Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.3. Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp tiếng việt của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số
1.4.3. Con đường phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số
1.4.3.1. Thông qua tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động giáo dục trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, quan trọng ở các trường học hiện nay. Tùy theo nội dung, chương trình của từng môn học, từng loại hình hoạt động, giáo viên có thể lựa chọn các kỹ năng giao tiếp tiếng việt có thể tích hợp lồng ghép một cách thích hợp, vừa sức với tuổi HS tiểu học người dân tộc thiểu số, tránh khiên cưỡng và quá tải trong phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh. Giáo viên có thể lựa chọn hình thức kết hợp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt trong giảng dạy thông qua các môn học chiếm ưu thế và liên quan trong phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt như môn: Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, giáo viên có thể tiến hành phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh. Giáo viên cần thiết kế chu đáo các bài tập tình huống về giao tiếp để lồng ghép, rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho người học. Thông qua việc giáo dục tích hợp, HS sẽ hứng thú, thoải mái, hưng phấn, nhẹ nhàng, tự nhiên... trong việc tiếp thu những kỹ năng giao tiếp được tích hợp. Việc tích hợp giáo dục này sẽ làm tăng chất lượng giảng dạy của môn học và đặc biệt hoạt động giáo dục, sẽ có hiệu quả cao bởi khả năng chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện.
Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung phát triển KNGT trong chương trình dạy học, giáo dục HS thông qua dạy học trên lớp với các môn học có ưu thế không chỉ thực hiện được các mục tiêu vốn có của bài học gắn với môn học mà còn giúp học sinh hiểu, trải nghiệm được các kỹ năng giao tiếp tiếng việt gắn với bài học, trên cơ sở đó học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số hình thành được các kỹ năng giao tiếp của mình. Như vậy, ta thấy hoạt động động dạy học trên lớp là điều kiện và con đường tốt nhất để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Yêu cầu trong việc lồng ghép, tích hợp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt phải không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn học cũng như nội dung hoạt động GD cho HS. Giáo viên phải có năng lực, kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép, tích hợp; biết xác lập các mục tiêu của bài
giảng và nội dung phát triển KNGT tiếng việt dự kiến đưa vào; xác định phù hợp các nội dung phát triển KNGT tiếng việt tích hợp vào nội dung bài học có ưu thế; giáo viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức sâu và rộng, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đặc biệt phải phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh cần có thái độ, hứng thú tích cực đối với các môn học và những nội dung phát triển KNGT tiếng việt được tích hợp trong bài học. Những kiến thức lồng ghép, tích hợp trong bài học có ưu thế cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số cần đơn giản dễ hiểu, gắn với đặc thù địa phương và thói quen vùng miền phù hợp với học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Trong giờ học giáo viên cần tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tăng sự tương tác của người học, thúc đẩy khả năng sáng tạo, chủ động, tích cực của người học. Đẩy mạnh hoạt động thuyết trình bài học của học sinh, thông qua đó rèn luyện kỹ năng thuyết trình điều này sẽ giúp học sinh người DTTS nâng cao được kỹ năng giao tiếp, tự tin và dễ dàng hòa nhập hơn ở môi trường tiểu học.
Việc thuyết trình trước lớp, trước một nhóm đông người, thật sự là một thử thách khó khăn đối với học sinh tiểu học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình giúp đỡ học sinh và cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản để áp dụng trong giao tiếp. Thông qua thuyết trình, học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm về cách nói trước đám đông: định hình phong cách, lời nói, cử chỉ hành động, rèn luyện ngôn ngữ cơ thể khi đứng trước lớp để bài nói trở nên hấp dẫn. Bên cạnh đó, để có một bài thuyết trình tốt, việc chuẩn bị về nội dung và dự đoán các tình huống có thể xảy đến là không thể thiếu. Học sinh tiểu học nếu được tham gia hoạt động thuyết trình thường xuyên còn có thể học được tính nghiêm túc, cẩn thận trong từng cử chỉ và lời nói - là điều cực kì quan trong để giao tiếp tiếng việt thành công. Ngoài ra, trong quá trình thuyết trình, học sinh sẽ phải quan sát biểu hiện của người nghe để điều chỉnh bài nói của mình phù hợp - đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp việc giao tiếp tiếng việt thành công.
Nếu hoạt động thuyết trình giáo dục học sinh khả năng giao tiếp tiếng việt trước một nhóm đông người thì làm việc nhóm giáo dục học sinh cách giao tiếp tiếng việt trong một nhóm nhỏ, cách làm việc với các thành viên trong cùng một đội. Khi làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm thường xuyên phải bàn bạc, thảo luận và trao đổi các phần công việc để đảm bảo bài tập đươc hoàn thành đúng hạn. Bên cạnh đó, khi làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm cần phải thảo luận và bàn bạc giữa rất nhiều
“cái tôi” cá nhân để đưa ra được một ý kiến thống nhất, đại diện cho tập
thể. Rèn luyện cho học sinh tiểu học khả năng bảo vệ ý kiến và thuyết phục bằng tiếng việt để các thành viên trong nhóm nghe theo ý kiến của mình hay tìm được cách phản biện một cách khéo léo, tránh mất lòng các thành viên khác trong nhóm.
Khi đánh giá kết quả môn học và kết quả hoạt động giáo dục tích hợp, giáo viên cần xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục lồng ghép kỹ năng giao tiếp tiếng việt và cần phản hồi thông tin tới người học, tới phụ huynh về kỹ năng giao tiếp tiếng việt của học sinh.
1.4.3.2. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt
Ngoài việc tích hợp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt thông qua việc giảng dạy các môn học có ưu thế, còn có các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động này gắn bó chặt chẽ với các hình thức giáo dục qua dạy học giúp học sinh không những củng cố, mở rộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện được hành vi, kỹ năng thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thi tìm hiểu, thuyết trình theo chủ đề, xử lý tình huống, các hoạt động tham quan dã ngoại, xâm nhập thực tế sẽ giúp cho học sinh tiếp cận với thực tế, đi sâu vào một chủ đề và làm quen với các tình huống thực tiễn trong đời sống. Những hoạt động này thường thu hút và gây hưng phấn trong HS, tạo điều kiện để HS thực hành và tăng cường những kỹ năng giao tiếp tiếng việt theo những cách thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng vùng. Trên cơ sở đó, HS sẽ tiếp thu nhanh, vững chắc, ấn tượng với kiến thức được giáo dục. Vì vậy, giáo viên cần kết hợp lồng ghép việc phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt với các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách thích hợp và hiệu quả. Trong các hoạt động trên, dùng phương pháp đóng vai hay tổ chức trò chơi sẽ thu được kết quả cao trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số.
Hình thức tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt phải mang tính hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học vùng người dân tộc thiểu số. Yêu cầu trong hình thức tổ chức giáo dục là phải đa dạng, phong phú, tránh gây nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn đối với người học, đồng thời nó phải có tác dụng kích thích tính tích cực tham gia của học sinh. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng là một trong những con đường cơ bản và quan trọng trong phát triển KNGT cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn luyện cho học sinh những kĩ năng giao tiếp tiếng việt, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản, trong đó có kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kĩ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô hoặc tập thể giao cho. Thông qua việc rèn luyện các kỹ năng nên trên thì kỹ năng giao tiếp tiếng việt của học sinh tiểu học người DTTS sẽ được cải thiện rất nhiều.
1.4.3.3. Thông qua tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số
Giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh không chỉ trong học tập, trong sinh hoạt Đội mà cả trong cả các hoạt động tập thể, bao gồm:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu giờ.
Nhà trường là nơi giáo dục kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học trở thành kỹ năng sống trong học tập khi ở nhà trường và cuộc sống ngoài xã hội sau này. Tuy nhiên vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp tiếng việt trong cuộc sống của giới trẻ, trong đó có học sinh, còn nhiều hạn chế. Kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người DTTS qua các hoạt động sinh hoạt tập thể như sau:
-Giáo dục kĩ năng giao tiếp tiếng việt trong sinh hoạt đội
Hoạt động đội là hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh.
Chính hoạt động đội đã giúp các em thấy mình dường như lớn lên, trưởng thành hơn, vào đội các em được giao lưu, học hỏi với các bạn đội viên khác trong trường, được hoạt động chung, được tham gia các phong trào, các cuộc thi do đội tổ chức như: thi văn nghệ, thi phụ trách sao giỏi, thi chúng em là học sinh tiểu học. Qua hoạt động đội rèn cho các em nhiều kĩ năng giao tiếp tiếng việt mới đó là giao tiếp với các anh chị phụ trách chi đội, các đội viên, các dao, giao tiếp vơi các bạn trong ban chỉ huy liên đội, tạo cho các em giao tiếp trong các mối quan hệ đa dạng hơn. Giáo dục kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học sao cho phù hợp trong các tình huống của môi trường mới mà người đội viên tham gia.
-Rèn kỹ năng giao tiếp tiếng việt qua sinh hoạt của các Câu lạc bộ
Đây là hoạt động trọng tâm của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp tiếng việc cho học sinh tiểu học, vì qua hoạt động với các thành viên trong Câu lạc bộ, học sinh mới bộc lộ hết khả năng, tính cách trong giao tiếp của từng cá nhân. Các thầy cô giáo cần thường xuyên tham dự cùng học sinh để kịp thời giáo dục, nhắc nhở về những hành vi, ngôn phong trong giao tiếp tiếng việt Tuỳ theo từng Câu lạc bộ, tổ chức nội dung sinh hoạt phù hợp. Cụ thể: Câu lạc bộ Cờ vua, đá cầu cho học sinh thi đấu giao hữu với hình thức cá nhân. Câu lạc bộ vẽ tranh, bóng đá: hoạt động cá nhân hoặc nhóm, câu lạc bộ văn nghệ, kể chuyện.
Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, các học sinh thể hiện rõ tính cách trong giao tiếp ứng xử, giáo viên sẽ theo dõi sát, sẵn sàng yêu cầu dừng cuộc chơi nếu phát hiện tình huống xưng hô. Dần dần các em mạnh dạn nhận xét những hành vi ứng xử trên là chưa tốt, chưa hay và các em tự hứa nhắc nhở nhau để không có những hành vi, cách xưng hô chưa hay, chưa đúng như thế trong mọi tình huống. Sau quá trình rèn luyện học sinh sẽ có chuyển biến rõ rệt trong cách giao tiếp xưng hô, tính hợp tác.
-Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tập thể khác
Đối với học sinh tiểu học người DTTS khi đến trường các em vừa được học tập và vui chơi, Hoạt động tập thể là một hoạt động cần thiết. Vì thế giáo viên cần chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học không chỉ trong học tập, trong sinh hoạt đội mà còn phải chú ý rèn kĩ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh trong cả các hoạt động tập thể.
Trong các hoạt động này học sinh là người thực hiện. Để rèn được kĩ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh, giáo viên cùng sinh hoạt với học sinh, lắng nghe đồng thời hướng học sinh giao tiếp tiếng việt một cách lịch sự, không chỉ chích nhau trong tiết sinh hoạt mà chỉ khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo. Đồng thời biết lắng nghe ý kiến của nhau, giao tiếp cởi mở, thân thiện.
Hoạt động tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể cũng là một trong những con đường phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Đặc trưng của tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể cho học sinh tiểu học là lấy tập thể làm môi trường giáo dục, lôi cuốn các em vào phong trào hoạt động chung của tập thể. Với các hình thức như lao động, vui chơi, hoạt động xã hội tập thể và các mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tự rèn luyện, biến những yêu cầu giáo dục thành hành vi, kỹ năng tương ứng. Trong sinh hoạt tập thể,
học sinh được rèn luyện, biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ, hợp tác với nhau giúp học sinh được tự tin, mạnh dạn hòa đồng với tập thể.
Nội dung tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể rất phong phú và đa dạng, giúp các học sinh phát triển KNGT tiếng việt thông qua việc tổ chức sinh hoạt tập thể như:
Hoạt động theo chủ điểm gắn kết với học sinh tiểu học như ngày truyền thống nhà trường, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, kính yêu Bác Hồ...; Các trò chơi tìm hiểu về xã hội, về tự nhiên, về khoa học; Qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao như: Sinh hoạt văn nghệ hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch, xem phim...; Hoạt động lao động công ích: Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng; Các hoạt động vì môi trường xanh, sạch, đẹp… có như vậy với gắn kết các em lại thành một tập thể mạnh, một người vì mọi người. Quan trọng hơn cả là rèn luyện tinh thần tập thể, đồng đội, giúp các em đoàn kết, thương yêu, chia sẻ, cảm thông, hòa đồng mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.
1.4.3.4. Thông qua tổ chức các hoạt động xã hội, huy động nhiều nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số
Nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt chính là con người trong môi trường giáo dục, sức mạnh của tổ chức, tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình phát triển KNGT tiếng việt. Huy động được nhiều nguồn lực, tổng hợp được nhiều sức mạnh cùng những yếu tố khác trong hoạt động giáo dục của nhà trường thì mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt sẽ được thực hiện thành công.
Tài chính và cơ sở vật chất là nguồn lực rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn trong các hoạt động giáo dục, cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho HS. Nếu không có đủ nguồn lực này sẽ thực sự khó khăn trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Vì vậy, chính quyền, các tổ chức, nhà trường cần tăng cường hỗ trợ nguồn tài chính, đầu tư cơ sở vật chất đối với hoạt động dạy học và hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh. Trên cơ sở nguồn lực tài chính, điều kiện vật chất, nhà trường và giáo viên sẽ triển khai, tổ chức các hoạt động phù hợp, chương trình và hoạt động giáo dục sẽ không bị cắt xén, các nội dung trong các hoạt động giáo dục được thực hiện đầy đủ, qua đó chất lượng, hiệu quả của phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt sẽ được được đảm bảo chất lượng và nâng cao.