HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM THƠ

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 36 - 39)

II 1 Dù cuộc sống có trôi nhanh đến mấy, em nhớ để dành

I. HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM THƠ

Giáo viên cho học sinh lập bảng hệ thống các tác phẩm thơ đã học. Đây là một cách giúp các em ôn lại kiến thức, xâu chuỗi lại các văn bản theo chủ đề, tiện cho việc liên hệ, so sánh.

1. Hệ thống tác phẩm theo giai đoạn, theo chương trình học:

37

GV : Thu Trang, sưu tầm và giới thiệu

Tên tác giả,

tác phẩm Nội dung Nghệ thuật Ghi chú

Thơ lãng mạn 1932-1945 Vội vàng-

Xuân Diệu

- Yêu đời, ham sống cuồng nhiệt; quý trọng thời gian; quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ

Giọng điệu say mê, sôi nổi; sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh, hình thức diễn đạt

Tràng giang- Huy Cận

Nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước không gian bao la, tình cảm yêu nước thầm kín

Bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển

Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử

- Bức tranh đẹp về miền quê đất nước.

- Tiếng lòng của một con người thiết tha yêu đời và yêu người

- Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng

Thơ cách mạng 1930-1945 Chiều tối

(Mộ)- Hồ Chí Minh

Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống; chất Thép, chất Tình của HCM

Cổ điển mà hiện đại

Từ ấy- Tố Hữu Tiếng lòng của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Đảng

Chất lãng mạn cách mạng trong trẻo thể hiện qua những hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu Thơ 1945-1975

Tây Tiến- Quang Dũng

Hình tượng người lính hào hùng, hào hoa trên cái nền thiên nhiên miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ

Bút pháp lãng mạn, tài hoa

Việt Bắc- Tố Hữu

Bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, khúc tình ca của nghĩa tình cách mạng

Nghệ thuật thể hiện mang đậm tính dân tộc: Thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ...

Đất Nước- NKĐ

Đất Nước- Nhân Dân Chất liệu văn hóa dân gian Sóng- Xuân

Quỳnh

Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng

Xây dựng hình tượng độc đáo, âm điệu, kết cấu,

2. Hệ thống tác phẩm theo nhóm đề tài, chủ đề (có ý nghĩa tương đối) + Chủ đề về quê hương đất nước

Các tác phẩm trong chương trình lớp 12

Các tác phẩm trong chương trình lớp 11

Tây Tiến- Quang Dũng; Việt Bắc- Tố Hữu; Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm…

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu…; Từ ấy- Tố Hữu; Chiều tối- Hồ Chí Minh; Tràng giang- Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử

+ Chủ đề tình yêu, khát vọng sống, niềm khát khao giao cảm với đời Các tác phẩm trong chương trình

lớp 12

Các tác phẩm trong chương trình lớp 11

Sóng- Xuân Quỳnh

Vội vàng- Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Tràng giang- Huy Cận, Tương tư- Nguyễn Bính; Tôi yêu em- Puskin; Bài thơ số 28- Tago…

Yêu cầu:

Khi lập bảng hệ thống, cần cung cấp hoặc giúp học sinh rút ra những từ khóa. Việc cung cấp từ khóa nhằm khắc sâu cho học sinh đặc điểm nổi bật nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy. Từ đó, giúp học sinh không lạc nội dung, không lan man vô căn cứ.

Ví dụ:

- Tây Tiến: Thiên nhiên miền Tây Bắc: hùng vĩ- thơ mộng; người lính Tây Tiến: hào hùng- hào hoa; cảm hứng lãng mạn- tinh thần bi tráng; bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, khoa trương, cường điệu; bức tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến bằng thơ; chân dung tinh thần người chiến sĩ Tây Tiến.

- Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm: Tư tưởng Đất Nước Nhân Dân; chất liệu văn học dân gian…

(chất dân gian, chất trữ tình, chính luận…)

- Việt Bắc: Bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng;

tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn…khúc hát ân tình ân nghĩa thuỷ chung cách mạng; tính dân tộc và âm hưởng thời đại; thơ cách mạng đã đạt đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.

Cách làm:

Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh rút ra từ khóa trong quá trình đọc hiểu các văn bản trên lớp: Dựa vào phần Ghi nhớ sau mỗi bài; dựa vào nhan đề; dựa vào những từ ngữ lặp đi lặp lại;

dựa vào các từ cùng trường của văn bản; dựa vào đặc điểm phong cách tác giả (thường được nêu ở phần tiểu dẫn của sách giáo khoa)…

Khi nắm chắc và thuộc lòng các thông tin cơ bản trên, HS có thể đạt từ 1,0 đến 1,5 điểm trong bài văn NLVH theo hướng đáp án của Bộ. (mở bài, đánh giá) và ít nhất HS không mất công viết lan man mà kém hiệu quả, không đáp được vào biểu điểm.

Từ các kiến thức cơ bản trên, GV định hướng và chốt cho HS những câu thơ tiêu biểu đặc sắc nhất minh chứng cho các giá trị nội dung nghệ thuật nổi bật của tác phẩm. Sau đó bình giảng cho HS hiểu kĩ, cảm nhận thấu đáo cái hay cái đẹp của các dẫn chứng đó. Mức này giúp HS có được chất bột để gột nên khoảng 2,0 nữa trong quá trình viết bài NLVH.

Ví dụ 1: Bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà lại rất đỗi thơ mộng, trữ tình:

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi/ ..Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ..”

Người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi…/Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ…/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Ví dụ 2: Việt Bắc là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp:

- Những ngày đầu khó khăn, gian khổ: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai…/Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…

- Những ngày Việt Bắc ra quân: Đêm đêm rầm rập như là đất rung/ Quân đi điệp điệp trùng trùng…

- Khúc ca vui chiến thắng: Tin vui chiến thắng trăm miền/Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về…

Còn để giúp HS được từ 3,0 đến 5,0 điểm cho bài NLVH thì cần luyện đề đọc hiểu và đề NLVH cụ thể sau đây:

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w