNG VIỆT: Lương khoán theo sản phẩm. Chúng tôi đã định lại giá khoán, mở rộng lương khoán và biết chắc chắn rằng: nếu trả lương khoán, năng suất của mỗi công nhân sẽ tăng gấp năm, sẽ không ai phải lo bện thừng gia công kiếm thêm nữa. Mức sản phẩm của xí nghiệp sẽ tăng ít nhất gấp năm, đương nhiên lương của công nhân viên xí nghiệp ta sẽ phải tăng ít ra là bốn lần

(Mọi người xôn xao)

NGUYỄN CHÍNH: Đồng chí giám đốc, sản xuất tăng gấp năm mới chỉ trên dự tính. Chúng ta chưa làm được, đã vội lĩnh lương cao sao?

HOÀNG VIỆT : Với số lương tối thiểu ấy người công nhân mới có thể sống mà không chết đói, không làm bậy. Muốn tăng sản xuất phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là con người. Đến cái máy cũng phải có đủ nhiên liệu mới làm việc được. (Với mọi người) Và phải làm ra trò! Cái dở lâu nay của chúng ta là: người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Xã hội chủ nghĩa gì mà lạ thế? Không, từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải được

hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó sẽ là nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta!

(Mọi người hoan hô rầm rộ)

BÀ TRƯỞNG PHÒNG TÀI VỤ : Nhưng, thưa đồng chí giám đốc, các nguyên tắc ấy dựa trên văn bản nào vậy?

HOÀNG VIỆT : Văn bản do tôi và các đồng chí thảo ra.

BÀ TRƯỞNG PHÒNG TÀI VỤ: Thật ra chưa hề có các nguyên tắc như thế, chưa hề có.

HOÀNG VIỆT: Thì bây giờ chúng ta sẽ đặt ra, có sao đâu! Miễn là nó giúp chúng ta làm thêm được nhiều sản phẩm. Tất cả phải tạo mọi thuận lợi cho người trực tiếp sản xuất. Số cán bộ nhân viên gián tiếp phải giảm tới mức tối thiểu

(Trích Tôi và chúng ta, Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ, NXB Sân khấu, 2013, tr. 124 ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?

Câu 2. Anh chị thấy lớp kịch trên chứa đựng mâu thuẫn gì?

Câu 3. Từ cuộc đối thoại của các nhân vật, hãy nhận xét ngắn gọn về con người bà trưởng phòng tài vụ và giám đốc Hoàng Việt?

Câu 4. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của giám đốc Hoàng Việt: “Cái dở lâu nay của chúng ta là người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến” .

Câu NLXH: Từ văn bản đọc hiểu ở trên, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong xã hội hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu ý Nội dung Điểm Đọc

hiểu

1 - Tự sự 0,5

2 - Mâu thuẫn giữa tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã lỗi thời, lạc hậu (mà đại diện là nhân vật Nguyễn Chính và bà Trưởng phòng tài vụ) với tinh thần dám nghĩ dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích của mọi người (mà đại diện là giám đốc Hoàng Việt).

1,0

3 - Bà trưởng phòng tài vụ: Bảo thủ, nguyên tắc một cách máy móc;...

- Hoàng Việt: Vị giám đốc có trí tuệ, bản lĩnh, dám phá bỏ

0,5

0,5

cơ chế làm việc lạc hậu, cũ kĩ; mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm, luôn vì lợi ích của mọi người trong xí nghiệp.

4 -HS nêu quan điểm của bản thân nhưng phải hợp lý và thuyết phục. Dưới đây là một vài gợi ý:

- Cần có sự đánh giá công bằng, khách quan về thành tích, đóng góp của từng cá nhân dựa trên thực làm; tạo động lực, sự phát triển tận độ năng lực sáng tạo của từng cá nhân.

- Cái “chúng ta” được tạo thành từ sự đóng góp của nhiều

“cái tôi” cụ thể nên cần quan tâm, chăm chút đến quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người.

0,5

II 1 2,0

Viết đoạn văn NLXH

*Yêu cầu: Đoạn văn đảm bảo dung lượng 200 chữ, có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng phân hợp..., lập luận thuyết phục, có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

*Nêu rõ quan điểm cá nhân, lí giải quan điểm một cách thuyết phục (1,5 điểm). Có thể trình bày theo hướng sau: -

Cá nhân” là đơn lẻ, là cá thể, là một con người cụ thể trong một môi trường xã hội, một tổ chức, một tập thể.

- “Tập thể” là một tập hợp những cá nhân hội tụ lại, cùng nhau tham gia vào một hoạt động, một công việc chung nào đó trong xã hộ

- Trong cuộc sống , các cá nhân và tập thể luôn luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển. Mỗi cá nhân khi thực hiện tốt mọi việc, mọi quy định sẽ xây dựng, tạo dựng và phát triển nên thành một tập thể tốt. Ngược lại một tập thể tốt là khi các cá nhân trong tập thể đó luôn có sự tôn trọng, bình đẳng, cùng quan tâm giúp đỡ nhau thực hiện vì một mục đích, một lợi ích chung.

- Mỗi cá nhân cần có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết vì sự phát triển chung của toàn xã hội.

0,25

0,25

0,75

người sống trong môi trường tập thể nhưng lại có lối sống ích kỉ cá nhân,chỉ nghĩ đến bản thân mình; Cũng có nhiều trường hợp, tập thể lại không biết tạo điều kiện cho cá nhân phát triển thậm chí còn lấy đi lợi ích cá nhân, khiến cho nhiều người mất mãn. Đây là mặt trái của xã hội vì vậy cần lên án và loại bỏ.

Đề bài 2:

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ 1 đến 4 Hồn Trương Ba: Như vậy thì suýt nữa là tôi chết hẳn bà nhỉ?

Vợ Trương Ba: May mà có ông Đế Thích…

Hồn Trương Ba: Kinh thật! Chết hẳn không được sống nữa! (Ngẫm nghĩ). Ai bảo không sợ chết là nói khoác, chứ tôi, tôi sợ lắm. Cứ nghĩ đáng nhẽ mình…là lại sợ. May quá, mình lại được sống. lại được đi lại, làm lụng, trông thấy mặt trời, được ăn những trái cây trong vườn, ngửi mùi hoa ngâu, hoa lý trước thềm, uống nước chè tươi bà nấu.. Lại được bên bà, nhìn thấy bà.. Sống, thật là lý thú!

Vợ Trương Ba (Rụt rè) Nhưng…nhưng.. ông đã…

Hồn Trương Ba: Đã khác hẳn trước, phải không? (Rầu rĩ). Bà đã quen hình vóc này của tôi chưa?

Vợ Trương Ba: Đã gần một tháng, cũng…cũng quen dần ông ạ!

Hồn Trương Ba: Vậy là sao.. Tôi vẫn chưa quen được! Cái thân xác có phải bộ quần áo đâu mà dễ quen, dễ đổi. Có khi người ngoài nhìn vào còn dễ quen chứ chính bản thân mình thì… đã gần một tháng, tôi là tôi mà cứ như không phải là tôi.. Trước kia tôi đâu có biết Anh hàng thịt này là ai.. (Ngắm nghía lại tay chân mình). Cái thân xác cũ của tôi, tôi mang đã 50 năm chứ cái thân xác cồng kềnh này.. (Lắc đầu).

Vợ Trương Ba: Quen dần..nhưng mà..Lắm lúc không hiểu sao tôi vẫn nhớ tới hình vóc ông hôm qua, lại thương cho cái người nằm dưới đất ấy…

Hồn Trương Ba: Người nào? Dưới đất chỉ là cái xác..Thế mà bà bảo: Chỉ có cái hồn mới là đáng kể! Thân xác là kẻ khác nhưng hồn vẫn là mình cơ mà!

Vợ Trương Ba: Tôi hỏi thật, từ hôm mang thân Anh hàng thịt, mình thấy trong người thế nào, có như xưa không?

Hồn Trương Ba: Tôi khỏi hẳn cái chứng đau lưng với bệnh hen xuyễn. Người thấy khoẻ mạnh lắm. Anh hàng thịt này là người lực lưỡng to béo nhất chợ mà.

Vợ Trương Ba: Giờ một bữa ông ăn 8,9 bát cơm. Trước ông ăn yếu lắm. Mà giờ ông lại hay đòi uống rượu.

Hồn Trương Ba: (Ngại ngùng) Chẳng hiểu tại sao. Chắc vì Anh hàng thịt nghiện rượu.

Xưa tôi ghét nhất cái thứ đó! Bây giờ tôi vẫn ghét, nhưng cái thân xác tôi mang đã quen với thói cũ của nó…

Vợ Trương Ba: (Ngậm ngùi) Bây giờ ông trẻ hơn xưa đến hơn hai mươi tuổi, Anh hàng thịt mới ngoài ba mươi mà.. ông sức vóc như thế, mắt ông còn tinh, tóc ông đen nhánh còn tôi đã già rồi, tôi đã là bà lão rồi..

Hồn Trương Ba: Kìa bà nó.. Thì tôi có muốn thế đâu!

(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba da hàng thịt, NXB Văn học ) Câu 1: Tìm những từ ngữ nói về sự thay đổi của Trương Ba.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của các chú thích nghệ thuật (phần in nghiêng trong ngoặc đơn) trong đoạn trích?

Câu 3: Đoạn trích trên đã bắt đầu cho anh/ chị thấy bi kịch nào của nhân vật Trương Ba?

Câu 4: Anh /chị có đồng tình với quan niệm “Chỉ có cái hồn mới là đáng kể” không? Tại sao?.

Câu NLXH: Từ những điều đã thu nhận được qua đoạn văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề Sống là chính mình.

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: Những từ ngữ nói về sự thay đổi của Trương Ba:

+ Khỏi hẳn cái chứng đau lưng với bệnh hen xuyễn + khoẻ mạnh lắm

+ một bữa ông ăn 8,9 bát cơm + hay đòi uống rượu

+ trẻ hơn xưa đến hơn hai mươi tuổi, mắt ông còn tinh, tóc ông đen nhánh.

Câu 2: Ý nghĩa của các chú thích nghệ thuật (phần in nghiêng trong ngoặc đơn) trong đoạn trích:

- Ghi chú về các hành động, biệu thị thái độ, của nhân vật.

- Giúp người đọc, người nghe hình dung cụ thể hơn thái độ, tâm trạng của nhân vật.

Câu 3: Đoạn trích trên đã bắt đầu cho ta thấy được bi kịch nào của nhân vật Trương Ba, đó là:

- Sự lệch lạc giữa Hồn và Xác. Dù xa lạ, không phù hợp với xác hàng thịt nhưng hồn Trương Ba vẫn phải trú ngụ trong đó và đang chứng kiến sự thay đổi của mình dưới thân xác hàng thịt.

- Người thân của Trương Ba cũng bắt đầu cảm thấy ngậm ngùi, xa lạ dần trước sự thay đổi của Trương Ba.

Câu 4: HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng lý giải phải hợp lý, thuyết phục.

- Nếu đồng tình: chỉ ra ý nghĩa của đời sống tâm hồn, và tác hại của đời sống xác thịt đối với con người: đề cao, coi trọng sự sống tâm hồn mà phủ nhận đời sống của xác thịt của con người.

- Nếu phản đối: cần chỉ ra vai trò, sự cần thiết của đời sống tâm hồn và xác thịt, con người bình thường cần phải có được sự cân bằng cả về tâm hồn về thể xác, mọi sự lệch lạc đều dẫn tới bi kịch.

Câu NLXH: Ý nghĩa của việc được sống là chính mình:

*Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)

- Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 từ

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận, có lí lẽ và căn cứ xác đáng, thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung: (1,5 điểm)

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo được những nội dung sau:

- “sống là chính mình”: Là sự hài hòa thể xác và tâm hồn

-Vai trò, ý nghĩa của việc được sống là chính mình trong cuộc sống : + Tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống

+ Góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn (HS lấy dẫn chứng chứng minh vấn đề nghị luận - Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:

+ Sống bản lĩnh, không đánh mất bản thân.

+ Sống chân thật, luôn có ý thức hoàn thiện nhân cách.

+ Luôn đấu tranh vượt lên trên lối sống tầm thường, chiến thắng bản năng.

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w