Năng suất mủ cao su

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NÔNG HỌC – DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN DI TRUYỀN IRRDB’81 TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY CAO SU (Trang 71 - 84)

3.1. Đặc tính nông học của nguồn di truyền cao su IRRDB’81 ….…

3.1.1. Năng suất mủ cao su

Kết quả đánh giá năng suất mủ cao su khô (g/c/c) trung bình qua các năm cạo của nguồn gen IRRDB’81 cũng như của các nhóm địa lý thuộc nguồn di truyền này so sánh với nguồn gen Wickham và các nguồn gen khác trên các thí nghiệm được trình bày ở các bảng 3.1 – 3.4. Năng suất mủ trung bình 3 năm cạo đầu của nguồn di truyền IRRDB’81 đạt từ 4,3 – 7,2 g/c/c so với 39,9 – 47,1 g/c/c của nhóm các dòng vô tính cao su đã được cải tiến, Wickham, tương ứng trên các thí nghiệm SGLK94 và thí nghiệm SGLK91 (bảng 3.1 và 3.2). Năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu của nguồn di truyền IRRDB’81 đạt 11,4 g/c/c và cho 6 năm cạo đầu là 11,7 g/c/c so với 71,3 g/c/c và 60,6 g/c/c của nhóm Wickham tương ứng trên các thí nghiệm SGCS97 và SGLK96 (bảng 3.3 và 3.4). Nhìn chung, nguồn gen mới được sưu tập, IRRDB’81, có năng suất mủ trung bình thấp hơn rất nhiều so với nguồn gen đã được cải tiến, Wickham, vốn đã trải qua quá trình lai tạo và chọn lọc lâu dài theo định hướng năng suất mủ cao. Kết quả tương tự về năng suất mủ thấp của nguồn gen IRRDB’81 cũng đã được báo cáo ở các công trình nghiên cứu đánh giá nguồn di truyền mới này tại các nước Malaysia, Indonesia, Côte d’Ivoire và Trung Quốc (Ramli và ctv, 2004; Aidi và ctv, 2002; Clément-Demange và ctv, 2002; Hu và ctv, 2002). Tại Thái Lan, năng suất mủ trung bình 4 năm cạo của nguồn gen IRRDB’81 được báo cáo chỉ bằng 32,5% năng suất của dòng vô tính trồng phổ

biến, RRIM 600 (RRIT, 2002). Nghiên cứu tại Côte d’Ivoire cũng cho thấy năng suất mủ cộng dồn trung bình qua 3 năm cạo của 379 mẫu giống IRRDB’81 chỉ bằng 25,2% năng suất của dòng vô tính phổ biến tại đây là GT 1 (Clément-Demange và ctv, 2002). So sánh với nhóm di truyền Nam Mỹ khác, năng suất mủ trung bình của nguồn gen IRRDB’81 cũng thấp hơn tuy không quá cách biệt. Xét về nguồn gốc, các mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81 được thu thập một cách ngẫu nhiên trong vùng phân bố của loài Hevea brasiliensis trong khi đó nhóm Nam Mỹ khác, chủ yếu gồm các dòng vô tính thuộc bộ sưu tập Schultes (SCH), vốn đã được chọn lọc từ các vườn trồng cây thực sinh xuất phát từ hạt được sưu tập trong vùng nguyên quán vì vậy hầu như đã được cải tiến một bước về đặc tính năng suất mủ cao su.

Phân tích trên các nhóm địa lý của vùng sưu tập nguồn gen IRRDB’81, gồm Acre, Mato Grosso và Rondonia, trên các thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm này về năng suất mủ, đồng thời thứ hạng năng suất cao nhất theo nhóm cũng thay đổi theo thí nghiệm (bảng 3.1 đến 3.4). Vì vậy, có thể thấy yếu tố vùng địa lý nơi sưu tập không có ảnh hưởng đến năng suất của nguồn gen IRRDB’81.

Bảng 3.1. Năng suất mủ khô (g/c/c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm SGLK91

Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

g/c/c 3 năm cạo đầu

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 86 7,2 1,1 45,0 112,3 3,15

Acre (AC) 16 6,9 b 1,6 30,0 101,1 2,68

Mato Grosso (MT) 13 8,6 b 1,5 43,1 129,5 2,86 Rondonia (RO) 57 6,9 b 1,1 45,0 110,3 3,39

Wickham Wickham 4 47,1 a 29,4 63,4 37,6 -

Nam Mỹ Nam Mỹ khác 9 14,1 b 1,7 29,8 79,1 0,36

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

Bảng 3.2. Năng suất mủ khô (g/c/c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm SGLK94

Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

g/c/c 3 năm cạo đầu

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 361 4,3 0,8 31,8 74,0 3,56

Acre (AC) 124 4,0 b 1,4 13,2 57,5 1,64

Mato Grosso (MT) 153 4,4 b 1,2 31,8 76,1 4,25 Rondonia (RO) 84 4,4 b 0,8 23,1 86,7 2,82

Wickham Wickham 3 39,9 a 24,8 50,0 33,3 -

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

Bảng 3.3. Năng suất mủ khô (g/c/c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm SGLK96

Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

g/c/c 6 năm cạo đầu

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 177 11,7 1,3 39,4 49,2 1,44

Acre (AC) 78 10,3 c 1,3 28,9 49,1 0,96 Mato Grosso (MT) 59 12,6 c 4,4 39,4 45,6 2,02 Rondonia (RO) 40 13,2 c 4,5 32,8 49,7 1,26

Wickham Wickham 5 60,6 a 44,8 95,5 33,5 -

Nam Mỹ Nam Mỹ khác 11 26,2 b 8,5 55,3 64,0 0,57

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

Bảng 3.4. Năng suất mủ khô (g/c/c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm SGCS97

Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

g/c/c 5 năm cạo đầu

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 129 11,4 2,3 41,4 67,7 1,57

Acre (AC) 27 9,1 c 2,3 36,4 101,9 2,29

Mato Grosso (MT) 55 13,1 c 2,9 36,1 49,9 1,06 Rondonia (RO) 47 10,6 c 2,3 41,4 71,9 2,00

Wickham Wickham 12 71,3 a 47,1 103,3 28,2 0,43

Nam Mỹ Nam Mỹ khác 14 18,6 c 6,6 44,5 67,8 1,20

WA1 W x A 6 48,2 b 17,4 85,8 48,5 0,53

LH Lai hoa Việt Nam 28 67,6 a 14,9 116,5 35,5 -0,43

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

1 Cây lai giữa Wickham và Amazone không thuộc nguồn IRRDB’81

Phân tích phân bố năng suất mủ của quần thể cho thấy nguồn gen IRRDB’81 trên các thí nghiệm có sự phân bố lệch trái về phía năng suất thấp với hệ số lệch (Sk) biến thiên theo từng thí nghiệm, từ 1,44 (bảng 3.3, thí nghiệm SGLK96) đến 3,56 (bảng 3.2, thí nghiệm SGLK94). Ngược lại, các quần thể nguồn di truyền Wickham có sự phân bố tương đối cân bằng hơn; đặc biệt nhóm Lai hoa Việt Nam gồm các dòng vô tính lai từ các bố mẹ theo hướng năng suất cao có sự phân bố lệch phải về phía năng suất cao (Sk = -0,43) trên thí nghiệm SGCS97 (bảng 3.4). Kết quả phân bố năng suất mủ của nguồn gen IRRDB’81 và các nguồn di truyền khác trên thí nghiệm SGCS97 được trình bày trên các biểu đồ 3.1 đến 3.4 và ở phụ lục 6 cho các thí nghiệm khác cho thấy rõ ràng hơn tình trạng năng suất thấp của nguồn di truyền mới được thu thập chưa thông qua quá trình cải tiến di truyền, cũng như sự tiến bộ về năng suất của các nguồn gen đã thông qua các mức độ cải tiến di truyền khác nhau.

Xem xét trên ba nhóm địa lý, Acre, Mato Grosso và Rondonia, của nguồn gen IRRDB’81 cho thấy các quần thể địa lý này đều có phân bố năng suất mủ tương

tự như phân bố chung của quần thể IRRDB’81 với sự lệch trái về phía năng suất thấp của tất cả các vùng địa lý (biểu đồ 3.5 và phụ lục 7).

Biểu đồ 3.1. Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g/c/c) của nguồn di truyền IRRDB’81 trên thí nghiệm SGCS97

Biểu đồ 3.2. Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g/c/c) của nguồn di truyền Wickham trên thí nghiệm SGCS97

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

% quần thể

g/c/c Quan sát Kỳ vọng

0 5 10 15 20 25 30

4 12 20 28 36 44 52 60 68 76 84 92 100 108 116

% quần thể

g/c/c Quan sát Kỳ vọng

Biểu đồ 3.3. Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g/c/c) của nguồn di truyền Lai hoa Việt Nam trên thí nghiệm SGCS97

Biểu đồ 3.4. Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g/c/c) của nguồn di truyền Nam Mỹ khác trên thí nghiệm SGCS97

0 5 10 15 20 25 30

4 12 20 28 36 44 52 60 68 76 84 92 100 108 116

% quần thể

g/c/c Quan sát Kỳ vọng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

4 12 20 28 36 44 52 60 68 76 84 92

% quần thể

g/c/c Quan sát Kỳ vọng

Biểu đồ 3.5. Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g/c/c) của các nhóm địa lý thuộc nguồn gen IRRDB’81 trên thí nghiệm SGCS97

Nguồn gen IRRDB’81 vốn được thu thập trên 17 tiểu vùng thuộc 3 bang của Brasil, tuy nhiên kết quả đánh giá năng suất mủ của các tiểu nhóm địa lý trên các thí nghiệm cho thấy ngoại trừ tiểu nhóm Ouro Preto thuộc nhóm Rondonia có sự khác biệt có ý nghĩa so với các tiểu nhóm còn lại trên thí nghiệm SGLK94, và tiểu nhóm địa lý Calama thuộc nhóm Rondonia có sự khác biệt có ý nghĩa với một số tiểu nhóm địa lý trên thí nghiệm SGLK96, còn lại hầu như không có sự khác biệt giữa các tiểu nhóm địa lý về năng suất (bảng 3.5). Tuy nhiên, do sự khác biệt về số lượng mẫu giống được đánh giá cho từng tiểu nhóm vì vậy chưa thể có kết luận khẳng định về ưu thế của những tiểu nhóm địa lý nhất định đối với năng suất mủ. Mặt khác, các nghiên cứu đánh giá tại các nước khác cũng không cho thấy sự khác biệt giữa các tiểu nhóm địa lý về năng suất mủ (Ramli và ctv, 2004; Aidi và ctv, 2002;

Clément-Demange và ctv, 2002; Hu và ctv, 2002; Varghese và ctv, 2002).

0 10 20 30 40 50 60 70

4 12 20 28 36 44 52 60

% quần thể

g/c/c

Acre

Quan sát Kỳ vọng

0 10 20 30 40 50

4 12 20 28 36 44 52

% quần thể

g/c/c Mato Grosso

Quan sát Kỳ vọng

0 10 20 30 40 50 60

4 12 20 28 36 44 52

% quần thể

g/c/c Rondonia

Quan sát Kỳ vọng

Bảng 3.5. Năng suất mủ khô (g/c/c) của các tiểu nhóm địa lý trong nguồn di truyền IRRDB’81 trên các thí nghiệm

Nhóm địa lý

Tiểu nhóm địa lý

SGLK94 1 SGLK96 2 SGCS97 3 N Trung bình N Trung bình N Trung bình

Acre (AC)

Assis-Brasil 6 3,9 4 13,6 4 5,6

Brasileia 19 3,1 16 9,6 12 9,1

Feijo 24 3,7 14 8,9 1 3,2

Sena Madureira 43 4,0 22 10,2 6 13,7

Tarauaca 25 4,7 15 11,5 1 10,6

Xapuri 7 4,7 7 9,9 3 6,3

Mato Grosso (MT)

Aracatuba 15 3,3 2 10,3 - -

Cartriquacu 81 4,7 32 11,2 28 12,4

Itanba 51 4,5 21 14,9 24 14,6

Vila Bela 6 3,3 4 12,0 3 7,9

Rondonia (RO)

Ariquemes 7 4,3 4 6,5 9 12,9

Calama 17 5,6 8 17,4 10 14,7

Costa Marques 23 3,1 11 8,5 6 8,1

Jaru 13 4,4 7 14,7 9 10,2

Jiparana 7 4,8 3 14,5 8 6,5

Ouro Preto 5 8,8 3 9,6 1 6,9

Pimenta Bueno 12 3,3 4 13,5 4 8,9

LSD 0,05 2,6 6,4 12,0

1 Trung bình g/c/c của 3 năm cạo mủ đầu tiên

2 Trung bình g/c/c của 6 năm cạo mủ đầu tiên

3 Trung bình g/c/c của 5 năm cạo mủ đầu tiên

Thành phần biến thiên do vùng địa lý, tiểu vùng địa lý nơi sưu tập và do các mẫu giống ở nguồn gen IRRDB’81 đã được phân tích cho năng suất mủ ở 2 thí nghiệm có số lượng mẫu giống IRRDB’81 tương đối lớn và có đại diện cho đầy đủ các tiểu vùng địa lý. Kết quả cho thấy lượng biến thiên do bản thân các mẫu giống chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng biến thiên về năng suất mủ, từ 83,2% đến 96,0%, tương ứng trên thí nghiệm SGLK94 và SGLK96; trong khi đó, lượng biến thiên do các nhóm địa lý và do các tiểu nhóm địa lý chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (biểu đồ 3.6 và 3.7). Kết quả này góp phần giải thích sự không khác biệt rõ ràng về năng suất mủ giữa các nhóm địa lý cũng như trong hầu hết các trường hợp giữa các tiểu nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81. Nghiên cứu trước đây cho nguồn gen

IRRDB’81 được lưu giữ tại Trung tâm châu Phi cũng cho thấy nguồn biến thiên do các mẫu giống chiếm đến 81% tổng lượng biến thiên về năng suất mủ (Clément- Demange và ctv, 1997).Vì vậy, đối với chỉ tiêu năng suất mủ, việc chọn lọc trên nguồn gen mới IRRDB’81 nên thực hiện trên cơ sở cá thể của từng mẫu giống hơn là theo nguồn gốc địa lý của vùng sưu tập.

Biểu đồ 3.6. Thành phần biến thiên cho năng suất mủ ở thí nghiệm SGLK94

Biểu đồ 3.7. Thành phần biến thiên cho năng suất mủ ở thí nghiệm SGLK96 Nhóm địa lý

0,0%

Tiểu nhóm địa lý 4,0%

Cá thể mẫu giống 96,0%

Nhóm địa lý

5,2% Tiểu nhóm địa

lý 11,6%

Cá thể mẫu giống 83,2%

Kết quả phân tích các hệ số biến thiên kiểu hình (PCV%) và kiểu gen (GCV%) cho nguồn gen IRRDB’81 về năng suất mủ cho thấy, nhìn chung nguồn gen này có sự biến thiên cao đến rất cao về kiểu hình cũng như kiểu gen cho tính trạng năng suất mủ trên các thí nghiệm, ngoại trừ thí nghiệm SGCS97 có giá trị chỉ ở mức trung bình có thể do ảnh hưởng của điều kiện khắc nghiệt của môi trường Tây Nguyên (bảng 3.6). Hệ số biến thiên kiểu gen lớn trong nguồn gen IRRDB’81 chỉ ra việc chọn lọc về năng suất mủ trong nguồn gen này sẽ có hiệu quả cao và có khả năng chọn lọc được các cá thể mẫu giống có triển vọng về năng suất mủ trong nguồn gen này.

Bảng 3.6. Hệ số biến thiên kiểu hình và biến thiên kiểu gen cho năng suất mủ của nguồn di truyền IRRDB’81

Thông số SGLK91 SGLK94 SGLK96 SGCS97

Phương sai kiểu hình σ 2p 102,8 12,0 40,8 12,0

Phương sai kiểu gen σ 2g 77,4 7,1 24,3 7,1

Phương sai do môi trường σ 2e 25,4 4,9 16,6 4,9 Hệ số biến thiên kiểu hình (PCV%) 141,2 81,0 54,6 30,5 Hệ số biến thiên kiểu gen (GCV%) 122,5 62,3 42,1 23,5

Số mẫu giống IRRDB’81 (N) 86 361 216 201

Trong nguồn gen IRRDB’81 gồm có các mẫu giống xuất phát từ hai dạng vật liệu di truyền đã được sưu tập từ vùng nguyên quán Amazone: (i) hạt cao su được thu thập ngẫu nhiên trong từng tiểu vùng địa lý và (ii) cành ghép lấy từ các cây cao su rừng đã được dân bản xứ khai thác mủ và được báo cáo là có năng suất rất cao nhưng không rõ tuổi và không rõ quá trình khai thác mủ (Nicolas, 1981). Nguồn gen gồm các dòng vô tính được thu thập bằng cành ghép xuất phát từ các cây cao su đầu dòng này đã từng được kỳ vọng sẽ có năng suất cao. Một số mẫu giống từ dạng vật liệu dòng vô tính nêu trên đã được đưa vào đánh giá trên thí nghiệm SGLK91 cùng với các mẫu giống xuất phát từ nguồn hạt nhằm so sánh thành tích của chúng.

Kết quả khảo sát năng suất mủ trung bình 3 năm cạo đầu tiên trên thí nghiệm SGLK91 cho thấy, nguồn gen IRRDB’81 xuất phát từ dạng vật liệu sưu tập từ dòng vô tính có năng suất mủ thấp hơn nguồn gen xuất phát từ dạng vật liệu sưu tập từ hạt một cách có ý nghĩa (bảng 3.7). Riêng trong số các mẫu giống được khảo sát, có lẽ khả năng sinh trưởng thấp hơn của nguồn vật liệu dòng vô tính đã ảnh hưởng đến thành tích năng suất mủ của chúng. Nghiên cứu tại Malaysia cũng hoàn toàn không ghi nhận được có sự ưu việt nào về năng suất mủ của nguồn gen IRRDB’81 xuất phát từ dạng vật liệu dòng vô tính so với nguồn gen xuất phát từ dạng vật liệu hạt sau 8 năm khai thác (Ramli và ctv, 2004). Vì vậy, việc chọn lọc và nghiên cứu riêng rẽ cho hai dạng vật liệu này của nguồn gen IRRDB’81 là không cần thiết .

Bảng 3.7. So sánh năng suất mủ khô của nguồn gen IRRDB’81 sưu tập từ hạt và từ cành ghép trên thí nghiệm SGLK91

Loại vật liệu

sưu tập N g/c/c 3 năm cạo đầu Hệ số

lệch (Sk) Trung bình Thấp nhất Cao nhất CV%

Từ hạt 1 30 10,5 a 1,5 45,0 102,0 1,96

Từ cành ghép 2 58 5,6 b 4,4 43,1 105,2 4,90

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

1Được sưu tập ngẫu nhiên

2Được lấy từ các cây cao su rừng ghi nhận có năng suất cao

Dựa trên kết quả đánh giá về năng suất mủ, một số mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81 có triển vọng đã được chọn lọc từ các thí nghiệm đánh giá (bảng 3.8). Do nguồn gen cao su mới này hoàn toàn chưa được cải tiến di truyền về năng suất nên khó có thể kỳ vọng phát hiện được các mẫu giống có năng suất mủ cao có thể so sánh được với các dòng vô tính Wickham hiện đại. Vì vậy, một áp lực chọn lọc vừa phải nhằm xác định được một số mẫu giống của nguồn gen mới có triển vọng về năng suất mủ để bổ sung nguồn vật liệu di truyền cho chương trình tạo tuyển giống cao su là hợp lý hơn. Trong nghiên cứu này, tiêu chí để chọn lọc các

mẫu giống của nguồn gen IRRDB’81 về năng suất mủ được dựa trên sự so sánh với các dòng vô tính Wickham đối chứng có hiện diện trên các thí nghiệm, vốn là các dòng vô tính được trồng phổ biến trong sản xuất. Về tổng thể, các mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81 có năng suất mủ bình quân qua các năm cạo đạt tương đương 60% năng suất mủ của dòng vô tính GT 1 trở lên sẽ được chọn lọc bước đầu về năng suất mủ trên các thí nghiệm. Riêng đối với thí nghiệm SGCS97 do không có đối chứng GT 1 nên các mẫu giống IRRDB’81 được chọn lọc về năng suất mủ phải đạt từ 50% năng suất của dòng vô tính RRIM 712 (vốn có năng suất trong sản xuất cao hơn GT 1 khoảng 10%) trở lên. Số năm cạo đánh giá năng suất là số năm cạo mủ nhiều nhất có thể quan trắc được trên các thí nghiệm.

Kết quả cho thấy số lượng mẫu giống được chọn lọc về năng suất mủ trong nguồn gen IRRDB’81 biến thiên từ 1,1% đến 6,0% tổng số mẫu giống IRRDB’81 đã được đánh giá cho các thí nghiệm khác nhau. Năng suất mủ trung bình của nhóm được chọn lọc cao gấp 2,8 đến 5,3 lần năng suất bình quân của nguồn gen IRRDB’81 đã được đánh giá tùy theo từng thí nghiệm, chứng tỏ hiệu quả chọn lọc cao về năng suất (bảng 3.8). Trong tổng số 18 mẫu giống được chọn lọc về năng suất, có 4 thuộc nhóm Acre, 4 thuộc Mato Grosso và 10 thuộc Rondonia.

Mặc dù năng suất trung bình của nguồn gen IRRDB’81 rất thấp, tuy nhiên nhờ vào sự biến thiên di truyền cao về năng suất mủ đã cho phép phát hiện được một số mẫu giống IRRDB’81 có năng suất cao rất đáng chú ý như RO 62/26, RO 62/54, MT/I/2, AC 56/276 trên thí nghiệm SGLK91 có năng suất trung bình 3 năm cạo đầu tiên bằng 102,7 – 158,8% GT 1; trên thí nghiệm SGLK94 có mẫu giống MT 8/27 có năng suất trung bình 3 năm cạo đầu tiên bằng 128,3% GT 1. Clément- Demange và ctv (2002) cũng báo cáo đã xác định được 6 mẫu giống IRRDB’81 trong tổng số 379 mẫu nghiên cứu có năng suất cao hơn GT 1 cho 3 năm cạo đầu tiên tại Côte d’Ivoire. Nghiên cứu tại Trung Quốc cũng đã phát hiện được một số ít mẫu giống IRRDB’81 có năng suất mủ cao hơn dòng vô tính đối chứng RRIM 600, một dòng vô tính được trồng phổ biến tại nước này (Zeng và ctv, 2005).

Bảng 3.8. Chọn lọc một số mẫu giống IRRDB’81 về năng suất mủ Thí nghiệm Mẫu giống IRRDB'81 chọn lọc g/c/c % đối chứng

SGLK91 (3 năm cạo)

RO 62/26 45,0 153,8

MT/I/2 43,1 147,5

RO 62/54 35,5 121,5

AC 56/276 30,0 102,7

RO 20/100 18,7 63,9

RO 23/377 18,2 62,2

GT 1 đối chứng 29,4 100,0

Trung bình nhóm chọn lọc 31,8 107,9

% Trung bình quần thể IRRDB’81 442,3

% Số lượng được chọn lọc 6,0

SGLK94 (3 năm cạo)

MT 8/27 31,8 128,3

RO 24/76 23,1 93,2

RO 20/131 20,3 81,6

RO 23/117 15,8 63,8

GT 1 đối chứng 24,8 100,0

Trung bình nhóm chọn lọc 22,8 91,7

% Trung bình quần thể IRRDB’81 532,2

% Số lượng được chọn lọc 1,1

SGLK96 (6 năm cạo)

MT 30/31 39,4 88,0

RO 24/58 33,0 73,6

RO 25/15 31,7 70,8

AC 37/41 28,9 64,6

GT 1 đối chứng 44,8 100,0

Trung bình nhóm chọn lọc 33,3 74,3

% Trung bình quần thể IRRDB’81 284,4

% Số lượng được chọn lọc 2,0

SGCS97 (5 năm cạo)

RO 24/82 41,4 57,0

AC 56/335 36,4 50,2

MT 29/68 36,1 49,7

AC 37/293 35,8 49,4

RRIM 712 đối chứng 72,6 100,0

Trung bình nhóm chọn lọc 37,4 51,6

% Trung bình quần thể IRRDB’81 329,2

% Số lượng được chọn lọc 2,9

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NÔNG HỌC – DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN DI TRUYỀN IRRDB’81 TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY CAO SU (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)