DẠNG ĐỀ SO SÁNH HAI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 85 - 89)

CHUYÊN Đ ÔN THI THPT QU C GIA Ề Ố MỘT SỐ DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC

C. CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ MINH HỌA

II. DẠNG ĐỀ SO SÁNH HAI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI

Đề số 1: So sánh nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Vũ Như Tô trong tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng.

a,Mở bài. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, về hai nhân vật trong hai tác phẩm.

b,Thân bài.

- Khái quát chung về hai đối tượng so sánh.

- So sánh.

* Điểm giống nhau giữa Huấn Cao và Vũ Như Tô.

+ Đều là người nghệ sĩ có tài năng, tâm huyết, tạo ra cái đẹp, khát vọng cống hiến cái đẹp cho đời, có khí phách, ngạo nghễ trước cường quyền, bạo lực...Huấn Cao viết chữ thể hiện khát vọng tung hoành một đời con người, cái đẹp của ông đã cảm hóa con người...Vũ Như Tô sáng tạo cái đẹp để tranh tinh xảo với góa công...

+ Đều có số phận bi kịch : tài năng không được trọng dụng, nâng niu ,trong xã hội bấy giờ, cái đẹp bị vùi dập trong xã hội phong kiến thối nát , suy vi. Vì vậy đây có thể được xem là những nhân vật bi kịch trong văn học. Nguyên nhân của cái chết đều xuất phát từ xã hội phong kiến suy vi, sấm sét phong trào khởi nghĩa của nhân dân nổ ra nhiều nơi.

+ Đều là những nhân vật kết tinh cho tài năng và tâm huyết của nhà văn. Qua nhân vật các tác giả muốn gửi thông điệp cuộc sống tới bạn đọc... - Cả hai đều mang trong mình hoài bão, khát vọng chính đáng của người nghệ sĩ chân chính, tạo cái đẹp cho cuộc đời...

- Qua 2 nhân vật, Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều gửi gắm quan niệm nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc:

+ Nguyễn Tuân với quan niệm thẩm mĩ :cái đẹp luôn chiến thắng bất diệt, đi liền với cái thiện. Nó cảm hóa thanh lọc tâm hồn con người. Tác giả gửi gắm phương châm sáng tạo nghệ thuật phỉa là sự thăng hoa của cái tài và tâm.

+ Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa khát vọng của người nghệ sĩ và khát vọng của nhân dân từ đó khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống vì con người. người nghệ sĩ phải đặt lòng mình giữa cuộc đời. Nếu xa rời cuộc đời nghệ thuật không có chỗ đứng.

* Điểm khác nhau giữa hai nhân vật:

- Tài năng:

+ Huấn Cao là người nghệ sĩ trong nghệ thuật viết thư pháp " nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Vì quyền lợi của nhân dân mà ông bất chấp cả tính mạng cam chịu là kẻ " phản nghịch", lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình phong kiến bất công. Nguyễn Tuân “ phú quý bất đăng dâm, bần tiện bất đăng di, uy vũ bất đăng khuất”. Tài và tâm luôn đi với nhau để tỏa sáng.

+ Vũ Như Tô là người nghệ sĩ với khát vọng xây được công trình lớn, tuyệt mĩ tô điểm

cho đất nước, tranh tinh xảo với hóa công, xây Cửu Trùng Đài. Nhưng ông chỉ chú ý đến cái đẹp đơn thuần của nghệ thuật mà không chú ý đến đời sống nhân dân. Nghệ thuật xa rời quần chúng “ nghệ thuật vị nghệ thuật”

- Nhận thức:

+ Huấn cao sáng tạo cái đẹp do cảm hóa trước tấm lòng" biệt nhỡn liên tài" của quản ngục. Tài năng, khát vọng, hoài bão của ông gắn liền với lợi ích của nhân dân, vì cuộc sống ấm no của nhân dân. Huấn cao chiến đấu lật đổ triều đình phong kiến giúp nhân dân khỏi cảnh khổ đau, nghèo đói, chết chóc. Cái đẹp của Huấn Cao cứu vớt linh hồn, khiến cho con người ta thấy được gột rửa tâm hồn và trở nên thánh thiện...

+ Bằng việc thực hiện khát vọng của mình mà Vũ Như Tô đã vô tình đẩy nhân dân vào cảnh cùng đường bế tắc, loạn lạc, khổ đau, khiến nhân dân oán hận, phá hủy cửu trùng đài.

Đến chết ông vẫn không hiểu mình có tội gì...

- Cái đẹp:

+ Huấn Cao tạo ra cái đẹp ngay trong ngục tù tăm tối, nó trào đời, hạ sinh trong thế giới của tội ác. cái đẹp nâng đỡ, cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người ( quản ngục ).Cái đẹp do Huấn cao tạo ra được nảy sinh và nâng niu trân trọng bởi nhân dân.

+ Cái đẹp do Vũ Như Tô bi hủy diệt bởi nhân dân , Cửu Trùng Đài bị đốt cháy. Cái đẹp do ông tạo ra bởi mồ hôi, nước mắt, xương máu của người dân vô tội, đi ngược với lợi ích của nhân dân, bởi vậy dù nó xuất phát từ khát vọng chính đáng song nhân dân vẫn nhìn nhận đó là nguyên nhân của nỗi khổ.

- Bi kịch cái chết:

+ Huấn Cao chết là sự hi sinh của người anh hùng được nhân dân kính trọng, ngưỡng mộ, thương xót. Trước giây phút ra pháp trường ông vẫn sáng tạo cái đẹp,một con người rất mực tài hoa, coi thường cái chết. Đối với nhân dân, ông là người anh hùng của họ.

+ Vũ Như Tô chết dưới lưỡi dao của nhân dân bởi họ cho rằng ông với việc xây Cửu trùng Đài là nguyên nhân dẫn đến cảnh cơ cực, lầm than trong thiên hạ. Họ trách móc, oán thán, căm ghét ông. Đối với nhân dân, ông là một tội nhân. Vũ Như Tô đắm mình trong niềm đam mê nghệ thuật hơi mù quáng, ảo vọng xa rời thực tế,cuộc sống của nhân dân.

* Lí giải:

- Hoàn cảnh xã hội.

- Tác giả, phong cách nghệ thuật.

- Ý thức hệ thời đại....

c, Kết luận :Liên hệ mở rộng.

Đề số 2: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần so sánh b, Thân bài

Làm rõ đối tượng thứ nhất: Nhân vật Người vợ nhặt

- Đây là nhân vật mang trong mình vẻ đẹp khuất lấp, qua nhân vật tác giả gửi gắm thông điệp của cuộc sống. Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động,

theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. Để rồi vẻ đẹp đó dần lộ ra, hấp dẫn người đọc như xem một bộ phim chứa chan tình cảm: tình người, tình mẫu tử, khát vọng vươn lên cuộc sống bèo bọt....

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Phía sau tình cảnh vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. Vì sự sống mà Thị bỏ hết tự trọng theo không Tràng mà không cần cưới hỏi, tạo lập gia đình trong nạn đói...

+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. Lễ phép với bà cụ Tứ, e dè khi đối diện với mẹ, cùng bà vun đắp cho tổ ấm gia đình...

+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan. Sau đêm tân hôn Thị trở về dịu dàng đảm đang, tình yêu chân chính, khát vọng hạnh phúc gia đình khiến con người ta thay đổi...

- Thị cùng với các nhân vật khác là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của Kim Lân:

trong cái đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống...

Làm rõ đối tượng thứ hai: Nhân vật người đàn bà hàng chài.

- Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. Qua đó giúp người đọc thấy được hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn người lao động mà nhà văn Nguyễn Minh Châu suốt đời tìm kiếm.

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. Đó là lòng bao dung, thấu hiểu với lão chồng vũ phu, đó là tình mẫu tử cao đẹp, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc của con cái...

+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. Cố gồng mình lên để giữ cho các con một mái ấm gia đình...

+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. Chính mụ đã dạy cho Đẩu, Phùng những bài học về lẽ làm người, về cuộc sống vất vả mà nếu chỉ xem trên sách vở sẽ không có những trải nghiệm thật sự. Vì vậy trong đầu họ mới vỡ lẽ ra nhiều điều...để từ đó nhận ra rằng nghệ thuật không được xa rời cuộc sống, luật pháp phải gắn với tình người...

So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng.

- Tương đồng:

+ Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.

+ Cả hai đều có ngoại hình xấu xí, nhưng ẩn bên trong là hạt ngọc tâm hồn đẹp đẽ. Đó mà điều mà các nhà văn đã rất trân trọng ở con người lao động.

+ Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...

+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng vươn lên thường trực trong họ.

- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm.

Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình...

Lý giải sự khác biệt.

+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), thể hiện cách nhìn của Kim Lân về hiện thực cuộc sống trước cách mạng.

+ Người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư ). Nét khác biệt trong cách khai thác của nhà văn thể hiện cái tôi tài hoa của người nghệ sĩ.

+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này.

c, Kết bài

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Đề số 3: So sánh vẻ đẹp của hai nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân), A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)

a, Mở bài: Giới thiệu về đối tượng so sánh b, Thân bài.

- Khái quát chung về hai đối tượng so sánh (Phân ích các đối tượng so sánh).

- So sánh.

* Những điểm tương đồng:

+ Tràng, A Phủ, đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác, giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình. Tràng dân ngụ cư làm nghề đẩy xe thuê, mẹ già cả...A Phủ là tôi tớ nhà thống lí, không mẹ cha, gia đình....Họ đều phải kiếm sống bằng sức lao động của mình.

+ Họ là những người cùng cảnh ngộ,đều là nạn nhân của hoàn cảnh đói khát, bị bóc lột, đè nén. A Phủ từ nơi khác lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê, làm mướn. Tràng bị dồn đuổi bởi cái đói dừng chân, dựng nhà ở cuối xóm ngụ cư, bên mé bờ sông.

-> Cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo khó nên họ khó có thể lấy được vợ, có được vợ.

+ Bị đè nén bởi tư tưởng cai trị của giai cấp thống trị: Tràng không dám cướp thóc bỏ trốn khi có cơ hội; A Phủ không bước qua khỏi lời nguyền, trở thành kẻ ở gạt nợ cho thống lí Pá Tra; nhẫn nhục chịu đựng như con trâu, con ngựa.

+ Giàu ước mơ và khát vọng về hạnh phúc và mái ấm gia đình: Tràng vượt lên mọi hoàn cảnh khổ cực của bản thân; Tăm tối của cuộc sống để đến với hạnh phúc, đến với mái ấm gia đình, với thiên chức làm người cao cả "Trong một lúc Tràng như quên những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe doạ trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên". Tràng xôn xao, phấn khởi, sung sướng với hạnh phúc của đời mình. Khi cái đói đeo bám, cái chết đe doạ, Tràng vẫn không thôi nâng đỡ, tôn vinh những giá trị cao cả của cuộc sống. A Phủ: Dù khó lấy được vợ vì quá nghèo nhưng cái nghèo không kìm nén được bước chân của những con người biết tự mình vượt lên khỏi hoàn cảnh để được sống đúng ý nghĩa của cuộc sống. A Phủ cùng đám bạn rong ruổi theo những cuộc chơi khi mùa xuân về. Cùng thổi kèn thổi sáo; cùng réo rắt những bản tình ca gọi bạn đi chơi…Khi bị trói, nhận thức được cảnh ngộ của mình A Phủ đã khóc. Giọt nước mắt của sự cam chịu, bất lực, đồng thời cũng là giọt nước mắt khóc cho những ước vọng

không thành, giọt nước của cuộc đời từ đây vĩnh biệt….Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ khuỵ xuống, nhưng rồi khát vọng sống lại khiến anh quất sức, vùng lên chạy. Đó là sự tiếp sức của lòng ham sống của, của khát vọng tự do.

+ Đều hướng về ánh sáng cách mạng: CM đã soi đường chỉ lối cho A Phủ, đến Phiềng Sa, A Phủ trở thành một anh du kích dũng cảm, kiên cường . Anh có được tự do, hạnh phúc. Tràng chưa trở thành một anh du kích nhưng cuối tác phẩm tronh óc anh đã nghĩ tới đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Tác giả đã gieo hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, nhất định ngày mai trong đoàn quân của những người đói kéo nhau đi trên đê Sộp sẽ có Tràng, bà cụ tứ và thị họ sẽ thoát khỏi đói nghèo và nô lệ.

* Những điểm khác biệt:

+ Trong Vợ nhặt Tràng là nhân vật chính còn trong đoạn trích học Vợ chồng A Phủ, A Phủ là nhân vật phụ.

+ Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi dưới sự cai trị trực tiếp của bọn thực dân, phát xít. A Phủ là người dân lao động miền núi, sống dưới sự cai trị của bọn chúa đất phong kiến, chúng lợi dụng cường quyền và thần quyền để biến những người dân nghèo thành nôlệ không công cho chúng, hết đời này sang đời khác.

+ Tràng được tác giả tập trung khắc hoạ bởi những diễn biến tâm lí phức tạp còn A Phủ lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể, sinh động.

* Lý giải sự khác biệt.

+ Hai tác phẩm này đều viết vào những thời kì nhạy cảm của đất nước, nhưng các tác giả đều cảm nhận được luồng gió cách mạng.

+ Tài năng và phong cách nghệ thuật của các tác giả khi đi viết về vẻ đẹp của người lao động, tạo nên những đóng góp sâu sắc cho văn xuôi hiện đại Việt Nam.

c, Kết bài: Cảm nhận của bản than.

Một phần của tài liệu Tai lieu on thi THPT QG mon van 2018 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w