Sinh trưởng, tăng trưởng trong khi cạo và dầy vỏ nguyên sinh …

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NÔNG HỌC – DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN DI TRUYỀN IRRDB’81 TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY CAO SU (Trang 84 - 94)

3.1. Đặc tính nông học của nguồn di truyền cao su IRRDB’81 ….…

3.1.2. Sinh trưởng, tăng trưởng trong khi cạo và dầy vỏ nguyên sinh …

Sinh trưởng được đánh giá bằng vanh thân khi mở miệng cạo là một tiêu chí quan trọng trong chọn giống cao su vì một giống có sinh trưởng khỏe sẽ giúp rút ngắn thời gian không sản xuất mủ, đưa nhanh cây vào thu hoạch, giúp tăng cao hiệu quả kinh tế của cây cao su. Mặt khác, kinh nghiệm trong cải tiến giống cao su cho thấy việc cải tiến về sinh trưởng tương đối khó khăn hơn so với cải tiến về năng suất mủ, vì vậy chỉ tiêu sinh trưởng cần được coi trọng trong chọn lọc nguồn gen IRRDB’81.

Kết quả đánh giá sinh trưởng lúc mở miệng đưa vào khai thác mủ nguồn gen IRRDB’81 cùng với các nguồn gen khác trên các thí nghiệm được trình bày trên các bảng 3.9 – 3.12. Nhìn chung, nguồn gen IRRDB’81 có sinh trưởng lúc mở miệng cạo trung bình toàn quần thể cũng như trung bình của vùng địa lý thấp hơn so nguồn di truyền Wickham và các nguồn di truyền khác tuy trong một số trường hợp sự khác biệt này không có ý nghĩa. Tuy nhiên sinh trưởng cao nhất trong nguồn gen mới đều vượt hơn nhóm Wickham và các nguồn di truyền khác ngoại trừ nhóm Lai hoa Việt Nam ở thí nghiệm SGCS97, gợi ra triển vọng chọn lọc được các mẫu giống có sinh trưởng khỏe trong nguồn gen IRRDB’81 tại Việt Nam.

So sánh giữa các nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81 cho thấy tại 3 thí nghiệm ở vùng Đông Nam bộ (SGLK91, SGLK94 và SGLK96), các nhóm Acre và Rondonia đều có sinh trưởng trung bình cao hơn nhóm Mato Grosso và trong một số trường hợp sự khác biệt này là có ý nghĩa (bảng 3.9 đến 3.11). Tương tự, sinh trưởng cao nhất của hai nhóm Acre và Rondonia đều từ tương đương đến vượt trội hơn nhóm Mato Grosso. Trong các thí nghiệm nêu trên sinh trưởng cao nhất của nhóm Rondonia đều vượt trội hơn hai nhóm còn lại có thể giúp chọn lọc hiệu quả hơn về sinh trưởng trên nhóm này. Tại Malaysia cũng ghi nhận sinh trưởng của hai nhóm Acre và Rondonia đều cao hơn nhóm Mato Grosso ở năm tuổi thứ 13 (Ramli và ctv, 2004).

Ngược lại, trên thí nghiệm SGCS97 tại Gia Lai trên độ cao 700 m, nhóm Mato Grosso lại có sinh trưởng cao hơn nhóm Rondonia tuy khác biệt không ý nghĩa và cao hơn có ý nghĩa so với nhóm Acre; đồng thời nhóm Mato Grosso cũng có sinh trưởng tối đa cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại (bảng 3.12). Tại Thái Lan, kết quả đánh giá nguồn gen IRRDB’81 ở vùng ngoài truyền thống, Đông Bắc Thái Lan, nơi vốn có lượng mưa thấp chỉ khoảng 1.300 mm/năm, cũng ghi nhận nhóm Mato Grosso có sinh trưởng khỏe hơn so với các nhóm còn lại và thấp nhất là nhóm Acre (Ratanawong và ctv, 2005; Hammecker và ctv, 2006).

Vùng Mato Grosso, Brasil, có điều kiện khí hậu nhiệt đới với mùa khô kéo dài đến 3 – 4 tháng và lượng mưa vào khoảng 1.500 mm/năm; trong khi đó vùng Acre và vùng Rondonia thuộc vùng nhiệt đới ẩm không có mùa khô hoặc mùa khô chỉ kéo dài 1 – 2 tháng với lượng mưa đến trên 2.000 mm/năm (Chevallier, 1988).

Như vậy với điều kiện mùa khô kéo dài 5 – 6 tháng và rất gay gắt ở vùng Tây Nguyên Việt Nam và vùng Đông Bắc Thái Lan, các mẫu giống có nguồn gốc từ vùng Mato Grosso có thể tỏ ra thích nghi hơn. Ngoài ra, nghiên cứu chọn lọc nguồn gen IRRDB’81 nhằm mục đích chống chịu khô hạn ở Ấn Độ bằng các chỉ tiêu tăng trưởng vanh thân trong mùa khô hạn, tăng trưởng chất khô, độ phát xạ huỳnh quang của diệp lục tố cho 182 mẫu giống IRRDB’81 cũng cho thấy nói chung, các mẫu giống thuộc nhóm địa lý Mato Grosso có khả năng chống chịu hạn tốt hơn các mẫu giống thuộc các nhóm Acre và Rondonia; trong đó 4 mẫu giống chống chịu hạn hàng đầu được chọn đều thuộc nhóm Mato Grosso (Varghese và ctv, 2002; Nair và ctv, 2005; Krishan và ctv, 2010). Mặc dù cần phải có các nghiên cứu đầy đủ hơn để có thể đi đến khẳng định, nhưng kết quả đánh giá về sinh trưởng trên thí nghiệm SGCS97 cho phép kỳ vọng phát hiện được một số mẫu giống từ nguồn gen IRRDB’81 có sinh trưởng tốt và có tiềm năng chống chịu với khô hạn để bổ sung nguồn vật liệu di truyền cho công tác tạo tuyển giống cao su có khả năng chống chịu khủng hoảng phi sinh học.

Bảng 3.9. Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm SGLK91 Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

Vanh thân (cm, 4/1999)

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 120 43,3 25,3 73,9 18,7 0,50

Acre (AC) 18 43,8 b 35,0 56,2 13,9 0,30 Mato Grosso (MT) 25 41,1 b 25,6 57,1 19,6 0,33 Rondonia (RO) 77 43,8 b 25,3 73,9 19,3 0,58

Wickham Wickham 4 56,8 a 48,4 68,3 14,6 -

Nam Mỹ Nam Mỹ khác 11 50,4 a 44,2 57,4 8,2 0,21

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

Bảng 3.10. Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm SGLK94 Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

Vanh thân (cm, 4/2002)

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 361 47,0 32,7 68,7 13,1 0,19

Acre (AC) 124 48,3 ab 35,7 62,8 11,9 0,28 Mato Grosso (MT) 153 45,1 b 32,7 62,0 12,8 0,25 Rondonia (RO) 84 48,5 ab 33,1 68,7 13,4 -0,03

Wickham Wickham 3 51,1 a 48,1 52,9 5,0

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

Bảng 3.11. Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm SGLK96 Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

Vanh thân (cm, 4/2004)

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 200 47,9 34,1 67,2 13,7 0,17

Acre (AC) 80 49,9 ab 35,9 64,3 12,1 0,11 Mato Grosso (MT) 73 44,9 c 34,1 55,9 12,1 -0,03 Rondonia (RO) 47 49,0 bc 34,9 67,2 14,8 0,12

Wickham Wickham 5 51,7 ab 45,5 64,6 14,5

Nam Mỹ Nam Mỹ khác 11 54,1 a 39,7 63,5 12,6 -0,61

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

Bảng 3.12. Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm SGCS97 Nguồn di

truyền Nhóm địa lý N

Vanh thân (cm, 4/2005)

Hệ số lệch (Sk) Trung

bình

Thấp nhất

Cao

nhất CV%

IRRDB’81 139 39,6 23,1 58,0 17.4 -0,09

Acre (AC) 32 35,2 c 24,6 46,5 17,3 0,03 Mato Grosso (MT) 58 41,0 b 23,1 58,0 16,2 -0,24 Rondonia (RO) 49 40,7 b 25,2 55,2 16,2 -0.07

Wickham Wickham 12 48,7 a 43,6 55,8 8,4 0,67

Nam Mỹ Nam Mỹ khác 16 38,2 bc 26,3 49,3 17,0 -0,02

WA1 W x A 6 48,6 a 39,9 55,0 11,8 -0,79

LH Lai hoa Việt Nam 28 51,1 a 34,2 63,7 14,9 -0,35

* Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm không khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05

1 Cây lai giữa Wickham và Amazone không thuộc nguồn IRRDB’81

Kết quả đánh giá sinh trưởng lúc mở cạo cho các tiểu nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81 trên các thí nghiệm được tổng hợp trên bảng 3.13. Nhìn chung, sinh trưởng của các tiểu nhóm địa lý biến động khá phức tạp trong cùng thí nghiệm và giữa các thí nghiệm cho thấy ảnh hưởng đáng kể của môi trường đến sinh trưởng. Bước đầu ghi nhận tiểu nhóm MT/Vila Bela có sinh trưởng khỏe ở trên 2 thí nghiệm ở Đông Nam bộ (SGLK94 và SGLK96) và thí nghiệm ở Tây Nguyên (SGCS97); các tiểu nhóm RO/Jaru và RO/Jiparana và RO/Calama có sinh trưởng khỏe trên cả 2 thí nghiệm ở Đông Nam bộ.

Nhìn chung, nguồn gen IRRDB’81 có hệ số biến thiên kiểu hình cũng như hệ số biến thiên kiểu gen cho sinh trưởng thấp hơn rất nhiều so với giá trị các hệ số này về năng suất mủ (bảng 3.14). Giá trị thấp của các hệ số trên cho thấy hiệu quả chọn lọc về sinh trưởng trên nguồn gen IRRDB’81 sẽ không cao so với chọn lọc về năng suất. Nghiên cứu trước đây của Trần Thị Thúy Hoa (1998) trên cây lai ở giai đoạn non chủ yếu với nguồn di truyền Wickham cũng cho thấy sinh trưởng có biến thiên hẹp và hiệu quả chọn lọc thấp hơn so với năng suất.

Bảng 3.13. Sinh trưởng lúc mở cạo (Vanh thân, cm) của các tiểu nhóm địa lý trong nguồn di truyền IRRDB’81

Nhóm địa lý

Tiểu nhóm địa lý

SGLK94 1 SGLK96 2 SGCS97 3 N Trung bình N Trung bình N Trung bình

Acre (AC)

Assis-Brasil 6 45,0 4 50,3 5 34,1

Brasileia 19 47,0 16 49,8 14 35,7

Feijo 24 46,2 15 49,8 2 30,0

Sena Madureira 43 49,5 23 50,2 7 37,1

Tarauaca 25 50,2 15 48,6 1 25,1

Xapuri 7 46,7 7 52,5 3 37,0

Mato Grosso (MT)

Aracatuba 15 41,1 6 39,5 - -

Cartriquacu 81 45,4 37 44,9 29 39,8

Itanba 51 45,1 26 45,1 24 43,1

Vila Bela 6 51,0 4 51,4 3 47,3

Rondonia (RO)

Ariquemes 7 45,4 4 53,7 9 43,6

Calama 17 49,7 8 55,1 10 44,6

Costa Marques 23 47,7 12 45,2 6 43,0

Jaru 13 50,8 8 53,6 9 38,5

Jiparana 7 51,8 3 51,4 8 35,7

Ouro Preto 5 48,6 4 42,2 2 32,8

Pimenta Bueno 12 46,0 8 44,0 5 40,2

LSD 0,05 4,7 6,0 8,4

1 Vanh thân (cm) tháng 4/2002

2 Vanh thân (cm) tháng 4/2004

3 Vanh thân (cm) tháng 4/2005

Bảng 3.14. Hệ số biến thiên kiểu hình và hệ số biến thiên kiểu gen cho sinh trưởng của nguồn di truyền IRRDB’81

Thông số SGLK91 SGLK94 SGLK96 SGCS97

Phương sai kiểu hình σ 2p 87,8 47,8 51,9 79,3

Phương sai kiểu gen σ 2g 45,7 19,7 31,7 31,3

Phương sai do môi trường σ 2e 42,0 28,1 20,2 48,0 Hệ số biến thiên kiểu hình (PCV%) 21,6 14,7 15,0 22,5 Hệ số biến thiên kiểu gen (PCG%) 15,6 9,5 11,8 14,1

Số mẫu giống IRRDB’81 (N) 120 361 200 139

Kết quả đánh giá về sinh trưởng cho hai dạng vật liệu sưu tập của nguồn gen IRRDB’81 (từ hạt và từ cành ghép) trên thí nghiệm SGLK91 cho thấy, sinh trưởng trung bình cũng như sinh trưởng tối đa lúc mở miệng cạo của các mẫu giống thuộc nguồn vật liệu sưu tập từ hạt cao hơn một cách có ý nghĩa so với các mẫu giống thuộc nguồn vật liệu sưu tập từ cành ghép trên các cây mẹ (bảng 3.15). Tương tự như đối với đặc tính năng suất mủ, rõ ràng không cần thiết phải nghiên cứu đánh giá hoặc sử dụng riêng biệt cho hai dạng vật liệu di truyền này của nguồn gen IRRDB’81.

Bảng 3.15. Sinh trưởng nguồn gen IRRDB’81 sưu tập từ hạt và từ cành ghép trên thí nghiệm SGLK91

Loại vật liệu

sưu tập N

Vanh thân lúc mở cạo (cm, 4/1999)

Hệ số lệch (Sk) Trung bình Thấp nhất Cao nhất CV%

Từ hạt 1 30 50,5 a 40,5 73,9 14,2 1,29

Từ gỗ ghép 2 90 40,9 b 25,3 58,2 16,8 0,20

*Các số liệu có cùng mẫu tự đi kèm khác biệt không ý nghĩa ở mức P<0,05

1Được sưu tập ngẫu nhiên

2Được lấy từ các cây cao su rừng ghi nhận có năng suất cao

Dựa trên kết quả đánh giá về sinh trưởng có thể xác định được một số mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81 có sinh trưởng rất khỏe so với các dòng vô tính đối chứng thuộc nguồn di truyền Wickham được trồng phổ biến trong sản xuất trong thời kỳ nghiên cứu, gồm GT 1 cho các thí nghiệm ở Đông Nam bộ và RRIM 712 ở Tây Nguyên, cho dù hiệu quả chọn lọc về sinh trưởng có thấp hơn so với hiệu quả chọn lọc về năng suất mủ do biến thiên kiểu gen về đặc tính này thấp hơn. Một số mẫu giống của nguồn gen IRRDB’81 rất đáng chú ý về sinh trưởng như: RO 24/58 có sinh trưởng lúc mở miệng cạo mủ bằng 140% GT 1, RO 32/104 bằng 142,8% GT 1 và nhất là MT 29/68 bằng 123,4% RRIM 712 trong điều kiện Tây Nguyên (bảng 3.16).

Bảng 3.16. Các mẫu giống IRRDB’81 có sinh trưởng hàng đầu

Thí nghiệm Mẫu giống IRRDB’81 Sinh trưởng 1 % đối chứng

SGLK91 RO 20/100 74,0 133,5

GT 1 đối chứng 55,4 100,0

SGLK94 RO 32/104 68,7 142,8

AC 37/83 62,8 130,6

AC 4/55 62,4 129,7

MT 30/48 62,0 128,9

AC 4/43 61,8 128,4

AC 55/108 61,6 128,1

AC 43/44 60,3 125,4

GT 1 đối chứng 48,1 100,0

SGLK96 RO 24/58 67,2 140,0

AC 55/8 64,3 133,9

AC 42/12 63,0 131,3

AC 40/47 62,6 130,3

RO 32/57 62,6 130,3

AC 64/137 59,9 124,8

GT 1 đối chứng 48,0 100,0

SGCS97 MT 29/68 58,0 123,4

RRIM 712 đối chứng 47,0 100,0

1 Vanh thân lúc mở cạo (cm)

Thông thường khi cây cao su được đưa vào khai thác, tốc độ tăng trưởng của cây sẽ chậm lại do có sự phân chia chất đồng hóa trong cây cho cả quá trình tăng trưởng lẫn quá trình sản sinh mủ cao su. Trong những năm đầu của quá trình khai thác, tăng trưởng ít có quan hệ với năng suất do hệ thống ống mủ vẫn còn đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn về sau của quá trình khai thác, vanh thân sẽ đóng góp quan trọng vào năng suất mủ do hệ thống ống mủ trong bộ phận vỏ cây lúc này đã ổn định, vì vậy cây có vanh thân lớn sẽ có số lượng ống mủ nhiều hơn (Ho, 1975). Do đó, tăng trưởng trong khi cạo là một chỉ tiêu phụ liên quan đến sản lượng vào giai đoạn trưởng thành hoàn toàn của cây cao su, cũng đồng thời là chỉ tiêu quan hệ đến khả năng cho gỗ sau khi hết chu kỳ khai thác.

Nhìn chung, nguồn gen IRRDB’81 thể hiện xu hướng tăng trưởng trong khi cạo từ tương đương đến cao hơn nguồn di truyền đã được thuần hóa hoặc cải tiến

tuy sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở thí nghiệm SGLK96 (bảng 3.17). Ở nguồn gen IRRDB’81 vốn có năng suất mủ thấp, có lẽ sự phân bổ chất đồng hóa của quá trình quang hợp trong cây đã diễn ra theo hướng thuận lợi hơn cho quá trình sinh trưởng. Trong khi đó ở các nhóm di truyền đã được cải tiến lâu dài theo hướng năng suất mủ cao (Wickham, Lai hoa), quá trình chọn lọc này đã diễn ra theo hướng thuận lợi hơn cho sản sinh mủ cao su, vì vậy sinh trưởng trong khi cạo bị hạn chế hơn. Giữa các nhóm địa lý trong nguồn gen hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ giữa nhóm Rondonia và Acre trên thí nghiệm SGLK91 và giữa nhóm Mato Grosso và Acre trên thí nghiệm SGCS97 (bảng 3.17).

Bảng 3.17. Tăng trưởng trong khi cạo (Tăng vanh thân, cm/năm) của các nguồn gen Nguồn di

truyền

SGLK91 SGLK94 SGLK96 SGCS97

N T. Bình N T. Bình N T. Bình N T. Bình

IRRDB’81 86 2, 9 359 2,4 178 3,5 129 2,9

AC 16 2,6 123 2,7 78 3,8 27 2,2

MT 13 2,0 152 2,1 60 3,1 55 3,3

RO 57 3,2 84 2,4 40 3,6 47 2,8

Wickham 4 2,9 3 1,7 5 1,7 12 2,6

Nam Mỹ 9 2,5 - - 11 3,4 14 2,5

WA1 - - - 6 2,9

Lai Hoa - - - 28 2,8

LSD 0,05 1,0 0,7 0,9 0,7

* So sánh giữa các nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81 với các nguồn gen khác SGLK91: Trung bình tăng vanh thân trong khi cạo 1999 – 2004; SGLK94: 2002 – 2009;

SGLK96: 2004 – 2008; SGCS97: 2005 - 2009

1 Cây lai giữa Wickham và Amazone không thuộc nguồn IRRDB’81

Đánh giá mức độ tăng trưởng trong khi cạo giữa các tiểu nhóm địa lý của nguồn di truyền IRRDB’81 trên các thí nghiệm cũng không cho thấy sự khác biệt mang tính qui luật về chỉ tiêu này. Mặc dù vậy, cũng ghi nhận để tham khảo một số tiểu nhóm địa lý có tăng trưởng trung bình trong khi cạo cao đáng kể trên một số thí nghiệm như AC/Tarauaca, AC/Xapuri và MT/Vila Bela (bảng 3.18).

Bảng 3.18. Tăng trưởng trong khi cạo (Tăng vanh thân, cm/năm) của các tiểu nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81

Nhóm

địa lý Tiểu nhóm địa lý

SGLK94 SGLK96 SGCS97

N Trung bình N Trung bình N Trung bình

Acre (AC)

Assis-Brasil 6 2,1 4 3,5 4 2,3

Brasileia 19 2,6 16 3,7 12 2,4

Feijo 24 2,4 14 3,4 1 1,8

Sena Madureira 42 2,9 22 3,7 6 2,2

Tarauaca 25 2,8 15 4,2 1 0,9

Xapuri 7 2,3 7 4,2 3 1,9

Mato Grosso (MT)

Aracatuba 15 1,7 2 2,4 - -

Cartriquacu 80 2,0 32 2,8 28 3,0

Itanba 51 2,4 22 3,4 24 3,5

Vila Bela 6 2,7 4 4,3 3 4,6

Rondonia (RO)

Ariquemes 7 2,6 4 3,2 9 3,1

Calama 17 2,4 8 3,1 10 3,0

Costa Marques 23 2,3 11 3,6 6 2,8

Jaru 13 2,6 7 3,8 9 2,7

Jiparana 7 2,7 3 3,6 8 2,4

Ouro Preto 5 2,4 3 3,0 1 2,3

Pimenta Bueno 12 1,8 4 3,4 4 2,5

LSD 0,05 0,7 1,4 1,5

SGLK91: Trung bình tăng vanh thân trong khi cạo 1999 – 2004; SGLK94: 2002 – 2009;

SGLK96: 2004 – 2008; SGCS97: 2005 - 2009

Độ dầy vỏ nguyên sinh được cho là có tương quan thuận với năng suất, do vỏ là nơi hiện diện các vòng ống mủ là bộ phận sản sinh cao su trong cây (Ho, 1975, 1979). Vì vậy, một dòng vô tính cao su có độ dầy vỏ cao cũng đáng được quan tâm vì có sự tương quan thuận giữa độ dầy vỏ nguyên sinh với số lượng vòng ống mủ và mật độ ống mủ (Gomez, 1982). Tuy nhiên tương quan trực tiếp giữa độ dầy vỏ nguyên sinh và năng suất mủ ở các nghiên cứu khác nhau thường cho những kết quả không đồng nhất. Ho (1975) cho rằng trong giai đoạn đầu của chu kỳ khai thác mủ (5 năm thu hoạch đầu tiên), hệ thống ống mủ còn đang tiếp tục phát triển, do đó có thể tương quan giữa độ dầy vỏ nguyên sinh và năng suất mủ không ổn định; tuy nhiên sau đó khi hệ thống ống mủ đã phát triển hoàn toàn thì cây có độ dầy vỏ cao

hơn sẽ có số lượng vòng ống mủ nhiều hơn khi đó tương quan giữa độ dầy vỏ và năng suất sẽ trở nên chặt chẽ. Về mặt thực tiễn, một dòng vô tính cao su có độ dầy vỏ cao hơn sẽ dễ dàng hơn cho thao tác cạo mủ vì làm giảm nguy cơ cạo phạm vào tượng tầng của vỏ.

Nhìn chung giữa các nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81 trên các thí nghiệm không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ dầy vỏ nguyên sinh (bảng 3.19). So với các nhóm di truyền đã được cải tiến (Wickham, Lai hoa), các nhóm địa lý của nguồn gen IRRDB’81 có xu hướng kém hơn về độ dầy vỏ nguyên sinh. Kết quả nghiên cứu trước đây trên cho một bộ phận khác của nguồn gen IRRDB’81 tại Việt Nam cũng ghi nhận kết quả tương tự (Lại Văn Lâm, 1995). Nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc cũng cho thấy, nhìn chung các mẫu giống của nguồn gen IRRDB’81 có độ dầy vỏ nguyên sinh cũng như số lượng vòng ống mủ trong vỏ thấp hơn rất nhiều so với dòng vô tính Wickham, RRIM 600 (Zeng và ctv, 2005).

Bảng 3.19. Độ dầy vỏ nguyên sinh (mm) của các nguồn di truyền Nguồn di

truyền

SGLK91 SGLK94 SGLK96 SGCS97

N T. Bình N T. Bình N T. Bình N T. Bình

IRRDB’81 111 7,7 361 6,7 177 5,8 106 6,0

AC 17 7,4 124 6,5 78 6,0 15 6,1

MT 22 7,3 153 6,7 59 5,8 50 6,0

RO 72 7,9 84 6,9 40 5,8 41 5,9

Wickham 4 9,8 3 7,5 5 6,2 12 6,5

Nam Mỹ 11 7,5 - - 11 5,7 9 5,6

WA1 - - - 6 6,2

Lai Hoa - - - 27 6,2

LSD 0,05 0,9 0,7 0,5 0,4

*So sánh giữa các nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81 với các nguồn gen khác SGLK91: đo 4/2005 (năm tuổi 14); SGLK94: đo 4/2005 (năm tuổi 11)

SGLK96: đo 4/2004 (năm tuổi 8); SGCS97: đo 4/2005 (năm tuổi 8)

1 Cây lai giữa Wickham và Amazone không thuộc nguồn IRRDB’81

Tương tự như tăng trưởng trong khi cạo, sự khác biệt giữa các tiểu nhóm địa lý về độ dầy vỏ nguyên sinh không thể hiện qui luật rõ rệt để cho thấy ưu thế của các tiểu nhóm địa lý nhất định nào đối với chỉ tiêu này (bảng 3.20).

Bảng 3.20. Độ dầy vỏ nguyên sinh (mm) của các tiểu nhóm địa lý trong nguồn di truyền IRRDB’81

Nhóm địa lý

Tiểu nhóm địa lý

SGLK94 SGLK96 SGCS97

N Trung bình N Trung bình N Trung bình

Acre (AC)

Assis-Brasil 6 6,3 4 5,8 2 6,0

Brasileia 1

9

6,4 16 6,0 8 6,0

Feijo - - 14 5,9 - -

Sena Madureira 4 3

6,4 22 6,1 4 6,1

Tarauaca 2

5

6,5 15 5,7 - -

Xapuri 7 7,7 7 6,1 1 6,9

Mato Grosso (MT)

Aracatuba 1

5

6,4 2 5,5 - -

Cartriquacu 8 1

6,7 32 5,7 24 5,9

Itanba 5

1

6,9 21 6,1 23 6,1

Vila Bela 6 7,4 4 5,7 3 6,7

Rondonia (RO)

Ariquemes 7 6,6 4 5,8 9 5,9

Calama 1

7

7,0 8 5,4 9 6,0

Costa Marques 2 3

6,9 11 6,3 6 3,7

Jaru 1

3

7,0 7 5,4 7 5,6

Jiparana 7 6,4 3 5,8 5 5,6

Ouro Preto 5 6,5 3 5,9 1 6,0

Pimenta Bueno 1 2

7,1 4 5,7 4 6,2

LSD 0,05 0,6 0,7 0,8

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NÔNG HỌC – DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN DI TRUYỀN IRRDB’81 TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY CAO SU (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)