Kết quả đánh giá đặc điểm năng suất mủ cao su của quần thể cây lai theo tổ hợp Wickham x IRRDB’81 so sánh với quần thể cây lai thuộc các tổ hợp khác (chủ yếu dạng tổ hợp Wickham x Wickham) và toàn bộ quần thể cây lai ở các thí nghiệm tuyển non được trình bày trên các biểu đồ 3.16, 3.17 và bảng 3.36. Về mặt quần thể, nhìn chung giá trị trung bình năng suất mủ của quần thể cây lai thuộc tổ hợp Wickham x IRRDB’81 đều thấp hơn giá trị trung bình của toàn bộ quần thể cây lai và trong một số thí nghiệm sự khác biệt này rất đáng kể. Về mặt phân bố, mặc dù
toàn bộ quần thể và các nhóm tổ hợp lai đều có sự lệch trái về phía năng suất thấp nhưng quần thể cây lai với nguồn di truyền IRRDB’81 có hệ số lệch (Sk) về phía trái cao nhất trên tất cả các thí nghiệm (biểu đồ 3.16 và 3.17).
Biểu đồ 3.16. Phân bố năng suất mủ giai đoạn tuyển non thí nghiệm TNLK02
Biểu đồ 3.17. Phân bố năng suất mủ giai đoạn tuyển non thí nghiệm TNLK04 0
5 10 15 20 25
0 1 2 3 4
% quần thể
g/c/c Toàn bộ cây lai Cây lai IRRDB'81 Cây lai khác
0 5 10 15 20 25
0 1 2 3 4 5
% quần thể
g/c/c
Toàn bộ cây lai Cây lai IRRDB'81 Cây lai khác
So với quần thể cây lai xuất phát từ các tổ hợp khác, năng suất mủ trung bình của quần thể cây lai với bố từ nguồn gen IRRDB’81 đều thua kém hơn đáng kể, chỉ bằng từ 21,1% ở thí nghiệm TNLK04 đến 94,9% ở thí nghiệm TNLK98 (bảng 3.36). Kết quả này hầu như đã được dự kiến trước do bản thân nguồn gen IRRDB’81 có năng suất rất thấp vì vậy khó có thể mong đợi giá trị trung bình về năng suất của quần thể cây lai với bố là nguồn gen mới này đạt ở mức cao được (Clément-Demange và ctv, 2001). So với dòng vô tính đối chứng PB 260, năng suất mủ trung bình của quần thể cây lai IRRDB’81 chỉ bằng từ 15,7% – 54,3% tùy theo thí nghiệm (bảng 3.36).
Tại Malaysia, kết quả tuyển non cây lai thực sinh của các tổ hợp giữa các dòng vô tính Wickham gồm PB 255, PB 324 và PB 330 làm mẹ với các mẫu giống IRRDB’81 làm bố cho thấy năng suất tuyển non biến thiên rất lớn, nhưng nhìn chung giá trị trung bình năng suất của quần thể lai như trên đều thấp hơn đáng kể so với quần thể lai tự do PBIG GG5/6 thuộc nguồn Wickham (Ramli Othman và ctv, 2004). Nghiên cứu tại Trung Quốc cũng báo cáo có sự biến thiên rất lớn về năng suất mủ tuyển non cho 10 tổ hợp giữa mẹ GT 1 với với các mẫu giống bố thuộc nguồn gen IRRDB’81, đạt từ 29,9% đến 126,8% so với dòng vô tính đối chứng RRIM 600, trong đó đại đa số các cây lai xuất phát từ nguồn gen IRRDB’81 đều kém hơn nhiều so với đối chứng (Huang và ctv, 2002). Tại Côte d’Ivoire, năng suất mủ trung bình của quần thể cây lai thuộc tổ hợp Wickham x IRRDB’81 cũng chỉ đạt từ 30% - 50% năng suất của dòng vô tính GT 1 và được cho là do khoảng cách quá lớn về khả năng cho năng suất mủ của hai nguồn di truyền (Priyadarshan và Clément-Demange, 2004). Tuy nhiên, dù năng suất mủ trung bình của cây lai IRRDB’81 còn thấp nhưng các kết quả cũng cho thấy đã có sự cải tiến đáng kể về năng suất ở hậu duệ khi lai tạo với nguồn gen cao sản Wickham so với năng suất của chính bản thân nguồn gen IRRDB’81 (Mục 3.1.1). Đây cũng là một mục tiêu của công tác nâng cấp di truyền của nguồn gen mới thông qua chương trình lai tạo với nguồn gen thuần hóa năng suất cao, Wickham. Ngoài ra, nhiều tác giả cũng cho rằng cần tiếp tục thực hiện các tổ hợp hồi giao giữa các cây lai ở tổ hợp Wickham x
IRRDB’81 có triển vọng với nguồn gen Wickham theo kiểu tổ hợp Wickham x (Wickham x IRRDB’81) để cải thiện hơn nữa năng lực cho năng suất mủ của nguồn gen mới và tăng cơ hội chọn lọc được các hậu duệ lai xuất phát từ nguồn gen IRRDB’81 có triển vọng ứng dụng vào sản xuất (Clément-Demange và ctv, 2001;
Ramli và ctv, 2004).
Bảng 3.36. Năng suất mủ (g/c/c) trên các thí nghiệm tuyển non
Thí
nghiệm Dạng tổ hợp
Năng suất mủ khô tuyển non (g/c/c) Số cây
lai
Trung bình
Thấp
nhất Cao
nhất CV% Hệ số lệch (Sk)
TNLK98
Toàn bộ cây lai 403 1,2 0,0 4,4 59,1 1,15
W x IRRDB'81 38 1,1 0,2 3,2 63,6 1,27
Khác * 365 1,2 0,0 4,4 58,7 1,14
PB 260 đối chứng 2,1
TNLK99
Toàn bộ cây lai 805 0,3 0,0 2,1 106,3 2,08
W x IRRDB'81 757 0,3 0,0 2,1 103,7 2,23
Khác * 48 0,9 0,1 2,0 52,3 0,47
PB 260 đối chứng 1,8
TNLK01
Toàn bộ cây lai 506 1,7 0,00 8,9 73,3 1,01
W x IRRDB'81 149 0,6 0,00 2,9 73,2 1,91
Khác * 357 2,1 0,13 8,9 54,8 0,90
PB 260 đối chứng 1,4
TNLK02
Toàn bộ cây lai 853 0,9 0,00 4,2 73,4 1,58
W x IRRDB'81 345 0,6 0,00 2,4 72,9 1,84
Khác * 508 1,1 0,00 4,2 66,7 1,38
PB 260 đối chứng 1,0
TNLK04
Toàn bộ cây lai 408 0,9 0,00 5,8 125,7 1,51
W x IRRDB'81 139 0,3 0,00 2,8 198,9 2,70
Khác * 269 1,3 0,00 5,8 99,0 1,12
PB 260 đối chứng 1,9
* Chủ yếu tổ hợp Wickham x Wickham, một số ít tổ hợp Wickham x WA và WA x WA
Kết quả trên bảng 3.36 cũng cho thấy quần thể cây lai ở tổ hợp Wickham x IRRDB’81 có mức độ biến thiên về năng suất mủ rất lớn, trong một số trường hợp vượt xa quần thể cây lai khác. Do hai dòng vô tính PB 260 và RRIC 110 làm mẹ đến 98,6% số lượng cây lai ở các tổ hợp Wickham x IRRDB’81 nên có thể khẳng
định rằng sự biến thiên lớn về năng suất ở hậu duệ là do các bố IRRDB’81 tạo ra.
Tương tự như ở các cây trồng khác, việc lai giữa hai nguồn di truyền khác nhau khá xa như trên thì sự biến thiên lớn về tính trạng số lượng, ở đây là năng suất, là điều có thể dự báo được. Kết quả tương tự đã cũng được ghi nhận ở các nước khác với quần thể cây lai thuộc tổ hợp Wickham x IRRDB’81 (Ramli và ctv, 2004). Mặt khác, sự biến thiên lớn về năng suất cũng cho phép tạo ra cơ hội chọn lọc được một số cây lai có triển vọng về năng suất mủ như đã được biểu thị ở giá trị năng suất cao nhất cho con lai của tổ hợp Wickham x IRRDB’81, trong đó hoàn toàn có thể phát hiện được những cá thể lai có năng suất mủ tuyển non vượt trội hơn dòng vô tính đối chứng PB 260 (bảng 3.36).
Bên cạnh năng suất mủ, sinh trưởng cũng là một chỉ tiêu chính trong chọn giống cây cao su. Ngược lại với năng suất mủ, nhìn chung sinh trưởng trung bình của quần thể cây lai Wickham x IRRDB’81 đều tương đương và trên một số thí nghiệm thậm chí còn cao hơn sinh trưởng trung bình của toàn bộ quần thể cây lai cũng như của quần thể cây lai thuộc các tổ hợp khác và dòng vô tính đối chứng PB 260 (Bảng 3.37). Phân bố sinh trưởng của quẩn thể cây lai Wickham x IRRDB’81 khá cân bằng và có xu hướng lệch phải (Sk < 0) thể hiện có sự cải tiến về sinh trưởng ở thế hệ cây lai (biểu đồ 3.18 và 3.19). Cũng cần lưu ý, hầu hết các mẫu giống làm bố thuộc nguồn gen IRRDB’81 trong các thí nghiệm này vốn trước đây đã được chọn lọc nghiêng về hướng sinh trưởng khỏe (Lại Văn Lâm, 1995) vì vậy chúng có thể đã góp phần cải thiện đáng kể sinh trưởng của quần thể cây lai.
Nghiên cứu tại nhiều nước với các tổ hợp dạng Wickham x IRRDB’81 cũng cho thấy khả năng cải thiện sinh trưởng đáng chú ý ở thế hệ hậu duệ của các mẫu giống IRRDB’81 có sinh trưởng tốt làm bố (Varghese và ctv, 2002; RRIT, 2002;
Huang và ctv, 2002). Cho đến nay, các kinh nghiệm lai hữu tính nhân tạo trên cây cao su đều ghi nhận sinh trưởng ở cây lai chịu nhiều ảnh hưởng của bố hơn trong khi đó, năng suất mủ ở cây lai lại chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ hơn tuy chưa có công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Thông thường trên cây cao su, mức độ
biến thiên về sinh trưởng luôn thấp hơn nhiều so với biến thiên về năng suất mủ; do đó, giá trị biến thiên về sinh trưởng của quần thể cây lai ở tổ hợp Wickham x IRRDB’81 trên các thí nghiệm nói chung ở mức thông thường ngoại trừ giá trị hơi cao ở thí nghiệm TNLK98 có thể là do số lượng cây lai tương đối nhỏ (bảng 3.37).
Tuy mức độ biến thiên không cao như ở đặc tính năng suất, nhưng kết quả đánh giá về sinh trưởng cũng cho thấy cũng hoàn toàn có thể phát hiện được các cây lai Wickham x IRRDB’81 có triển vọng tốt về sinh trưởng.
Bảng 3.37. Sinh trưởng (Vanh thân, cm) trên các thí nghiệm tuyển non
Thí
nghiệm Dạng tổ hợp
Sinh trưởng tuyển non (Vanh thân 34 tháng tuổi, cm) Số cây
lai
Trung bình
Thấp nhất
Cao
nhất CV% Hệ số lệch (Sk) TNLK98 Toàn bộ cây lai 403 17,4 9,3 25,2 16,8 -0,60
W x IRRDB'81 38 17,0 9,6 22,4 16,7 -0,44
Khác * 365 17,4 9,3 25,2 16,8 -0,61
PB 260 đối chứng 17,3
TNLK99 Toàn bộ cây lai 805 15,2 9,4 20,9 12,0 -0,09
W x IRRDB'81 757 15,3 7,8 20,9 11,9 -0,11
Khác * 35 14,0 10,8 17,3 11,2 -0,58
PB 260 đối chứng 16,5
TNLK01 Toàn bộ cây lai 509 15,6 5,1 21,6 15,4 -0,89
W x IRRDB'81 149 15,7 9,5 21,2 13,9 -0,26
Khác * 360 15,5 5,1 21,6 16,0 -1,05
PB 260 đối chứng 13,2
TNLK02 Toàn bộ cây lai 853 16,7 6,7 21,6 11,7 -1,78
W x IRRDB'81 345 17,0 10,7 21,6 10,3 -0,25
Khác * 508 16,5 6,7 21,1 12,5 -2,38
PB 260 đối chứng 16,0
TNLK04 Toàn bộ cây lai 408 17,7 12,7 22,7 11,5 0,04
W x IRRDB'81 139 18,4 11,9 22,7 10,2 -0,21
Khác * 269 17,3 12,1 22,6 11,5 0,21
PB 260 đối chứng 15,5
* Chủ yếu dạng tổ hợp Wickham x Wickham, một số ít dạng tổ hợp Wickham x WA và WA x WA
Biểu đồ 3.18. Phân bố sinh trưởng giai đoạn tuyển non (vanh thân) thí nghiệm TNLK02
Biểu đồ 3.19. Phân bố sinh trưởng giai đoạn tuyển non (vanh thân) thí nghiệm TNLK04
0 5 10 15 20 25 30 35
9 11 12 14 15 17 18 20 21
% quần thể
cm Toàn bộ cây lai Cây lai IRRDB'81 Cây lai khác
0 5 10 15 20 25 30 35
12 14 16 18 20 22
% quần thể
cm
Toàn bộ cây lai Cây lai IRRDB'81 Cây lai khác
3.3.1.2. Chọn lọc cây lai từ nguồn gen IRRDB’81 có triển vọng về năng suất và sinh trưởng
Để giúp cho việc chọn lọc cây lai từ nguồn gen IRRDB’81 được chính xác hơn, các hệ số biến thiên kiểu hình (PCV%) và hệ số biến thiên kiểu gen (GCG%) được tính toán cho các thí nghiệm tuyển non (bảng 3.38). Nhìn chung, ngoại trừ thí nghiệm TNLK01 còn lại tất cả các thí nghiệm đều có giá trị hệ số biến thiên kiểu gen cao và không chênh lệch nhiều với giá trị biến thiên kiểu hình về năng suất mủ.
Có thể thấy trên các thí nghiệm này tác động nhiễu của môi trường ít, do đó chọn lọc về năng suất trên các thí nghiệm này khá tin cậy và hiệu quả cao. Đối với sinh trưởng, các giá trị của các hệ số này thấp hơn nhiều, nhưng không có sự cách biệt lớn giữa giá trị kiểu hình và kiểu gen ngoại trừ thí nghiệm TNLK01, vì vậy chọn lọc về sinh trưởng trên các thí nghiệm này cũng đáng tin cậy tuy không hiệu quả cao như năng suất mủ.
Bảng 3.38. Hệ số biến thiên kiểu hình và biến thiên kiểu gen cho năng suất mủ và sinh trưởng giai đoạn non ở cây lai nguồn gen IRRDB’81
Thông số TNLK98 TNLK99 TNLK01 TNLK02 TNLK04
Năng suất mủ
Phương sai kiểu hình σ 2p 0,53 0,11 0,41 0,21 0,34
Phương sai kiểu gen σ 2g 0,46 0,08 0,04 0,15 0,22
Phương sai do môi trường σ 2e 0,07 0,03 0,37 0,07 0,12 Hệ số biến thiên kiểu hình (PCV%) 65,4 114,2 108,4 81,0 215,7 Hệ số biến thiên kiểu gen (GCV%) 61,0 94,8 34,1 66,8 172,3 Sinh trưởng
Phương sai kiểu hình σ 2p 9,21 5,23 10,37 4,18 4,58
Phương sai kiểu gen σ 2g 5,22 1,77 1,58 1,97 2,57
Phương sai do môi trường σ 2e 3,99 3,47 8,79 2,21 2,00 Hệ số biến thiên kiểu hình (PCV%) 17,8 14,9 20,5 12,0 11,6 Hệ số biến thiên kiểu gen (GCV %) 13,4 8,7 8,0 8,2 8,7
Số cây lai IRRDB’81 (N) 38 757 149 345 139
Riêng đối với thí nghiệm TNLK01, kết quả ở bảng 3.38 cho thấy có sự cách biệt lớn giữa giá trị của hệ số biến thiên kiểu hình và biến thiên kiểu gen, nhất là đối với đặc tính năng suất mủ. Như vậy, ở thí nghiệm này tác động nhiễu của môi trường rất lớn khó có thể chọn lọc hiệu quả và đáng tin cậy. Do điều kiện bất khả kháng trong thực tế, thí nghiệm này được trồng trên khu vực đất bị nhiều hạn chế (một phần laterit, cằn cỗi) và trong quá trình thi công thí nghiệm bị thú phá phải trồng dặm một phần vì vậy ở thí nghiệm này tác động của môi trường rất lớn. Do đó, riêng đối với thí nghiệm này mức giá trị kiểu hình cho các đặc tính chọn lọc đã được áp đặt cao hơn nhiều so với các thí nghiệm khác.
Cơ sở của việc chọn lọc cây lai ở giai đoạn non là sự tương quan đáng tin cậy giữa năng suất và sinh trưởng của cây cao su ở giai non và trưởng thành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thành tích giai đoạn tuyển non sẽ dự báo chính xác được thành tích giai đoạn trưởng thành. Nghiên cứu trên các vụ lai 1988 – 1990 trước đây của VCS cho thấy với tỷ lệ chọn lọc 10% nhóm đầu bảng cho năng suất và sinh trưởng sẽ đạt được xác suất chọn đúng giống ở giai đoạn trưởng thành là 68% (Lê Hoàng Ngọc Anh, 2006). Trong thực tế, việc giữ lại một số lượng lớn hơn các cây lai cũng không khả thi vì tốn kém rất lớn về thời gian cũng như nguồn lực cho việc đánh giá trên qui mô lớn một số lượng giống cao su quá nhiều. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc đến tình trạng năng suất thấp của quần thể cây lai với nguồn di truyền IRRDB’81. Vì vậy, trong nghiên cứu này việc chọn lọc được giành ưu tiên cho năng suất mủ, và theo trình tự: (i) chọn 10% đầu bảng về năng suất và sinh trưởng riêng rẽ, (ii) chọn lọc về năng suất: so sánh nhóm đầu bảng năng suất với thành tích của đối chứng PB 260, tối thiểu đạt năng suất tương đương đối chứng và sinh trưởng tối thiểu khoảng 90% đối chứng, (ii) chọn lọc về sinh trưởng: so sánh nhóm đầu bảng về sinh trưởng với thành tích của đối chứng PB 260, tối thiểu sinh trưởng phải bằng 110% đối chứng và sản lượng tương đương 80% của đối chứng và (iv) chọn lọc bổ sung trong trường hợp số lượng chọn lọc quá thấp (chỉ có 3 trường hợp bổ sung do một số thí nghiệm chọn được quá ít dòng về sinh trưởng). Kết quả chọn lọc cây lai Wickham x IRRDB’81 được trình bày ở bảng 3.39.
Bảng 3.39. Chọn lọc cây lai thuộc nguồn di truyền IRRDB’81 về năng suất và sinh trưởng
Thí
nghiệm Dòng vô tính Mẹ Bố Năng suất mủ Sinh trưởng (vanh thân)
g/c/c % ĐC cm % ĐC
TNLK98
1 LH97/0267 PB260 RO22/473 3,2 152 19,1 110
2 LH97/0256 PB260 RO22/473 2,6 124 16,6 96
3 LH97/0646 PB260 RO22/112 2,5 119 19,0 110
4 LH97/0351 PB260 RO20/100 2,5 119 16,6 96
5 LH97/0400 PB260 RO22/473 1,5 71 22,2 128
Trung bình nhóm chọn lọc 2,5 119 18,7 108
PB 260 đối chứng 2,1 100 17,3 100
Trung bình toàn bộ con lai IRRDB'81 1,1 17,0
% con lai IRRDB'81 222 110
TNLK99
6 LH98/0174 PB260 AC6/17 2,1 117 15,3 93
7 LH98/0515 RRIC110 MT17/10 2,0 111 14,8 90
8 LH98/0377 PB260 RO24/76 1,9 106 17,4 105
9 LH98/0507 RRIC110 MT30/94 1,9 106 14,7 89
10 LH98/0241 RRIC110 RO25/79 1,7 94 18,0 109 11 LH98/0239 RRIC110 RO25/79 1,1 61 19,3 117
Trung bình nhóm chọn lọc 1,8 100 16,6 101
PB 260 đối chứng 1,8 100 16,5 100
Trung bình toàn bộ con lai IRRDB'81 0,3 15,3
% con lai IRRDB'81 609 108
TNLK01
12 LH00/0787 RRIC110 RO22/119 2,9 207 16,1 122 13 LH00/0917 RRIC110 RO22/119 2,1 150 20,1 153 14 LH00/1045 PB260 RO22/119 2,0 143 21,2 161 15 LH00/0512 RRIC110 RO22/119 1,7 121 19,3 146 16 LH00/0809 RRIC110 RO22/119 1,7 121 17,2 131
17 LH00/1004 PB260 AC6/23 1,5 107 17,0 129
18 LH00/0967 RRIC110 RO22/119 1,4 100 15,5 118 19 LH00/1044 RRIC110 AC6/23 1,4 100 16,5 125 20 LH00/0832 PB260 RO22/119 1,4 100 17,0 129
21 LH00/1003 PB260 RO22/119 1,3 93 16,1 122
22 LH00/0950 PB260 RO22/119 1,2 86 15,7 119
23 LH00/0910 PB260 RO22/119 1,2 86 18,7 142
24 LH00/0628 RRIC110 RO22/119 1,2 86 15,9 120
25 LH00/0692 PB260 RO22/119 1,1 78 17,8 135
Trung bình nhóm chọn lọc 1,6 114 17,4 132
PB 260 đối chứng 1,4 100 13,2 100
Trung bình toàn bộ con lai IRRDB'81 0,6 15,7
% con lai IRRDB'81 270 111
* Năng suất và sinh trưởng ở 34 tháng tuổi
Bảng 3.39. Chọn lọc cây lai thuộc nguồn di truyền IRRDB’81 về năng suất và sinh trưởng (tt)
Thí
nghiệm Dòng vô tính Mẹ Bố Năng suất mủ Sinh trưởng (vanh thân)
g/c/c % ĐC cm % ĐC
TNLK02
26 LH01/0562 RRIC110 MT12/16 2,4 240 15,8 99 27 LH01/0876 PB260 AC35/114 2,2 220 16,6 103 28 LH01/0401 PB260 RO22/119 2,1 210 19,5 121 29 LH01/0451 RRIC110 RO22/119 2,0 200 19,7 123
30 LH01/0553 PB260 MT12/16 2,0 200 16,7 104
31 LH01/1030 RRIC110 MT12/16 2,0 200 17,3 108 32 LH01/0917 RRIC110 MT12/16 2,0 200 18,0 112 33 LH01/0408 RRIC110 MT12/16 2,0 200 16,7 104 34 LH01/0586 RRIC110 MT12/16 2,0 200 15,8 98 35 LH01/0485 RRIC110 MT12/16 2,0 200 17,4 109 36 LH01/0877 PB260 AC35/114 1,9 190 18,8 117 37 LH01/1065 RRIC110 MT17/47 1,9 190 15,4 96 38 LH01/0903 RRIC110 MT17/47 1,8 180 15,4 96
39 LH01/0862 PB260 MT12/16 1,8 180 17,4 108
40 LH01/0404 PB260 AC38/125 1,7 170 19,6 122 41 LH01/0684 RRIC110 MT12/16 1,5 150 15,2 94 42 LH01/0878 PB260 AC35/114 1,5 150 14,3 89 43 LH01/0561 RRIC110 MT12/16 1,5 150 17,2 107 44 LH01/0745 RRIC110 RO44/160 1,5 150 15,9 99 45 LH01/0749 RRIC110 MT17/47 1,4 140 15,4 96 46 LH01/0643 PB260 RO22/119 1,4 140 19,7 123 47 LH01/1139 PB260 AC35/114 1,3 130 16,6 104 48 LH01/0744 RRIC110 RO44/160 1,2 120 18,2 113 49 LH01/0158 RRIC110 AC38/125 1,1 110 21,1 132 50 LH01/0595 PB260 RO22/119 1,0 100 19,2 119 51 LH01/0376 PB260 RO22/119 1,0 100 18,4 115 52 LH01/0556 RRIC110 MT12/16 1,0 100 17,6 110 53 LH01/0421 PB260 RO22/119 1,0 100 19,9 124 54 LH01/0897 RRIC110 AC35/114 1,0 100 19,7 123 55 LH01/0590 RRIC110 RO22/119 1,0 100 19,9 124
56 LH01/0781 PB260 RO22/119 0,9 90 19,8 124
57 LH01/1006 RRIC110 RO44/160 0,9 90 19,4 121 58 LH01/0956 RRIC110 RO44/160 0,8 80 19,4 121 59 LH01/0788 RRIC110 RO44/160 0,8 80 19,9 124
60 LH01/0965 PB260 RO44/160 0,8 80 19,8 124
Trung bình nhóm chọn lọc 1,5 150 17,9 112
PB 260 đối chứng 1,0 100 16,0 100
Trung bình toàn bộ con lai IRRDB'81 0,6 17,0
% con lai IRRDB'81 264 105
* Năng suất và sinh trưởng ở 34 tháng tuổi
Bảng 3.39. Chọn lọc cây lai thuộc nguồn di truyền IRRDB’81 về năng suất và sinh trưởng (tt)
Thí
nghiệm Dòng vô tính Mẹ Bố Năng suất mủ Sinh trưởng (vanh thân)
g/c/c % ĐC cm % ĐC
TNLK04
61 LH03/0179 PB260 RO44/268 2,8 147 17,4 112
62 LH03/0427 PB260 MT32/2 2,5 132 17,9 115
63 LH03/0113 PB260 RO44/268 2,3 121 17,2 111
64 LH03/0108 PB260 MT32/2 1,9 100 20,3 131
65 LH03/0687 PB260 RO25/224 1,8 95 20,1 129
66 LH03/0286 LK2 RO44/268 1,7 89 16,4 105
67 LH03/0114 PB260 RO44/268 1,7 89 15,6 101
68 LH03/0288 LK2 RO44/268 1,7 89 16,9 109
69 LH03/0284 LK2 RO44/268 1,6 84 15,8 102
70 LH03/0424 PB260 RO25/224 1,1 58 20,3 131
Trung bình nhóm chọn lọc 1,9 100 17,8 115
PB 260 đối chứng 1,9 100 15,5 100
Trung bình toàn bộ con lai IRRDB'81 0,3 18,4
% con lai IRRDB'81 709 97
* Năng suất và sinh trưởng ở 34 tháng tuổi
Tổng số có 70 cây lai thuộc tổ hợp Wickham x IRRDB’81 đã được chọn lọc, chiếm 4,9% toàn bộ quần thể hậu duệ được đánh giá. So với chỉ riêng tổng số cây lai của các tổ hợp có trong danh sách chọn lọc (803 cây lai), tỷ lệ chọn lọc này là 8,7%. So với giá trị trung bình quần thể cây lai theo tổ hợp Wickham x IRRDB’81 (đã loại trừ thí nghiệm TNLK01), giá trị trung bình của nhóm được chọn lọc về năng suất mủ và sinh trưởng đạt tương ứng 222 – 709% và 97 – 110%. So với dòng vô tính đối chứng PB 260, nhóm được chọn lọc đạt 100 – 150% và 101 – 115%
tương ứng về năng suất mủ và sinh trưởng. Kết quả cho thấy hiệu quả chọn lọc về năng suất mủ cao hơn về sinh trưởng như đã dự báo bởi hệ số biến thiên kiểu gen (GCV%) cao hơn cho đặc tính này.
Tổng số có đến 18/35 mẫu giống IRRDB’81 làm bố hiện diện trong hậu duệ lai được chọn lọc chỉ ra rằng đối với nguồn di truyền mới cần tăng cường mức độ đa dạng của phổ hệ lai nhất là bố lai để khai thác tốt tính đa dạng di truyền cao của
nguồn gen này. Ho (1979) nghiên cứu trên các tổ hợp Wickham x Amazone cũng cho rằng trong chương trình lai xa giữa nguồn gen cao su châu Á với nguồn gen Amazone hoang dại, việc mở rộng số lượng phổ hệ đa dạng giúp cải thiện đáng kể tiến bộ của chương trình lai cả về năng suất mủ lẫn sinh trưởng. Trong số các mẫu giống làm bố, RO 20/119 và MT 12/16 có số lượng hậu duệ được chọn nhiều nhất, 20 và 11 dòng lai. Mặc dù số lượng cá thể của tổ hợp mẹ bố có cây lai được chọn lọc biến thiên từ 11 cá thể đến 192 cá thể, nhưng cũng thấy rõ các tổ hợp có số lượng mẫu lớn hơn cũng có số lượng cây lai được chọn lọc nhiều hơn (RO 22/119).
Vì vậy, song song với việc tăng cường sự đa dạng hóa tổ hợp mẹ bố với nguồn gen IRRDB’81 cũng cần tăng số lượng cá thể lai cho mỗi tổ hợp để khai thác tốt mức độ biến thiên di truyền lớn có thể có của tổ hợp.
Trong số các dòng lai được chọn lọc, có ba dòng vô tính ký hiệu: LH 98/0377 (PB 260 x RO 24/76), LH 97/0267 (PB 260 x RO 22/473) và LH 97/0646 (PB 260 x RO 22/112) đã được đưa vào đánh giá trên thí nghiệm sơ tuyển với kết quả năm cạo thứ 1 ở giai đoạn trưởng thành đều có năng suất mủ cao hơn và có sinh trưởng từ tương đương đến vượt hơn đối chứng PB 235, một dòng vô tính cao su phổ biến trong sản xuất có năng suất mủ cao và sinh trưởng khỏe (Lê Mậu Túy và ctv, 2010). Kết quả bước đầu này mở ra cơ hội có thể chọn lọc được các cây lai xuất phát từ nguồn gen IRRDB’81 mới có giá trị sản xuất thương mại, bên cạnh mục tiêu dài hạn theo hướng mở rộng nguồn vốn di truyền cho chương trình tạo tuyển giống cao su Việt Nam trong tương lai. Một số dòng lai xuất sắc có năng suất mủ và sinh trưởng vượt rất xa đối chứng trong giai đoạn tuyển non cần được đưa nhanh vào đánh giá khả năng thích nghi trên qui mô lớn trên các vùng trồng cao su khác nhau để có thể sớm xác định khả năng ứng dụng chúng vào sản xuất như: LH 01/0562 (RRIC 110 x MT 12/16), LH 01/0876 (PB 260 x AC 35/114), LH 01/0401 (PB 260 x RO 22/119), LH 01/0451 (RRIC 110 x RO 22/119), LH 00/0787 (RRIC 110 x RO 22/119) và LH 03/0179 (PB260 x RO 44/268) (bảng 3.39).