ĐỌC HIỂU VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN VỀ TRUYỆN, KÍ
2. Kiến thức cơ bản của truyện và kí
2.2. Hoàn cảnh
- Bản chất: Hoàn cảnh là bối cảnh sinh thành ra tác phẩm
- Ý nghĩa: Tìm hiểu hoàn cảnh là một khâu không thể bỏ qua trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, bởi đó là một trong những cơ sở giúp HS hiểu tác phẩm đó.
- Thực trạng:
+ Tìm hiểu ơ hờ cho có + Không chú ý tìm hiểu
- Giải pháp: Khi tìm hiểu, GV nên gắn với tác phẩm để HS thấy mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tác phẩm ấy. Để làm được điều này, GV phải chú ý tích hợp với kiến thức lịch sử, xã hội, đặc biệt là kiến thức văn học sử.
Ví dụ: Khi học Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội, GV phải cho HS thấy được tác phẩm ra đời những năm 80, đất nước trở lại hòa bình, cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi nên văn học cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ từ đề tài, cảm hứng, nhận thức hiện thực, quan niệm con người...Hai tác phẩm là minh chứng đầy nghệ thuật cho cuộc chuyển mình đó của văn học.
2.3. Nội dung chủ đề
- Bản chất: chủ đề là vấn đề cơ bản được đặt ra qua hình tượng
- Ý nghĩa: Cho HS hiểu được chủ đề chính là hiểu được tư tưởng của tác phẩm đó.
- Thực trạng: Tuy nhiên, xác định chủ đề không dễ. Lí do:
+ văn bản không trọn vẹn;
+ văn bản dài;
+ hs thiếu năng lực khái quát vấn đề và năng lực đọc hiểu hình tượng.
- Hệ quả:
+ HS học tác phẩm nhưng không hiểu tư tưởng chủ đề;
+ HS thường ỷ lại vào phần ghi nhớ, nhớ một cách máy móc, nô lệ dẫn đến thuộc ý nghĩa nhưng chưa chắc đã hiểu ý nghĩa.
- Giải pháp: Vì thế, GV phải hướng dẫn để HS nắm được chủ đề.
+ Cách xác định chủ đề truyện: Hướng dẫn HS trả lời hai câu hỏi (Truyện kể về cái gì và đằng sau câu chuyện ấy, nhà văn muốn nói điều gì ?).
Ví dụ: Chủ đề truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Qua câu chuyện về một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, Nguyễn Thi đã khẳng định: truyền thống gia đình đã hòa nhập cùng truyền thống dân tộc, làm thành nguồn lực tinh thần to lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Cách xác định chủ đề kí: Kí thuộc thể trữ tình nên dù có viết về đối tượng nào cũng là để thể hiện cảm xúc và bản sắc cái tôi trữ tình tác giả. Vì thế, xác định nội dung kí, trả lời câu hỏi văn bản viết về hình tượng nào? Qua đó bộc lộ cảm xúc gì?
2.4. Đặc sắc nghệ thuật
Tích hợp với kiến thức Lý luận văn học lớp 11 (Thể loại văn học – SGK cơ bản;
Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn – SGK nâng cao), GV trang bị cho HS các yếu tố nghệ thuật của một tác phẩm văn xuôi tự sự thường bao gồm: cách xây dựng cốt truyện, tình huống, cách khắc họa tính cách và tâm lý nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu...HS lấy đó làm căn cứ để xác định nghệ thuật từng tác phẩm. Làm được tốt điều này, ta đã trao cho HS một chìa khoá, HS dễ dàng thấy nét riêng ngôn ngữ Nguyễn Tuân cổ kính trang trọng; Thạch Lam trong sáng nhuần nhị; Nam Cao sống động sắc sảo; Tô Hoài thông tục đậm đà màu sắc dân tộc; Nguyễn Thi góc cạnh đậm sắc thái Nam Bộ; Nguyễn Trung Thành tráng lệ sử thi…Hay giọng Thạch Lam tâm tình thủ thỉ; giọng Nam Cao khách quan lạnh lùng; giọng Nguyễn Tuân vừa trang trọng vừa khinh bạc; giọng Nguyễn Trung
Thành hào hùng tráng lệ…Đó là những cơ sở giúp HS dễ thấy sự khác biệt khi liên hệ so sánh hoặc đánh giá cuối bài.
2.5.Lưu ý
- VB truyện và kí ra đời trong một thời gian dài, xuất sinh trong những hoàn cảnh thời đại khác nhau, khuynh hướng khác nhau, phong cách khác nhau, cho nên, GV cũng cần lưu tâm đến phong cách nghệ thuật của nhà văn; đến những nét chung cho một giai đoạn, một khuynh hướng. Điều này có hai ý nghĩa:
+ Thứ nhất: giúp HS thấy sắc diện riêng của từng hiện tượng văn học. Điều này tránh cho người học một căn bệnh phổ biến: học tác phẩm của Nam Cao mà không thấy Nam Cao; học truyện trước CM cũng không thấy khác truyện kháng chiến, cũng thấy giống truyện sau 1975.
Ví dụ: Nét chung trong nội dung của truyện 1930 – 1945 là sự khẳng định quyền sống cá nhân; là khát vọng thay đổi đồng thời in rất đậm dấu ấn phong cách cá nhân. Nét chung của truyện kí 1945 – 1975 là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nên vấn đề đặt ra là vấn đề cộng đồng; nên từ hình tượng đến tư tưởng, từ cốt truyện đến dòng cảm xúc đều vận động theo hướng tích cực: từ bóng tối đến ánh sáng; từ đói khổ đến yên vui; từ nô lệ đến tự do; từ hiện tại đến tương lai…
+ Thứ hai: giúp HS có kiến thức để giải quyết phần liên hệ với chương trình 11.
Ví dụ: Phân tích số phận người dân xóm ngụ cư trong Vợ nhặt của Kim Lân.
Liên hệ với số phận người dân phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam để thấy sự khác nhau trong tinh thần nhân đạo của hai nhà văn trước và sau CM.
Ở đề trên, nếu HS nêu sự khác nhau mà chỉ nói được rằng: Thạch Lam viết về người dân phố huyện còn Kim Lân viết về người nông dân xóm ngụ cư; Thạch Lam thương người dân nghèo khổ, Kim Lân thương người dân đói khát…thì đó là sự lí giải bằng cảm tính học trò, thông tin vụn vặt, ngô nghê, thấy cây mà không thấy rừng, thiếu cơ sở khoa học, dẫn đến thiếu sự chững chạc trong ý tứ và hành văn, điểm không cao.
- Truyện và kí đều có dung lượng dài, vì thế:
+ Thực trạng: HS cảm giác ngợp vì quá tải; HS không nắm được văn bản; HS không biết sử dụng SGK.
+ Giải pháp: Khi ôn tập, GV nên cố gắng hướng dẫn HS cách học cho phù hợp, tinh giản, chẳng hạn: cách khai thác SGK, sơ đồ hoá, tìm từ khoá cho dẫn chứng.
Ví dụ: Khi học đoạn văn tả hút nước sông Đà, cần hướng dẫn cho HS thấy hút nước được đặc tả qua: hình dáng (cống cái, giếng bê tông); âm thanh (thở và kêu, ặc ặc);
sức huỷ diệt (lôi tuột, dìm, đánh tan xác)…Những yếu tố này, GV hướng dẫn HS ghi ngay vào SGK rồi từ đó dễ dàng tự hệ thống hoá, sơ đồ hoá vào vở tự học, kiến thức vừa cơ bản vừa dễ nhớ.
Tất cả các kiến thức cơ bản nêu trên là bước chuẩn bị cho việc đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS có hiệu quả
PHẦN II
HỆ THỐNG CÂU HỎI RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRUYỆN, KÍ Cơ sở của việc soạn câu hỏi đọc hiểu là gì? Cần chú ý nguyên tắc gì khi soạn câu hỏi đọc hiểu? Có thể luyện kĩ năng đọc hiểu truyện kí qua các dạng câu hỏi nào và hướng dẫn HS trả lời ra sao?