CHUYÊN Đ ÔN THI THPT QU C GIA Ề Ố MỘT SỐ DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC
C. CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ MINH HỌA
IV. DẠNG ĐỀ SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
Đề số 1: Hình tượng đất nước qua hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
b. Thân bài:
Làm rõ đối tượng thứ nhất
* Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Trong lịch sử VH viết VN chưa có một bài thơ nào lại được viết trong một khoảng thời gian dài như bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Vì đề tài của bài thơ này là một đề tài khái quát, cho nên quãng thời gian dài kia không những không cản trở tác giả mà trái lại nó còn giúp những suy tư của ông về Đất nước đạt đến độ chín độ lắng đọng nhất.
Làm rõ đối tượng thứ 2
* Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Đây không phải là một bài thơ độc lập mà nó chỉ là chương II trong bản trường ca Mặt đường khát vọng. Về chủ đề mà nói, tất cả ý nghĩa của tác phẩm đã được nói rõ ở ngay cái tiêu đề Đất nước.Tuy nhiên, nếu Đất nước của Nguyễn Đình Thi viết với một cảm hứng tổng hợp về đất nước với quá khứ, hiện tại, tương lai, mà đặc biệt chú ý về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ở bài này gần như không gắn với một thời điểm lịch sử cụ thể nào mà mở rộng cảm hứng trong một thời gian, không gian rộng lớn.
- Ông muốn thông qua hiện tượng văn hóa để vừa khái quát bộ mặt đất nước vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc qua truyền thống văn hóa lâu đời từ quá khứ đến tương lai. Tóm lại Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nuớc theo một định hướng nhằm chứng minh: đất nước này là của nhân dân.
So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật
Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ
* Nếu xét ở góc độ phương pháp mà nói thì chúng ta dễ dàng tìm thấy 2 tác giả đều tìm đến những giải pháp rất khéo léo nhằm cụ thể hóa đề tài đất nước.
+ Cảm hứng mà Nguyễn Đình Thi chọn ở đây là khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui - mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.
Cho nên khởi đầu bằng những cảm súc trước vẻ đẹp mùa thu là một quyết định rất hợp lý vì bằng cách ấy nó giúp cho Nguyễn Đình Thi có được một cái đà về mặt cảm súc, giúp ông chuyển sang những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mải hơn.
+ Cảm hứng mà Nguyễn Khoa Điềm chọn là khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng. Bởi lẽ đất nước bao giờ cũng phải được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước bao giờ cũng được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.
Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó đươc đặt trong 2 mối liên hệ này.
* Còn khi xét về phương diện nghệ thuật thì hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.
- Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
+ Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau. Đó là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh “bát cơm chan đầy... còn giằng khỏi miệng ta”. Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.
“Xiềng xích chúng bay ...
... Lòng dân ta yêu nước thương nhà”
+ Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.
+ Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
+ Còn ở trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.
+ Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.
+ Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.
Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm
* Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.
- Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
- Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp, buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát. vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng.
Để cho sáng tỏ nó chỉ có 1 cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian... để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ .
* Một sự khác biệt mà chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đó là phương diện bố cục. Tuy rằng cả 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm khác để có những suy tư của tác giả đối với đất nước.
Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối
liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.
Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm
- Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.
+ Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
+ Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.
Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học...
- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.
Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng.
Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường... Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.
- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.
Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Đề số 2: Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương qua hai tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
a, Mở bài: Giới thiệu về hai tác giả,hai tác phẩm:
– Nguyễn Tuân(1910- 1987) là người có ý thức cao về cái tôi cá nhân tài hoa, uyên bác.
Ông tìm đến với thể tùy bút như một điều tất yếu. Tùy bút Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc, tác phẩm được in trong tùy bút Sông Đà.
– Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937), là nhà văn có sở trường về thể bút ký, tùy bút, với một phong cách nghệ thuật độc đáo. Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết vào tháng 1-1981 tại Huế. Bài ký đã thể hiện một lối hành văn phóng túng, tài hoa của nhà văn.
b, Thân bài:
Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương
* Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
– Được gợi ra từ lời đề từ: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
– Nhìn từ trên cao xuống: Sông Đà mềm mại thướt tha với vẻ đẹp xuân sắc: “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
– Sự biến ảo của sắc nước sông Đà qua các mùa: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nýớc sông Ðà lừ lừ chín ðỏ nhý da ngýời bầm ði vì rượi bữa.
– Qua kỷ niệm, sông Đà như một cố nhân. Xa lâu thì nhớ, gặp lại thì cuống quýt mừng vui: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà…”
– Cảnh hai bên bờ sông: vẻ đẹp lặng tờ hoang dại, trong trẻo nguyên sơ: “thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ …”
-> Nhận xét: Miêu tả sông Đà trữ tình, ngòi bút của Nguyễn Tuân biến hóa liên tục với những hình ảnh nhân hóa, so sánh, những liên tưởng độc đáo thú vị. Câu văn của Nguyễn Tuân co duỗi nhịp nhàng, chuyển đến người đọc những cảm giác của cảm xúc. Không phân biệt đâu là ngoại giới, đâu là tâm giới, tiếng lòng của thiên nhiên hòa với tấm lòng yêu thương của người nghệ sĩ. Cùng với sông Đà trữ tình ta bắt gặp một Nguyễn Tuân tình nhân, thi nhân.
* Vẻ đẹp trữ tình của sông Hương:
– Là dòng sông chảy giữa lòng thành phố Huế, tạo nên vẻ đẹp riêng cho xứ Huế.
– Trong rừng thượng nguồn:Sông Hương sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái digan man dại và phóng khoáng, tự do mà phóng túng. Nhưng rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng của sông Hương tạo cho nó một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ.
-> Tác giả đã nhấn mạnh đến hai đặc điểm quan trọng của sông Hương: một con sông tạo nên bản sắc văn hóa của Châu Hóa; một thiếu nữ đẹp sống hết mình say đắm trong tình yêu.
– Trên đường đến Huế: Sông Hương chuyển dòng liên tục đột ngột như một cuộc tìm kiếm có ý thức. Tác giả lần theo dòng chảy của sông Hương như một nhà địa lý, như một chàng trai khám phá tính cách của người đẹp (sắc nước xanh thẳm, dòng sông mềm như tấm lụa, màu sắc nhạy cảm với ánh sáng, vẻ kiêu hãnh âm u…)
-> Sông Hương như một người con gái đẹp làm duyên: vốn đã có vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ nay lại càng quyến rũ hơn với vẻ đẹp lịch lãm, kiêu sa và trầm mặc.
– Trong lòng Huế: sông Hương chảy thực chậm. Đó là điệu slow tình cảm mà sông Hương dành riêng cho Huế.
-> Sông Hương đẹp một cách hạnh phúc. Nó đã bị Huế chinh phục, ngả trọn vào vòng tay của Huế. Tình yêu với Huế tạo nên bản sắc văn hóa của dòng sông.
– Khi rời xa Huế: như sực nhớ điều gì chưa kịp nói, dòng sông đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây gặp lại Huế ở thị trấn Bao Vinh.
->Dòng sông mang vẻ đẹp của người con gái lưu luyến với tình nhân. Hành động đột ngột quay trở lại gặp Huế là một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu.
=> Nhận xét: Sông Hương được miêu tả sát với bản đồ địa hình. Nó tạo nên không gian văn hóa đôi bờ với vẻ đẹp quyến rũ. Từ thực tế ấy nhà văn ví sông Hương như một thiếu nữ đẹp cùng với Huế làm nên một tình yêu nồng thắm, say mê. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, mượt mà, nhiều liên tưởng độc đáo tạo nên một dòng sông quyến rũ, đắm say lòng người.
* Đánh giá
– Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông là những trang hoa , tờ hoa thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Điểm gặp gỡ trong phong cách viết của hai tác giả;
+ Một cái tôi uyên bác với những hiểu biết sâu sắc về sông Đà, sông Hương xứ Huế.
+ Vốn hiểu biết về lịch sử, địa lý, thi ca, âm nhạc… soi chiếu đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau tạo nên những liên tưởng độc đáo.
+ Một cái tôi tài hoa tinh tế với trí tưởng tượng phong phú kỳ diệu.
+ Ngôn từ phong phú, gợi cảm đem đến cho người đọc cảm giác câu văn như những câu thơ trữ tình