Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 101 - 105)

Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

* Mục đích khảo sát

Nhằm xác định mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

* Đối tượng khảo sát

Xin ý kiến của 90 CBQL và giáo viên ở 7 trường khảo sát về mức độ cấp thiết và tính khả thi của biện pháp phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

* Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi xin ý kiến CBQL và giáo viên về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

* Kết quả khảo sát

Để đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 3, qua xử lý kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp Mức độ cấp thiết

STT Biện pháp Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp

thiết

SL % SL % SL %

Tổ chức nâng cao nhận thức cho

1 giáo viên, phụ huynh học sinh về 80 88.9 10 11.1 0 0.0 tầm quan trọng của việc phát triển

KNGT tiếng việt.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực

2 cua người học nhằm tăng cường 82 91.1 8 8.9 0 0

kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

Tổ chức các hoạt động trong nhà

3 trường theo hướng tăng cường 75 83.3 15 16.7 0 0 tính tự chủ của học sinh trong quá

trình giao tiếp tiếng việt.

Chỉ đạo tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm mở rộng đối tượng,

4 phạm vi, nội dung giao tiếp tiếng 78 86.7 12 13.3 0 0 việt cho HS tiểu học người dân tộc

thiểu số.

Tăng cường phối hợp giữa nhà

5 trường, gia đình và cộng đồng 73 81.1 17 18.9 0 0 trong việc thực hiện giáo dục kỹ

năng giao tiếp cho học sinh.

Qua bảng số liệu cho thấy 100% CBQL và giáo viên chọn mức độ rất cấp thiết và ít cấp thiết ở các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT tiếng việt; tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số; Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số; Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong quá trình giao tiếp tiếng việt; Tăng cường tổ

chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp tiếng việt cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số theo các chuẩn mực ứng xử hành vi của học sinh; Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh cho thấy các biện pháp xây dựng trong luận văn là phù hợp và cấp thiết trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Để đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 3, qua xử lý kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp Tính khả thi

STT Biện pháp Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

Tổ chức nâng cao nhận thức

1 cho giáo viên, phụ huynh học 73 81.1 17 18.9 0 0.0 sinh về tầm quan trọng của việc

phát triển KNGT tiếng việt.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích

2 cực cua người học nhằm tăng 81 90.0 9 10.0 0 0

cường kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

Tổ chức các hoạt động trong nha

3 trường theo hướng tăng cường 79 87.8 11 12.2 0 0

tính tự chủ của học sinh trong quá trình giao tiếp tiếng việt.

Chỉ đạo tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm mở rộng đối

4 tượng, phạm vi, nội dung giao 76 84.4 14 15.6 0 0 tiếp tiếng việt cho HS tiểu học

người dân tộc thiểu số.

Tăng cường phối hợp giữa nhà

5 trường, gia đình và cộng đồng 70 77.8 20 22.2 0 0 trong việc thực hiện giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

Tuy mức độ đánh giá khả thi của các biện pháp thấp hơn so với mức độ đánh giá mức cấp thiết, nhưng không có biện pháp nào bị đánh giá là không khả thi. Chứng tỏ 05 biện pháp mà tác giả đề xuất là khả thi với việc phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những nguyên tắc đề xuất biện pháp, tác giả đã xây dựng được 05 biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên bao gồm:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT tiếng việt.

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cua người học nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động trong nha trường theo hướng tăng cường tính tự chủ của học sinh trong quá trình giao tiếp tiếng việt.

Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp tiếng việt cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số.

Biện pháp 5: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

Dựa trên các biện pháp đã xây dựng tiến hành khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đưa ra, kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp do luận văn xây dựng được CBQL và giáo viên đánh giá cao về tính khả thi, mức độ cấp thiếp của việc triển khai tại trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Điều đó, chứng minh giả thuyết khoa học là đúng đắn.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w