Văn bản nghị luận

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 25 - 29)

III. TẠO LẬP ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC ĐẶT RA TỪ

2. Văn bản nghị luận

2.1. Kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận

2.1.1. Câu hỏi đọc hiểu về nội dung văn bản nghị luận

- Câu hỏi về luận đề: Vấn đề mà văn bản đề cập tới là gì, có gì mới mẻ, đặc sắc và có ý nghĩa gì? (đặt trong bối cảnh văn bản ra đời, trong thời đại hiện nay?). Hiểu được ý nghĩa

của nhan đề, biết phát hiện các từ ngữ lặp đi lặp lại, xuất hiện nhiều lần trong văn bản; tìm ra câu then chốt, chứa thông tin quan trọng; biết so sánh, đối chiếu vấn đề nêu lên trong văn bản này với các văn bản khác của cùng tác giả, cùng một thời đại để tìm ra sự khác biệt mang tính độc đáo, mới mẻ, đặc sắc; biết cách kết nối vấn đề của văn bản với bối cảnh để đọc ra ý nghĩa của luận đề; biết trình bày tác động của văn bản đối với nhận thức, tư tưởng, tình cảm của bản thân.

- Câu hỏi về tư tưởng: Thái độ của tác giả về vấn đề được cập trong văn bản là gì (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán, phủ định hay khẳng định)? Tình cảm của người viết thể hiện qua văn bản như thế nào (trân trọng, thành kính/ngưỡng mộ, phê phán, ngợi ca…)? Qua đó tác giả thể hiện tư tưởng gì? Yêu cầu HS đọc nhiều lần văn bản nhận ra tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả qua giọng điệu, cách cấu trúc câu, cách dùng từngữ, cách xưng hô của chủ thể bàn luận hoặc cách gọi tên đối tượng nghị luận. Hoặc căn cứ vào mục đích nghị luận, đối tượng hướng tới của văn bản nghị luận mà nhận ra tình cảm, thái độ của tác giả.

2.1.2. Câu hỏi đọc hiểu về nghệ thuật của văn bản nghị luận

- Câu hỏi về lập luận: Văn bản đã dùng các thao tác lập luận như thế nào? Đâu là thao tác lập luận chính? Tác dụng của thao tác/các thao tác lập luận đó?

- Câu hỏi về luận điểm: Văn bản triển khai luận đề bằng các luận điểm phong phú đa dạng và thuyết phục như thế nào? (Yêu cầu HS nhận diện được những câu mở đầu đoạn, hoặc kết thúc đoạn xem có phải đó là luận điểm không?; biết kết nối, tổng hợp, khái quát ý nghĩa của các câu trong đoạn để tìm ra nội dung chính của VB/ đoạn VB; biết chỉ ra mối liên hệ về ý nghĩa giữa các ý kiến triển khai luận đề với nhau và với luận đề).

- Câu hỏi về luận cứ: Hệ thống lí lẽ đã chính xác chưa, có sắc sảo và mới mẻ không? Các số liệu, dẫn chứng, bằng cứ tiêu biểu, toàn diện, đa dạng, phong phú và làm rõ luận điểm ở mức độ nào?

- Câu hỏi về hình thức nghị luận: Lớp từ ngữ được sử dụng trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc thể hiện luận đề của văn bản; thái độ, tư tưởng, tình cảm của người viết? Giọng điệu và sức thuyết phục, truyền cảm của văn bản được thể hiện như thế nào và có ý nghĩa gì trong việc thuyết phục người nghe, người đọc?

2.2. Hệ thống câu hỏi/bài tập và các đơn vị kiến thức cần lưu ý

Bài đọc hiểu VB nghị luận trong đề thi thường hướng tới kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của HS với các mức độ như sau:

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao -Nhận diện đúng,

chính xác: thể loại/ phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ / thao tác lập luận của văn bản.

- Chỉ ra chi tiết/

hình ảnh/ biện pháp tu từ/ thông tin,... nổi bật trong văn bản.

- Nhận diện các phép liên kết của văn bản/ nhận diện cách thức trình bày của đoạn văn/ kết cấu của đoạn văn (hoặc VB).

- Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản đề cập.

- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng, tình cảm,... của tác giả.

- Dựa vào nội dung VB để lý giải ý nghĩa/tác dụng/ hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ/

thao tác lập luận... trong văn bản.

- Lí giải được sự lựa chọn các thao tác lập luận/ sự sắp xếp các luận điểm, luận cứ phù hợp với ý kiến, quan điểm của người viết.

-Nhận xét được giọng điệu tranh luận và con người tác giả qua việc đọc hiểu VB.

- Đặt nhan đề cho VB.

- Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/

quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.

- Nhận xét về một giá trị nội dung/

nghệ thuật của văn bản.

- Dựa vào VB để giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong VB.

-Thể hiện quan điểm của bản thân trước một vấn đề đặt ra từ VB/ vận dụng những tri thức của bản thân để đề xuất các giải pháp trước một tình huống của thực tiễn.

- Rút ra bài học (thông điệp) ý nghĩa nhất về nhận thức/ hành động cho bản thân.

2.3. Các đề tham khảo Đề 1

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ 1 đến 4:

(1)Cuộc sống này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết nữa. Những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần ta lơ là và mất cảnh giác sẽ xô tới, nhào nặn ta thành những vật thể đôi khi chính ta cũng không thể hình dung.

(2) Sẽ có những lúc bạn loay hoay, hoang mang và vô định, cảm giác chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là

quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao. Đó có thể là khi người yêu ngàn năm của bạn nói rằng không còn yêu thương bạn nữa. Đó cũng có thể là khi bạn làm cha mẹ thất vọng về mình vì bạn không nghe theo họ. Đó là khi con đường sự nghiệp của bạn bị khựng lại sau nhiều năm phấn đấu…

(3) Sẽ có nhiều, rất nhiều những khoảnh khắc bạn hoang mang, lo sợ và run rẩy vì không biết bám víu vào đâu. Vì những gì bạn tin tưởng đều tan biến. Đó thật sự là một cảm giác đáng ghét, và tồi tệ. Làm cách nào để ta đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy khó khăn, thử thách? Làm cách nào để ta luôn hiên ngang vững vàng trên đôi chân mình và luôn mở rộng vòng tay chào đón những điều dễ thương của cuộc đời? Liệu có thứ gì luôn ở bên và giúp ta vượt qua những trở ngại? Thứ gì đó dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt được điều mong muốn?. Thì đây, cuộc sống, ngay cả khi có một ngàn lý do để làm cho bạn khóc, bạn vẫn phải tìm một triệu lý do để giữ nụ cười.

(Phi Tuyết, dẫn theo http://soha.vn/xa-hoi/, 8/8/2014) Câu 1: Ở đoạn văn (1), tác giả đã sử dụng các cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?

Câu 2: Theo tác giả, vì sao bạn rơi vào trạng thái “ loay hoay, hoang mang và vô định” ? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu văn: “Cuộc sống này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết nữa.”

Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị sau khi đọc đoạn văn bản trên?

Câu NLXH: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm của tác giả đã nêu ở đoạn đọc hiểu: cuộc sống, ngay cả khi có một ngàn lý do để làm cho bạn khóc, bạn vẫn phải tìm một triệu lý do để giữ nụ cười.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu ý Nội dung Điểm Đọc

hiểu

1 - Đoạn 1: Song hành 0,5

2 -Theo tác giả, vì sao bạn“ loay hoay, hoang mang và vô định” : + Vì bạn thất vọng vào bản thân khi không đạt được mục tiêu đề ra:

thi trượt cuộc thi quan trọng, con đường sự nghiệp không như ý.

+ Vì người bạn thân nhất gây tổn thương cho bạn, người bạn yêu không còn dành tình cảm cho bạn nữa, cha mẹ bạn buồn lòng kji

1,0

bạn không nghe theo họ.

Lưu ý:

3 -“hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông”:Là hình ảnh ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, kỳ diệu của cuộc sống.

-“phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết”: Khoảnh khắc gặp khó khăn, thất bại trong cuộc đời.

=> Sự phong phú, muôn màu của cuộc sống: vừa thơ mộng, đẹp đẽ vừa chứa đầy những khó khăn thử thách có khả năng tôi luyện ý chí, bản lĩnh và nghị lựccủa con người.

0,25

0,25

0,5

4 -HS rút ra một bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân nhưng phải hợp lý và thuyết phục. Dưới đây là một vài gợi ý:

+Lạc quan là thái độ sống tích cực khi đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống.

+ Cuộc đời không phải lúc nào cũng êm đềm, thơ mộng, bão tố cuộc đời có thể đánh gục ta bất cứ lúc nào. Điều quan trọng là cách ta ứng xử trước mỗi khó khăn.

0,5

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w