1. Đề số 1: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét điểm giống và khác nhau về cảm hứng lãng mạn trong mỗi tác phẩm.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét về điểm giống và khác nhau về cảm hứng lãng mạn trong mỗi tác phẩm.
+ Giải thích:
- Cảm hứng lãng mạn là gì? Lãng mạn ở đây không có nghĩa xa rời hiện thực, thoát li cuộc sống. Lãng mạn không có nghĩa là phiêu du, bay bổng, chối bỏ hiện tại, như Xuân Diệu từng viết
“ Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mỹ , hướng tới những cái cao cả, phi thường, tốt đẹp trong cuộc sống. Nhờ vậy cảm hứng lãng mạn cho con người niềm tin, nghị lực, sự lạc quan vượt qua khó khăn gian khổ , hướng về tương lai. Trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái “tôi” tràn đầy cảm xúc của tác giả. Nó còn được thể hiện ở phong cảnh thiên nhiện với vẻ đẹp đa dạng độc đáo, thể hiện ở hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng, hào hoa, đầy chất nghệ sĩ.
Cảm hứng lãng mạn thường tìm tới yếu tố cường điệu, thủ pháp tương phản, đối lập, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu với những cách diễn đạt độc đáo. - Tinh thần bi tráng: “Bi” là buồn, “tráng” là tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng có nghĩa là không né tránh khi nói đến những gian khổ, hi sinh, mất mát. Những hi sinh mất mát ấy thường được thể hiện bằng giọng điệu rắn rỏi, bằng âm hưởng hào hùng, bằng hình ảnh tráng lệ. Bi tráng là buồn đau nhưng không ủy mị, không yếu đuối mà trái lại rất dũng cảm, kiêu hùng.
Nét độc đáo của “Tây Tiến” là cảm hứng lãng mạn kết hợp và hòa quyện với tinh thần bi tráng tạo nên những hình tượng nghệ thuật sống mãi với thời gian.
+ Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua:
- Cái “tôi” tràn đầy cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái “tôi” Quang Dũng đã đi đến tận cùng, đã sống hết mình với đoàn quân Tây Tiến. Đó là một cái “tôi” nhạy cảm, dễ rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên; bắt rất nhạy với chất lãng mạn, mộng mơ trong tâm hồn những chàng trai Tây Tiến, những thú vui tinh thần trên con đường hành quân đầy gian khổ của họ…. Bằng cái “tôi” tràn đầy cảm xúc ấy Quang Dũng đã dẫn dắt người đọc hòa nhập vào cảm xúc của mình với nỗi nhớ chơi vơi. Những kỷ niệm ùa về như những đợt sóng, ký ức vẫn còn đậm sâu như chưa hề phai nhạt.
- Cảm hứng lãng mạn còn thể hiện qua những cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng miền Tây; tâm hồn lạc quan, hào hoa, đầy chất nghệ sĩ của những chiến binh Tây Tiến.
- Cảm hứng lãng mạn được thể hiện bằng những yếu tố nghệ thuật đặc trưng: Thủ pháp tương phản, đối lập. Hệ thống ngôn từ giàu tính tạo hình, biểu cảm. Chất họa, chất nhạc, chất thơ ôm quyện vào nhau rất đỗi tinh tế.
+ Tinh thần bi tráng thể hiện qua chân dung của những người lính ốm mà không yếu; cực khổ nhưng không tiều tụy; cái chết với các anh chỉ là sự quên đời; sự hi sinh của các anh được sang trọng, thiêng liêng hóa, cái chết ấy đã hóa thành bất tử.
+ Đánh giá: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng kết hợp hòa quyện trong nhau tạo nên vẻ đẹp độc đáo của “Tây Tiến”. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng bắt nguồn từ cái
“tôi” hào hoa thanh lịch của Quang Dũng. Đây cũng là một đặc điểm của văn học 1945- 1975.
+ Liên hệ với bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét điểm giống và khác nhau ở cảm hứng lãng mạn.
- Điểm giống: Cảm hứng lãng mạn trong hai bài thơ đều thể hiện ở cái tôi tràn đầy cảm xúc, hướng tới lẽ sống, lí tưởng cao đẹp của thời đại; vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn con người.
- Điểm khác: Cảm hứng lãng mạn ở “Tây Tiến” gắn với tinh thần bi tráng. Quang Dũng đã sống một thời trận mạc, gian lao cùng đoàn quân Tây Tiến; đã chứng kiến những hi sinh, mất mát của đồng đội mình. Vì thế những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn vẫn thấm những nỗi buồn đau, nhưng không bi lụy, yếu đuối, ủy mị. Cảm hứng lãng mạn trong trẻo trong “Từ ấy” bắt nguồn từ cảm xúc hân hoan, vui sướng của một tâm hồn trẻ trung, lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng lí tưởng của Đảng.
- Lí giải về sự khác nhau: Do hoàn cảnh ra đời, do đặc điểm phong cách tác giả.
+ So sánh mở rộng: Không chỉ “Từ ấy”, “Tây Tiến”, những tác phẩm văn học 1945- 1975 ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, thường mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2. Đề bài 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Từ đó liên hệ với đoạn thơ: Gió theo lối gió, mây đường mây/Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
để nhận xét điểm giống và khác nhau trong nét tài hoa của mỗi tác giả.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”, liên hệ so sánh với đoạn thơ trong “Đây thôn Vĩ Dạ” để nhận xét điểm giống và khác nhau trong nét tài hoa của mỗi tác giả.
+ Giải thích: “Nét tài hoa” ở đây được hiểu là tài năng nghệ thuật, là sự thể hiện độc đáo, tài tình của các tác giả trong sáng tác của mình.
+ Cảm nhận về nét tài hoa của Quang Dũng qua đoạn trích:
- Bức tranh sông nước miền Tây được thi sĩ xứ Đoài thể hiện một cách độc đáo với những nét vẽ phóng khoáng, cốt để thâu tóm được cái thần, cái hồn của cảnh, của người: Một buổi chiều sương lặng lẽ, mơ màng; cây cỏ, bến bờ mang một nỗi niềm bâng khuâng, man mác. Trên cái nền của cảnh sông nước là “dáng người trên độc mộc”, một vẻ đẹp tình tứ, quyến rũ, như gần như xa.
- Từ bức tranh sông nước chiều sương, ta cảm nhận được chất lãng mạn, mộng mơ, rất học trò mà cũng rất lính của “người đi”, của tác giả.
khuâng nhung nhớ. Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi, tạo hình, biểu cảm. Hình ảnh thơ đẹp, đậm chất lãng mạn “lau”, “bến bờ”, “dáng người”, “hoa đong đưa”…
+ Liên hệ, so sánh với đoạn thơ của Hàn Mặc Tử
- Nét giống nhau: Đều dùng bút pháp gợi tả, với những nét vẽ phóng khoáng cốt để gợi cái hồn của cảnh, của người. Giọng điệu của cả hai đoạn thơ tràm lắng, đượm nỗi buồn bâng khuâng. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, giàu liên tưởng.
- Nét khác nhau: Nét tài hoa trong thơ Quang Dũng mang cái “chất” của một người lính- một sinh viên trí thức Hà Thành. Những “chất liệu” trong đoạn thơ gắn với kỉ niệm sâu đậm của người lính một thời gắn bó với đồng đội nơi mảnh đất miền Tây hoang sơ, hùng vĩ mà thơ mộng trữ tình.
Nét tài hoa trong thơ thi sĩ họ Hàn là nét tài hoa của một hồn thơ “lạ nhất” trong phong trào Thơ mới. Cảnh vật trong đoạn thơ được cảm nhận bằng cái “tôi” nội cảm của thi nhân- một con người thiết tha yêu đời, tuyệt giao mà chẳng thể “tuyệt tình” với thế giới
“ngoài kia”. Sự mặc cảm đã chia lìa cả những thứ vốn chẳng thể chia lìa. Cảm xúc đó không chỉ bao phủ lên cảnh vật: gió mây tan tác, dòng nước buồn thiu…mà còn thể hiện ngay ở hình thức câu thơ với cấu trúc điệp, nghệ thuật tương phản, cách ngắt nhịp 4/3:
“Gió theo lối gió, mây đường mây”. Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ trôi giữa hai bờ
“thực” và “ảo”: thuyền trăng, bến sông trăng. Các câu hỏi tu từ tạo nên giọng điệu khắc khoải, da diết. Vẫn níu kéo và hi vọng dù biết rồi thất vọng. Nỗi đau vì thế càng nhân lên.
Những “chất liệu” trong đoạn thơ có nét riêng của thi sĩ Hàn Mặc Tử nhưng cũng có cái quen thuộc của ca dao, của Thơ mới: hoa bắp lay (Lá ngô lay ở bờ sông/ Bờ sông thấy gió người không thấy về- Trúc Thông; Ai về giồng dứa qua truông/ Gió lay bông sậy bỏ buồn cho ai?)
3. Đề bài số 3: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong “Việt Bắc”:
“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Ngàn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Từ đó liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để nhận xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu?
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong “Việt Bắc”. Từ đó liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để nhân xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
+ Cảm nhận đoạn thơ trong “Việt Bắc”:
- Nội dung: Đoạn thơ là bản hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Bức tranh Việt Bắc ra quân được tái hiện bằng cảm hứng tự hào, bằng niềm tin tươi sáng.
Tự hào về sức mạnh dân tộc, tự hào về quyền làm chủ; tin tưởng vào thắng lợi của nhân dân.
- Nghệ thuật: Âm hưởng hào hùng, hình ảnh thơ tráng lệ, kì vĩ, giàu ý nghĩa biểu tượng;
ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu…
+ Liên hệ với “Từ ấy” để nhận xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu:
- “Từ ấy” là bài thơ đầu tiên mở đầu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
Đây là bài thơ đánh dấu mốc son quan trọng, có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời nhà thơ. Đó là thời điểm ông bắt gặp ánh sáng lí tưởng của Đảng. Ở khổ đầu ta bắt gặp cảm xúc vui sướng, say mê, hạnh phúc ngập tràn của nhân vật trữ tình khi được đón nhận ánh sáng cách mạng. Đó là nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành. Khổ thơ thứ hai và thứ ba thể hiện những chuyển biến rõ rệt trong tình cảm, nhận thức của nhà thơ: quyết tâm đem cái “tôi”
nhỏ bé của mình hòa nhập vào với cái “ta” chung rộng lớn của nhân dân, tạo thành khối đoàn kết vững mạnh trong cuộc chiến đấu vì cuộc sống của nhân dân, đất nước.
- Nhận xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của dân tộc; luôn coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu; luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân; giọng thơ sôi nổi, hào hứng..
4. Đề số 4: Cảm nhận về khát vọng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: “Làm sao được tan ra… ngàn năm còn vỗ”. Từ đó liên hệ với khát vọng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… hương đừng bay đi” để nhận xét về điểm giống và khác nhau.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Khát vọng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: “Làm sao được tan ra… ngàn năm còn vỗ”. Từ đó liên hệ với khát vọng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… hương đừng bay đi” để nhận xét về điểm giống và khác
+ Cảm nhận về khát vọng của nhân vật trữ tình trong khổ kết bài thơ “Sóng”:
- Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ khao khát mãnh liệt, luôn trăn trở làm thế nào để tình yêu trở thành bất tử. Người phụ nữ đó chọn cách hòa nhập, dâng hiến cái “tôi” nhỏ bé của mình vào “biển lớn” để tình yêu vượt qua giới hạn thời gian, vượt qua sự hữu hạn của đời người còn mãi đến “ngàn năm”. Từ khát vọng ấy cho thấy đức hi sinh cao quý, vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình. Tình yêu mang “gương mặt phụ nữ”: thánh thiện, vị tha, giàu đức hi sinh - đó chỉ có thể là Xuân Quỳnh- hồn thơ luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường, giàu trực cảm.
- Thể thơ ngũ ngôn, âm điệu dào dạt mà sâu lắng của những con sóng vừa tha thiết vừa trăn trở, suy tư; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên như lời bộc bạch tự đáy lòng..
- Đánh giá: Khát vọng tình yêu là khát vọng muôn thưở của nhân loại; chọn để sống như thế nào với khát vọng ấy là cách riêng của mỗi người. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ hướng tới cách ứng xử rất nhân văn: đem tình yêu lứa đôi hào nhập vào tình yêu rộng lớn hơn (tình yêu đất nước, tình yêu cuộc đời, tình yêu sự sống..). Cách thể hiện khát vọng tình yêu ấy cũng rất đỗi giản dị, tự nhiên, độc đáo.
+ Liên hệ với khát vọng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
- Điểm giống nhau: Đều là khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng; thể hiện cái “tôi” nồng nhiệt, trẻ trung, hiện đại; quan niệm sống tích cực xuất phát từ tình yêu thiết tha với cuộc đời.
Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hình thức câu thơ ngắn, có giọng điệu tha thiết, nồng nàn, ngôn ngữ thơ đầy cảm xúc…
- Khác biệt: Khát vọng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “Vội vàng” táo bạo, mạnh mẽ.
Nhân vật trữ tình hiện diện trực tiếp để khẳng định khát vọng của bản thân “tôi muốn”:
muốn đoạt quyền năng của tạo hóa để chiếm lĩnh những vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người.. Khát vọng ấy xuất phát từ niềm ham sống mãnh liệt của một tâm hồn sinh ra để
“bám rễ”, để “bấu” chặt lấy cuộc đời, để “quấn quýt” với mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Khát vọng ấy được thể hiện bằng một giọng thơ cũng vội vàng, cuống quýt, hối hả và gấp gáp với một loạt điệp từ, điệp ngữ…Khát vọng của nhân vật trữ tình trong “Sóng” là khát vọng về tình yêu lứa đôi, khát khao tình yêu bất tử. Để tình yêu trở thành bất tử nhân vật trữ tình sẵn sàng dâng hiến, hi sinh. Đó là khát vọng của một tâm hồn đầy nữ tính, giàu trực cảm.
Khát vọng ấy được nhân vật trữ tình gửi gắm vào hình tượng sóng; giọng thơ sâu lắng, da diết, trăn trở, khắc khoải…
- Lí giải sự khác biệt: Do thời đại (hoàn cảnh ra đời), phong cách nghệ thuật (XQ hồn thơ trực cảm, giàu nữ tính; Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt, đầy nam tính, do bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo…
Đề bài số 5: Văn học Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã sáng tạo nên hình tượng đẹp về Đất nước, nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người VN vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại.
Bằng hiểu biết của anh (chị) về đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về điểm giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư tưởng Đất Nước Nhân Dân.
Gợi ý:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình tượng đẹp về Đất nước, nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người VN vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về điểm giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư tưởng Đất Nước Nhân Dân.
+ Cảm nhận về hình tượng nhân dân, Đất Nước trong đoạn trích “Đất Nước” của NKĐ - Hình tượng nhân dân vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại: Nhân dân với những phẩm chất truyền thống: cần cù làm lụng, yêu nước, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ Quốc; nhân dân nghĩa tình, say đắm, thủy chung trong tình yêu…Nhân dân anh hùng trong chiến đấu, anh hùng lao động, anh hùng văn hóa. Nhân dân mang đậm nét mới của thời đại: chủ nhân thực sự của Đất Nước, là người làm nên đất nước, hóa thân để làm nên “dáng hình xứ sở”, làm nên truyền thống, văn hóa của đất nước muôn đời.
- Hình tượng đất nước: Đó là Đất nước gần gũi, thân thương được cảm nhận từ những điều bình dị, gắn bó thân thiết với cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình. Đó là một đất nước giàu có, trù phú, đẹp đẽ với những cảnh quan kì thú từ Bắc vào Nam; một đất nước có bề dày lịch sử, văn hóa…Đất nước ấy không định “tại thiên thư”, đất nước ấy không phải của “vua”. Đất nước ấy là do nhân dân làm nên. Nhân dân qua các thế hệ bằng tâm hồn, số phận, bằng tình yêu của mình đã “góp” phần làm nên đất nước…
- Hình tượng nhân dân, đất nước trong đoạn trích có sự gắn bó máu thịt “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân/ Đất Nước của Nhân Dân…” không thể tách rời.